Xoắn khuẩn giang mai là một loại vi khuẩn gây ra bệnh giang mai có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Việc hiểu rõ về đặc điểm nhận biết của xoắn khuẩn giang mai là rất quan trọng để có thể phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả. Chính vì vậy, bài viết này sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu thông tin cụ thể về loại xoắn khuẩn này và các lời khuyên được chuyên gia đưa ra.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Xoắn khuẩn giang mai là gì? Mối liên hệ với bệnh giang mai

Xoắn khuẩn giang mai (tên tiếng Anh: Treponema pallidum) là một loại vi khuẩn có tính chất gram âm, tức là nó không giữ màu tím khi được nhuộm theo phương pháp Gram staining, thuộc họ Spirochaetaceae. Xoắn khuẩn này có hình dạng xoắn dài, có kích thước nhỏ hơn so với nhiều loại vi khuẩn khác và có khả năng di chuyển bằng cách xoắn lại quanh chính nó. Xoắn khuẩn giang mai là nguyên nhân chính gây ra bệnh giang mai – một bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Xoắn khuẩn giang mai

Xoắn khuẩn giang mai

Xoắn khuẩn giang mai có thể lây nhiễm ở cả nam và nữ qua nhiều con đường khác nhau như:

icon Quan hệ tình dục không an toàn: xoắn khuẩn gây bệnh giang mai lây truyền trực tiếp thông qua các hoạt động quan hệ tình dục nhưng không sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su hoặc quan hệ tình dục với nhiều đối tượng khác nhau cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.

icon Chia sẻ dụng cụ cá nhân: việc sử dụng chung các dụng cụ tình dục (như đồ chơi tình dục) hoặc vật dụng cá nhân khác như khăn mặt, bàn chải răng, cốc, tô chén, dao cạo râu,… cũng có thể dẫn đến lây nhiễm xoắn gây bệnh giang mai.

icon Lây nhiễm trực tiếp xoắn khuẩn từ người bệnh: xoắn khuẩn giang mai có nhiều khả năng lây nhiễm qua lớp da, niêm mạc hoặc máu của người nhiễm bệnh. Nhất là những bác sĩ, y tá hoặc người chăm sóc cho bệnh nhân giang mai là có nguy cơ lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai cao nhất.

icon Từ mẹ sang con: xoắn khuẩn giang mai cũng có thể lây truyền từ người mẹ sang con qua đường sinh dục trong quá trình sinh nở thông thường, nếu không được điều trị kịp thời thì rủi ro này sẽ càng tăng cao. Trẻ nhỏ sinh ra còn phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng từ giang mai như viêm màng não, mù lòa, bại liệt, điếc hoặc bị dị tật bẩm sinh.

Xem thêm: Bệnh giang mai bẩm sinh: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Đặc điểm nhận biết của xoắn khuẩn giang mai

Xoắn khuẩn gây bệnh giang mai có hình dạng xoắn đơn, dài khoảng 6-20 micromet và đường kính khoảng 0,2-0,5 micromet. Có khả năng di chuyển bằng cách xoắn trên chính trục của nó. Loại khuẩn giang mai này không có vỏ và bào tử, chúng sản sinh bằng cách tự phân chia làm đôi theo chiều ngang với tốc độ khoảng 30 giờ/1 lần. Xoắn giang mai khi trưởng thành thì rất dài, chúng tự gấp lại thành hình chữ V để đứt đôi và tự nhân lên số lượng.

Đặc điểm của xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum

Đặc điểm của xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum

Xoắn khuẩn gây bệnh giang mai là loại khuẩn có sức đề kháng rất yếu nên chúng dễ chết khi ra khỏi cơ thể người mà chúng ký sinh. Chỉ cần tiếp xúc với các loại thuốc sát trùng, xà phòng thông thường hoặc nhiệt độ cao là có thể làm xoắn khuẩn giang mai chết. Tuy nhiên, loại khuẩn này lại có khả năng chịu lạnh rất tốt, ngoài ra thì chúng có thể sống được nhiều năm nên có khả năng gây bệnh mạnh mẽ.

Xem thêm: Đặc điểm vi khuẩn giang mai? [Giải đáp của chuyên gia]

Triệu chứng lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai

Triệu chứng lây nhiễm khuẩn giang mai có thể khác nhau, tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể của bệnh, bao gồm:

Giai đoạn đầu

Trong giai đoạn đầu, nếu người bệnh bị lây nhiễm xoắn giang mai thì sau khoảng 3-4 tuần sẽ có thể xuất hiện triệu chứng như vết loét đau rát hoặc vết thương nhỏ, tròn hoặc oval, hơi dẹt trên cơ quan sinh dục (thường là âm đạo, âm hộ hoặc dương vật,…) nhưng tổn thương cũng có thể ở vị trí khác trên da người bệnh.

Triệu chứng xoắn khuẩn giang mai giai đoạn đầu

Triệu chứng xoắn khuẩn giang mai giai đoạn đầu

Vết loét giang mai thường có màu đỏ, gờ nổi lên và đau rát khi tiếp xúc với nước hoặc cồn y tế. Ngoài ra, người bệnh còn có thể cảm thấy đau buốt, tiểu rắt và khó chịu khi tiểu hoặc quan hệ tình dục.

Giai đoạn giữa

Ở giai đoạn giữa, các triệu chứng của xoắn khuẩn bệnh giang mai sẽ lan rộng hơn và gây ảnh hưởng đến cơ thể nhiều hơn, thời gian của giai đoạn này thường từ vài tuần đến vài tháng sau khi xuất hiện vết loét đầu tiên. Người bệnh sẽ xuất hiện những vết ban đỏ hoặc phát ban trên da và niêm mạc, bao gồm bộ phận sinh dục và các vùng da xung quanh đó.

Triệu chứng xoắn giang mai giai đoạn giữa

Triệu chứng xoắn giang mai giai đoạn giữa

Các vết ban đỏ hoặc phát ban cũng có thể sẽ xuất hiện ở các vùng ẩm ướt như môi, tay chân, ngực hoặc lưng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, sốt, chán ăn hoặc bị sưng hạch bạch huyết.

Xem thêm: Biến chứng bệnh giang mai nguy hiểm như thế nào?

Giai đoạn tiềm ẩn

Giai đoạn tiềm ẩn sẽ diễn ra khi các triệu chứng do giang mai ở giai đoạn thứ cấp qua đi. Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào. Tuy nhiên, nếu không được điều trị thì xoắn khuẩn gây ra giang mai vẫn còn tồn tại trong cơ thể và có thể phát triển thành giai đoạn nguy hiểm tiếp theo.

Triệu chứng xoắn khuẩn giang mai giai đoạn tiềm ẩn

Triệu chứng xoắn khuẩn giang mai giai đoạn tiềm ẩn

Giai đoạn cuối

Giai đoạn này diễn ra từ vài năm đến vài chục năm sau khi bị lây nhiễm xoắn giang mai (khoảng từ 2-40 năm, tùy thuộc vào sức khỏe, thể trạng và sức đề kháng của mỗi người mà triệu chứng bệnh sẽ phát ra khác nhau). Lúc này, bệnh giang mai đã phát triển nặng do xoắn khuẩn giang mai khu trú, ăn sâu và tàn phá các cơ quan nội tạng quan trọng, từ đó dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.

Triệu chứng xoắn khuẩn giang mai giai đoạn cuối

Triệu chứng xoắn khuẩn giang mai giai đoạn cuối

Những triệu chứng giang mai lúc này sẽ bao gồm đau đầu nghiêm trọng, lở loét toàn thân, viêm da mãn tính, khó thở, sốt, đau cơ, đau nhức khớp, giảm khả năng nhìn hoặc nghe, mất cảm giác tay chân, suy giảm trí nhớ, co giật, suy nhược thần kinh và suy gan suy thận,… hoặc đối mặc với nguy cơ mắc các bệnh tình dục khác như HIV.

Ngoài ra, nếu thai phụ lây nhiễm giang mai thì có thể xảy ra nhiều biến chứng sinh non, sảy thai hoặc thai lưu, không những vậy còn truyền bệnh cho trẻ khiến trẻ nhỏ bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.

Xem thêm: Thế nào là giang mai tiềm ẩn? Cách phát hiện giang mai kín

Cách chẩn đoán xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể

Xét nghiệm PCR (Polymerase Chain Reaction): Phương pháp này cho phép phát hiện và sao chép các đoạn DNA của xoắn khuẩn giang mai T. pallidum trong mẫu dịch cơ thể, giúp xác định chính xác có mặt của xoắn khuẩn trong cơ thể.

Xét nghiệm kháng nguyên: Sử dụng xét nghiệm kháng nguyên để tìm kiếm xoắn khuẩn T. pallidum trong mẫu dịch cơ thể, chẳng hạn như xét nghiệm TP-PA (Treponema pallidum particle agglutination assay). Phương pháp này cũng cho phép xác định chính xác có mặt của vi khuẩn trong cơ thể.

Xét nghiệm xoắn khuẩn giang mai

Xét nghiệm xoắn khuẩn giang mai

Xét nghiệm kháng thể: Sử dụng xét nghiệm kháng thể cho các kháng nguyên của T. pallidum như xét nghiệm RPR (Rapid Plasma Reagin) hoặc xét nghiệm VDRL (Venereal Disease Research Laboratory). Nếu kết quả dương tính, cần phải xác nhận bằng phương pháp khác như xét nghiệm TPPA (Treponema pallidum particle agglutination assay) hoặc FTA-ABS (Fluorescent Treponemal Antibody Absorption test).

Xét nghiệm vi khuẩn học: Sử dụng xét nghiệm vi khuẩn học để tìm kiếm dấu vết của xoắn T. pallidum trong mẫu dịch cơ thể như xét nghiệm dịch màng não, dịch tuyến tiền liệt hoặc máu.

Lời khuyên của chuyên gia trong việc phòng tránh lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai

Nếu thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm xoắn khuẩn bệnh giang mai hiệu quả, mọi người không những tránh được bệnh giang mai mà còn tránh được nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, sùi mào gà, HIV, viêm gan C,…

Lời khuyên của chuyên gia trong việc phòng tránh lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai

Lời khuyên của chuyên gia trong việc phòng tránh lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai

Sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ: Sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục (như dùng bao cao su) là một cách hiệu quả để giảm nguy cơ lây nhiễm xoắn khuẩn bệnh giang mai. Tuy nhiên, không phải bảo vệ tình dục nào cũng hoàn toàn hiệu quả, vì vậy người bệnh nên lựa chọn loại bảo vệ tốt và phù hợp nhất hoặc có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia trong ngành.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lây qua đường tình dục, trong đó có cả xoắn khuẩn gây bệnh giang mai. Nếu người bệnh có triệu chứng nghi ngờ là do bệnh giang mai hoặc đã từng quan hệ tình dục không an toàn với người có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao thì hãy đến bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Tránh quan hệ tình dục với nhiều người: Nếu phát sinh quan hệ tình dục với nhiều đối tượng thì sẽ không tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm xoắn giang mai. Nhiều trường hợp cơ thể không có triệu chứng của xoắn khuẩn giang mai nhưng vẫn có thể lây nhiễm bệnh.

Nếu nhận thấy bản thân hoặc bạn tình có những triệu chứng của xoắn giang mai thì nên đến ngay cơ sở thăm khám y tế chuyên khoa uy tín tại Đa Khoa Hữu Nghị để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm đảm nhận xét nghiệm chẩn đoán bệnh, từ đó có được biện pháp chữa trị phù hợp, an toàn và hiệu quả cao.

Hy vọng bài viết “Đặc điểm của xoắn khuẩn giang mai – Lời khuyên của chuyên gia” đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc quan tâm, nếu còn vấn đề hay băn khoăn nào khác thì hãy liên lạc ngay đến số tư vấn Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp bảng chat online này >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên viên y tế giải đáp cụ thể hơn, đồng thời giúp sắp xếp lịch thăm khám nhanh chóng.

Xem thêm: Xét nghiệm giang mai – phương pháp chẩn đoán chính xác bệnh giang mai