Nhiều cặp vợ chồng đã từng có thai hoặc có con trước đó không thể có con lại lần tiếp theo. Tình trạng này được các chuyên gia nhận định rằng có thể bởi vô sinh 2 (còn gọi là vô sinh nguyên phát) gây ra. Vậy “Vô sinh 2 là gì? Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa như thế nào?” sẽ được bài viết sau giải đáp cụ thể, các cặp đôi quan tâm hãy cùng theo dõi nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Vô sinh 2 là gì?

Vô sinh được định nghĩa khi một cặp vợ chồng không thể có thai sau 12 tháng quan hệ tình dục thường xuyên mà không sử dụng bất kỳ cách thức tránh thai nào. Đặc biệt, phụ nữ trên 35 tuổi, khoảng thời gian được xác định là vô sinh có thể rút ngắn hơn, chỉ còn khoảng 6 tháng.

Vô sinh được phân loại thành hai loại, bao gồm vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát. Vô sinh thứ phát là tình trạng vô sinh ở các cặp vợ chồng đã từng mang thai, sảy thai hoặc sinh con trước đó. Ngược lại, vô sinh nguyên phát là tình trạng vô sinh ở các cặp vợ chồng chưa từng trải qua thai nghén.

Trong trường hợp vô sinh 2 (vô sinh thứ phát), tâm lý chung của nhiều cặp vợ chồng thường khá chủ quan trong việc sinh thêm con, bởi họ cho rằng lần sinh con tiếp theo sẽ diễn ra giống như lần đầu. Nhưng trên thực tế, nhiều cặp vợ chồng cảm thấy bất ngờ và bối rối khi phải đối mặt với tình trạng vô sinh thứ phát của mình. Lúc này, những triệu chứng vô sinh 2 ở người vợ hoặc chồng có thể xảy ra như:

Vô sinh 2 là gì?

Vô sinh 2 là gì?

  • Ở phụ nữ

– Người vợ có tình trạng rối loạn kinh nguyệt, bị mất kinh nhiều tháng hoặc rong kinh trên 10 ngày; hiện tượng thống kinh; kinh nguyệt ra ít (không đủ thấm ướt trên băng vệ sinh, số lượng băng vệ sinh sử dụng ít hơn so với những lần kinh nguyệt trước); kinh nguyệt chỉ kéo dài trong vòng 2 – 3 ngày rồi hết hẳn; kinh nguyệt có màu đen hoặc bị vón cục…

– Người vợ luôn cảm thấy mệt mỏi, mất sức; có thể đang trong tình trạng béo phì hay suy dinh dưỡng; da xanh xao hoặc vàng vọt; thường xuyên nhức đầu chóng mặt… Tuy những triệu chứng này không phải là dấu hiệu vô sinh đặc trưng nhưng lại là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác có thể gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, chẳng hạn như bệnh về gan, thận, tim mạch, nội tiết…

– Người vợ không có biểu hiện bất thường đã nêu trên, quan hệ vợ chồng đều đặn (từ 2 – 3 lần/tuần) và không áp dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào nhưng vẫn không có thai – đây là dấu hiệu rõ nhất của tình trạng vô sinh.

  • Ở nam giới

– Người chồng có những biểu hiện bất thường ở tinh trùng và tinh dịch, chẳng hạn như số lượng tinh trùng ít, tinh dịch lỏng như nước hoặc có màu sắc bất thường, tinh trùng bị vón cục, xuất tinh rất ít dưới 2ml…

– Người chồng có tình trạng rối loạn cương dương (khó khăn khi cương cứng, không thể duy trì cương cứng, cương cứng không đúng thời điểm) hoặc giảm ham muốn tình dục, không thể xuất tinh khi đạt hưng phấn…

– Người chồng có thể xuất hiện của các vấn đề bất thường ở cơ quan sinh dục như sưng đỏ và đau nhức ở dương vật; chảy dịch mủ ở niệu đạo;, teo tinh hoàn, đau nhức tinh hoàn,… đều có thể là dấu hiệu của các bệnh lý gây ra viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục, lâu dần có thể dẫn đến vô sinh.

Nguyên nhân gây vô sinh 2 ở nam và nữ

Nguyên nhân gây vô sinh 2 là gì?

Nguyên nhân gây vô sinh 2 là gì?

Ở nam giới

✜ Viêm nhiễm ở đường sinh dục nam giới tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào tinh hoàn thông qua ống dẫn tinh, từ đó dẫn đến tình trạng viêm tinh hoàn. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, nam giới buộc phải thực hiện việc cắt bỏ tinh hoàn, điều này dẫn tới tình trạng vô sinh.

✜ Tắc nghẽn ống dẫn tinh xuất phát do các vấn đề liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục, viêm niệu đạo, viêm đường tiết niệu,… đây là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh thứ phát ở nam giới.

✜ Tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh, mức độ giãn tĩnh mạch gia tăng sẽ gây tổn thương đến quá trình sinh tinh.

✜ Nam giới làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc nhiều hóa chất và tia bức xạ,… cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng và số lượng tinh trùng, đồng thời gây rối loạn chức năng hoạt động ở bộ phận sinh dục.

Ở nữ giới

✜ Quá trình nạo phá thai, sảy thai hoặc lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể có ảnh hưởng đến cấu trúc của tử cung và ống dẫn trứng.

✜ Viêm ống dẫn trứng có thể khiến một phần hoặc toàn bộ ống dẫn trứng bị tắc nghẽn, từ đó cản trở đến quá trình thụ tinh.

✜ Viêm nhiễm tử cung xảy ra khi lớp niêm mạc bên trong tử cung bị tổn thương, điều này cũng gây cản trở đến quá trình di chuyển của phôi thai khi làm tổ.

✜ Viêm buồng trứng là tình trạng mà buồng trứng bị nhiễm khuẩn, từ đó xuất hiện u nang buồng trứng hoặc gây tắc nghẽn ống dẫn trứng,… gây cản trở lớn đến quá trình rụng trứng và thụ tinh.

Các phương pháp điều trị vô sinh thứ phát

Cách điều trị vô sinh thứ phát

Cách điều trị vô sinh thứ phát

Dựa vào nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng vô sinh thứ phát, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị phù hợp cho các cặp vợ chồng mong muốn mang thai và có con. Thông thường, trong trường hợp vô sinh thứ phát do bệnh lý, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa; còn đối với vô sinh do lối sống hoặc môi trường bên ngoài, bác sĩ sẽ hướng dẫn về việc thay đổi lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn.

+ Điều trị nội khoa: Dựa vào bệnh lý cụ thể của người vợ hoặc chồng, bác sĩ sẽ đề xuất sử dụng các loại thuốc phù hợp. Trường hợp vô sinh thứ phát xuất phát từ các bệnh lý viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc để loại bỏ các tác nhân gây bệnh, đồng thời kết hợp sử dụng thêm các loại thuốc hỗ trợ kháng viêm nhằm tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể và khả năng sinh sản.

+ Điều trị ngoại khoa: Phương pháp phẫu thuật thường được lựa chọn cho những trường hợp như giãn tĩnh mạch thừng tinh, xoắn tinh hoàn, tắc ống dẫn tinh,… ở nam hoặc tắc vòi trứng, u xơ tử cung và buồng trứng đa nang… ở nữ.

+ Thay đổi lối sống sinh hoạt và ăn uống: Để cải thiện khả năng thụ thai, các cặp vợ chồng nên thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh hơn. Cụ thể bằng cách tập thể dục thường xuyên đều đặn, kiểm soát cân nặng, hạn chế việc sử dụng thức uống chứa cồn cùng các chất kích thích. Đồng thời, thực hiện chế độ dinh dưỡng cân đối khoa học sẽ giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và hỗ trợ chức năng sinh sản tốt hơn.

Trong trường hợp các phương pháp điều trị thực hiện ở trên không đạt được kết quả như mong muốn, bác sĩ có thể tư vấn cho cặp vợ chồng áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Các phương pháp hỗ trợ sinh sản này gồm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI), bơm tinh trùng vào tử cung (IUI), hỗ trợ phôi thoát màng (AH),…

Cách phòng ngừa vô sinh thứ phát hiệu quả

♦ Nên mang thai trước 35 tuổi

♦ Giữ vệ sinh vùng kín đúng cách

♦ Kiểm tra sức khỏe định kỳ (tối thiểu 6 tháng/lần), nhất là sức khỏe sinh sản của cả hai vợ chồng

♦ Hạn chế nạo hút thai và lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Thực hiện quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng biện pháp ngừa thai phù hợp khi chưa muốn có con.

♦ Khi xuất hiện dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín, cần đến khám ngay và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

♦ Tăng cường sức khỏe tổng thể bằng cách tập luyện thể dục, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích,…

Trên đây là những thông tin liên quan đến “Vô sinh 2 là gì? Nguyên nhân, điều trị, phòng ngừa” được các bác sĩ chuyên khoa ở Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Đà Nẵng chia sẻ. Nếu còn bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại Hotline: 039 957 5631 hoặc khung chat online này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, nhân viên y tế trực ban có kinh nghiệm chuyên môn sẽ tư vấn hỗ trợ miễn phí cho bạn trong thời gian sớm nhất.