Mục Lục
Virus HPV không chỉ gây ra bệnh sùi mào gà, mà nó còn có thể dẫn đến bệnh ung thư nguy hiểm, đe dọa sức khỏe và cả tính mạng của người bệnh. Để giúp cho bạn đọc hiểu thêm về loại virus u nhú này, bài viết dưới đây sẽ giải đáp “Virus HPV sống được bao lâu ngoài môi trường? Cách phòng ngừa lây nhiễm”.

Tìm hiểu chung: Virus HPV
Virus HPV (tên tiếng Anh – Human Papillomavirus) là một trong những loại virus lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới, chúng có hình dạng giống một hình tròn hoặc hình nón nhỏ với đường kính khoảng 55 nanomet và chiều dài từ 50 – 55 nanomet. Tuy có hơn 100 loại virus HPV khác nhau, nhưng trong số đó chỉ có khoảng 40 loại virus có thể gây ra các bệnh liên quan đến mụn sùi mào gà, u nhú trên biểu bì da và niêm mạc mô ở người.

Virus HPV
Các loại virus HPV thường gây ra các bệnh như mụn cóc trên da, tuy nhiên trong số đó có một vài loại virus HPV (chủng số HPV-16 và HPV-18) có thể dẫn đến bệnh ung thư nghiêm trọng như ung thư âm đạo, dương vật, cổ tử cung, buồng trứng, vú, hậu môn hoặc ung thư vòm họng.
Virus HPV chủ yếu lây truyền qua mọi hình thức quan hệ tình dục (bao gồm quan hệ bằng đường sinh dục, miệng và hậu môn). Thế nhưng chủng virus HPV này cũng có thể lây truyền qua một số con đường khác nhưng hiếm khi xảy ra.
Nguyên nhân lây nhiễm virus HPV ở người
Quan hệ tình dục: Virus HPV lây truyền chủ yếu thông qua quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc trực tiếp giữa các niêm mạc hoặc da của người nhiễm với người khỏe mạnh trong quá trình quan hệ tình dục. Mọi hình thức quan hệ tình dục như qua âm đạo, hậu môn và miệng đều có thể dễ dàng lây truyền virus từ người này sang người khác.
Tiếp xúc trực tiếp da với da: Virus HPV có thể được lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa da với da của người đã nhiễm bệnh hoặc thông qua chất bài tiết của người bệnh mang mầm virus. Thông thường, tình trạng lây nhiễm này xảy ra khi sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người bệnh như dao cạo, bàn chải đánh răng hoặc các vật dụng khác hoặc các y bác sĩ và người chăm sóc cho bệnh nhân bị sùi mào gà.
Truyền máu: Mặc dù nguyên nhân này rất hiếm, nhưng virus HPV cũng có thể lây nhiễm thông qua đường truyền máu. Điều này có thể xảy ra trong các trường hợp tiếp xúc với máu của người nhiễm virus qua việc sử dụng chung kim tiêm, dụng cụ y tế không được vệ sinh đúng cách hoặc qua các phương thức truyền máu khác (hiến máu).
Từ mẹ sang con: Một số trường hợp, virus HPV có thể lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ. Khi trẻ nhỏ được sinh qua đi đường sinh dục của mẹ sẽ dẫn đến nhiễm virus HPV trực tiếp, virus sau đó tiếp xúc với da hoặc niêm mạc mô mềm của trẻ và gây nhiễm diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Virus HPV sống được bao lâu ngoài môi trường?
Virus HPV (Human Papillomavirus) không tồn tại được lâu ở môi trường bên ngoài cơ thể người. Loại virus này rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài, chúng dễ bị tổn thương bởi nhiệt độ, ánh sáng mặt trời, môi trường khô ráo và các chất khử trùng nhẹ như xà bông, thuốc sát khuẩn. Vì vậy mà chúng không tồn tại lâu sau khi rời khỏi cơ thể người nhiễm bệnh.

Virus HPV sống được bao lâu ngoài môi trường?
Tuy nhiên, thời gian tồn tại của chúng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường nó bám vào, cụ thể như:
- Trong điều kiện môi trường ẩm ướt (như dịch âm đạo, tinh dịch, máu,…) virus HPV vẫn có thể tồn tại sau 7 ngày, tuy nhiên khả năng lây nhiễm của chúng sẽ giảm đi một phần.
- Trong điều kiện môi trường khô ráo, hầu hết virus sẽ không thể tồn tại quá 3 ngày.
Mặc dù virus HPV không tồn tại lâu trong môi trường bên ngoài, việc vệ sinh và giữ gìn vệ sinh cá nhân là quan trọng để giảm nguy cơ lây nhiễm. Vì vậy, để tránh nguy cơ lây nhiễm thì mọi người nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục, không sử dụng chung các vật dụng cá nhân, đồng thời tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân hợp lý.
Khi virus HPV lây nhiễm vào cơ thể con người, chúng có khả năng tồn tại trong một khoảng thời gian khá dài, đồng thời có thể tiếp tục tự nhân lên với số lượng lớn và gây ra biểu hiện lâm sàng như mụn sùi mào gà trên da hoặc niêm mạc mô mềm. Nếu để virus HPV phát triển quá lâu trong cơ thể, nó có thể trở thành mãn tính và tái phát các triệu chứng bệnh sùi mào gà nhiều lần xuất hiện nhiều năm hoặc thậm chí là cả đời.
Tuy nhiên, nếu người bệnh thăm khám điều trị thì bác sĩ có thể chỉ định thuốc nâng cao hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch mạnh có thể kiểm soát và đẩy lùi virus HPV, giúp hạn chế sự phát triển và lây lan của nó trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch yếu, virus HPV có thể tồn tại lâu hơn và gây ra những biểu hiện nghiêm trọng, thậm chí là dẫn đến bệnh ung thư liên quan đến HPV.
Có thể bạn quan tâm: Quay tay có bị sùi mào gà không
Cách phòng tránh lây nhiễm HPV

Cách phòng tránh lây nhiễm HPV là tiêm phòng vắc xin HPV
Tiêm phòng HPV: Thực hiện tiêm chủng HPV chính là biện pháp phòng ngừa ưu tiên hàng đầu đối với virus HPV. Các loại vắc xin HPV hiện đang có sẵn và được khuyến nghị cho các đối tượng nam và nữ từ độ tuổi thanh thiếu niên đến người trưởng thành. Điều này giúp bảo vệ phòng chống lại các loại virus HPV gây ra ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, dương vật, hậu môn và vòm họng.
Sử dụng bao cao su: Sử dụng bao cao su khi có hoạt động quan hệ tình dục có thể giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus HPV. Tuy nhiên, biện pháp bảo vệ này không thể bảo đảm phòng tránh tuyệt đối vì virus HPV có thể lây qua tiếp xúc da với da ngoài khu vực được bao cao su che chắn.
Tránh quan hệ tình dục quá sớm: Quan hệ tình dục quá sớm sẽ có nguy cơ cao hơn bị nhiễm virus HPV. Thanh thiếu niên đến độ tuổi trưởng thành để có sự hiểu biết toàn diện về tình dục cũng như các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và mang thai ngoài ý muốn.
Hạn chế số lượng bạn tình: Phòng tránh lây nhiễm bệnh tình dục tốt nhất khi hạn chế số lượng bạn tình, từ đó có thể giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với virus HPV hoặc các bệnh tình dục nguy hiểm khác như HIV/AIDS, giang mai, lậu,…
Kiểm tra định kỳ: Kiểm tra định kỳ và thực hiện các xét nghiệm đều đặn có thể phát hiện sớm các bất thường liên quan đến HPV và các biểu hiện nghiêm trọng khác, đặc biệt là những đối tượng thường xuyên có quan hệ tình dục không an toàn hoặc có nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà cao.
Giữ vệ sinh cá nhân: Nên tuân thủ các quy định về vệ sinh cá nhân, tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo, bàn chải đánh răng,… cũng như không nên chia sẻ các vật dụng này với người khác để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
Nâng cao hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch tốt có thể giúp kiểm soát và đẩy lùi virus HPV. Vì vậy để tăng cường hệ miễn dịch thì cần duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống cân đối, vận động thường xuyên, ngủ đủ giấc và giảm tình trạng căng thẳng stress.
Để xét nghiệm và điều trị bệnh sùi mào gà do virus HPV gây ra kịp thời, người bệnh hãy đến ngay cơ sở chuyên khoa bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục tại địa chỉ Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị Đà Nẵng. Tại đây, bệnh nhân sẽ được các y bác sĩ nhiều kinh nghiệm thực hiện xét nghiệm và chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó được tư vấn và lên liệu trình điều trị bệnh phù hợp với bản thân.
Mong rằng bài viết “Virus HPV sống được bao lâu ngoài môi trường? Cách phòng ngừa” vừa rồi đã đem đến nhiều thông tin hữu ích với bạn đọc quan tâm. Nếu còn câu hỏi hoặc cần sự hỗ trợ thì xin vui lòng liên hệ trực tiếp qua số đường dây nóng sau: Hotline: 039 957 5631, số (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhắn tin đến ô tư vấn trực tuyến này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Đội ngũ chuyên viên y khoa tại Phòng Khám Hữu Nghị sẽ hỗ trợ giải đáp miễn phí và đặt lịch hẹn sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm: Thủ dâm quay tay có bị sùi mào gà không