Tuyến Bartholin bị viêm nhiễm là bệnh lý phụ khoa rất hiếm gặp ở phụ nữ, thường xảy ra nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản, tuy nhiên nếu không sớm điều trị bệnh sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Cùng tìm hiểu “Viêm tuyến Bartholin là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị” qua bài viết dưới đây nhé.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bệnh viêm tuyến Bartholin ở phụ nữ là bệnh gì?

Tuyến Bartholin của nữ giới là 1 dạng tuyến (hay nang) nhỏ bên dưới da, nằm giữa môi lớn và môi bé ở cơ quan sinh dục nữ. Tuyến Bartholin có tác dụng chính là tiết ra dịch nhầy bôi trơn để bảo vệ thành âm đạo và âm hộ (nhất là trong khi quan hệ tình dục).

Ngoài ra tuyến Bartholin này cũng giúp ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài vào bên trong âm đạo gây hại. 

Bệnh viêm tuyến Bartholin là bệnh viêm nhiễm xảy ra khi nữ giới bị vi khuẩn xâm nhập phát triển ở cơ quan sinh dục ngoài làm viêm nhiễm, nhiễm trùng vào các nang tuyến bên trong. Ngoài ra, nhiều lý do khác như tai nạn, chấn thương, mang thai,… cũng có thể vô tình làm tổn thương ở ống nang tuyến và gây tình trạng viêm nhiễm ở tuyến Bartholin này.

Viêm tuyến Bartholin

Viêm tuyến Bartholin

Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có khả năng tuyến Bartholin bị viêm nhiễm, nhất là đối với những người trong độ tuổi sinh sản tốt sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Những yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm ở tuyến Bartholin thường gặp đó là:

Phụ nữ đang mang thai

Phụ nữ bị bệnh tiểu đường

Phụ nữ quan hệ với nhiều người

Nguyên nhân bệnh viêm tuyến Bartholin ở phụ nữ là gì?

  • Nhiễm trùng vùng kín nữ
  • Quan hệ tình dục không an toàn, mạnh bạo thô ráp quá mức 
  • Phụ nữ quan hệ nhiều người tình khác nhau
  • Vệ sinh vùng kín không tốt
  • Nhiễm khuẩn, nấm từ âm đạo, âm hộ, đường tiết niệu di chuyển vào tuyến Bartholin 
  • Mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật trong âm đạo, âm hộ do sử dụng kháng sinh trong thời gian dài khiến nhiều vi khuẩn có lợi bị giảm mạnh
Nguyên nhân viêm tuyến Bartholin

Nguyên nhân viêm tuyến Bartholin

  • Chấn thương vùng kín do các tai nạn chấn thương va đập mạnh vào vùng kín của người phụ nữ có thể làm chảy máu chảy dịch tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Ngoài ra khi chấn thương mạnh ở vùng kín còn đi kèm nhiều biến chứng khác như vỡ âm đạo, dập âm hộ, chảy máu âm đạo,… 
  • Tắc ống dẫn tuyến Bartholin vì đôi khi tình trạng tắc ống dẫn tuyến không rõ nguyên nhân cũng gây ra tình trạng ứ đọng dịch tiết, khí hư trong nang Bartholin dẫn đến phản ứng viêm sưng trước rồi vi khuẩn mới xâm nhập gây bệnh sau đó, biến chứng trở nặng thành áp xe tuyến Bartholin.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm tuyến Bartholin là gì?

Khi bệnh vào giai đoạn khởi phát, bệnh nhân mới nhiễm trùng tuyến Bartholin, vì các nang tuyến có kích thước nhỏ và không gây triệu chứng gì rõ rệt nên người bệnh cần chú ý dấu hiệu bất thường như:

icon Vùng âm đạo đau rát, nhức nhối, hơi nóng rát

icon Âm hộ hơi sưng to, nóng đỏ, đau đớn khi quan hệ tình dục

icon 1 bên âm hộ xuất hiện khối nhỏ hơi sưng, ấn vào thấy đau

icon Tình trạng chảy dịch tiết bất thường, có mùi hôi hơi nồng, sau đó bớt đau

icon Người bệnh sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon miệng,…

Vào giai đoạn cấp tính, nang tuyến bị nhiễm trùng sẽ gây sưng tấy, hơi đau, thậm chí gây sốt, làm người bệnh khó khăn khi quan hệ tình dục và di chuyển mạnh hoặc ngồi, bệnh có thể diễn tiến nhanh sau 3 – 4 ngày.

icon Vùng âm đạo đau âm ỉ kéo dài, giảm dần cảm giác nóng rát

icon Cảm giác đau đớn khi quan hệ tình dục tăng lên do thành âm đạo bị khô

icon Xuất hiện ổ áp xe ở âm hộ, hơi cứng và phồng

icon Không còn chảy dịch tiết bất thường hoặc chảy nhưng số lượng ít hơn

icon Người bệnh mệt mỏi, uể oải, ớn lạnh trong người

icon Tiểu tiện rối loạn bất thường như mắc tiểu thường xuyên, khó tiểu,…

Xem thêm bài viết được quan tâm : Bác sĩ giải đáp: Bệnh sùi mào gà có chữa được không?

Biến chứng viêm tuyến Bartholin là gì?

  • Viêm tuyến Bartholin cấp tính
  • Viêm tuyến Bartholin mãn tính
  • Chức năng sinh sản suy giảm, vô sinh
  • Ung thư tuyến Bartholin

Ung thư nguyên phát tuyến Bartholin là một bệnh lý phụ khoa rất hiếm gặp. Nhưng nếu bị ung thư này người bệnh sẽ có triệu chứng điển hình giống như của áp xe tuyến: khối u âm hộ, có hoặc không có vết loét và quan hệ bị đau đớn khó chịu. Độ tuổi trung bình dễ bị ung thư nguyên phát tuyến Bartholin là phụ nữ từ 55 – 65 tuổi.

Ung thư thứ phát tuyến Bartholin là dạng ung thư các vùng mô lân cận hoặc từ nơi khác di căn tới tuyến Bartholin. Chẩn đoán ung thư tuyến Bartholin cần sinh thiết mẫu mô ở đây và làm xét nghiệm giải phẫu bệnh có sự hiện diện tế bào ác tính. Điều trị ung thư tuyến Bartholin bắt buộc phải phẫu thuật kết hợp xạ trị.

Cách điều trị viêm tuyến Bartholin hiệu quả nhất là gì?

Tùy vào kích thước, độ nhiễm trùng vùng kín mà cách chữa trị cũng sẽ khác nhau. Nếu tuyến Bartholin viêm nhiễm ở mức độ nhẹ thì có thể chữa trị đơn giản tại nhà, còn nếu trường hợp bệnh trở nặng hơn, gây viêm nhiễm lan rộng hoặc nhiều dấu hiệu bất thường nguy hiểm khác thì phải liên hệ bác sĩ ngay để được kê đơn thuốc phù hợp.

Điều trị viêm tuyến Bartholin

Điều trị viêm tuyến Bartholin

Dùng cách điều trị đơn giản tại nhà

  • Hạn chế quan hệ tình dục đến khi hoàn toàn khỏi bệnh
  • Giữ ấm, chườm nước nóng cơ thể và cơ quan sinh dục
  • Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và có khoa học
  • Vệ sinh vùng cơ quan sinh dục sạch sẽ thường xuyên
  • Không có những hành động hay tác động mạnh nào đến cơ quan sinh dục
  • Áp dụng thêm các phương pháp nội khoa, ngoại khoa nếu bệnh kéo dài
  • Dùng thuốc kháng sinh để chống viêm nhiễm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
  • Kèm thuốc giảm đau- kháng viêm để giúp người bệnh giảm bớt triệu chứng và biến chứng của bệnh viêm tuyến Bartholin

Điều trị ngoại khoa

Khi bệnh viêm tuyến Bartholin trở nặng, ở âm hộ xuất hiện ổ áp xe, nang cứng hoặc đã nhiễm trùng nặng cần được bác sĩ tiến hành tiểu phẫu để chữa trị.

  • Rạch nhẹ nang tuyến Bartholin: người bệnh khi thực hiện sẽ được bác sĩ tiến hành tiêm thuốc gây tê tại chỗ sau đó dùng dao mổ rạch một đường nhỏ ở u nang để cho dịch mủ ứ đọng thoát ra bên ngoài, cuối cùng bác sĩ tiến hành dùng chỉ y khoa để khâu quanh mép nang tuyến giúp cho nang tuyến được tái tạo.
  • Bóc tách nang tuyến Bartholin: khi tình trạng viêm tuyến Bartholin quá nặng, bắt buộc toàn bộ nang tuyến Bartholin phải được cắt bỏ hoàn toàn.

Kết thúc tiểu phẫu này, bác sĩ sẽ được kê kèm đơn thuốc giảm đau, kháng viêm và kháng sinh để làm giảm triệu chứng sưng đau sau phẫu thuật và phòng ngừa nguy cơ tái diễn viêm nhiễm. Sau phẫu thuật, người bệnh cần phải dùng dung dịch vệ sinh có tính sát trùng để làm sạch nhẹ vùng kín mỗi ngày.

Cần phòng tránh viêm tuyến Bartholin như thế nào?

Vệ sinh vùng kín đúng cách – sạch sẽ – nhẹ nhàng nhất

Thay đồ lót thường xuyên, phù hợp với cơ thể

Quan hệ tình dục bảo vệ an toàn, chung thủy

Giữ cân nặng hợp lý, ăn nhiều rau xanh, vitamin tốt cho sức khỏe

Tập thể dục, giữ tâm trạng thoải mái vui vẻ

Khi mệt mỏi stress cần gặp bác sĩ để giải tỏa tâm lý

Khi mang thai nên thăm khám thai và phụ khoa định kỳ

Tuyến Bartholin viêm nhiễm là bệnh phụ khoa nguy hiểm và để lại di chứng nặng nề nếu không sớm điều trị, nếu có các dấu hiệu nhận biết trên của bệnh cần đến gặp ngay bác sĩ chuyên phụ khoa uy tín như tại Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị tại quận Thanh Khê ở thành phố Đà Nẵng để kiểm tra, xét nghiệm và điều trị bệnh có hiệu quả càng sớm càng tốt sẽ giữ gìn sức khỏe sinh sản cho bản thân.

Bài viết trên đã cùng tìm hiểu vấn đề “Viêm tuyến Bartholin là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị”, hy vọng đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu cần được tư vấn giải đáp gọi ngay Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< nhé.