Viêm hậu môn là bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn – trực tràng, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng với độ tuổi khác nhau. Triệu chứng của bệnh tuy diễn ra trong thời gian ngắn nhưng lại có thể dẫn đến hậu quả nguy hại đến sức khỏe của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giải đáp rõ hơn về tình trạng bệnh lý này dựa trên các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Viêm hậu môn là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh

Viêm hậu môn là tình trạng viêm nhiễm hoặc bị kích ứng của niêm mạc hậu môn và khu vực xung quanh đó. Đây là tình trạng bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi đối tượng với đủ các lứa tuổi từ người già đến trẻ em. Khi bị viêm hậu môn, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khó chịu, đau rát và ngứa ngáy ở hậu môn, thậm chí tình trạng này còn nghiêm trọng hơn khi đi đại tiện, còn kèm theo tình trạng chảy máu lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh khi lau chùi.

Viêm hậu môn

Viêm hậu môn

Tuy các triệu chứng trên thường diễn ra trong thời gian ngắn nhưng nếu không được điều trị kịp thời, viêm hậu môn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như ung thư trực tràng hoặc ung thư hậu môn, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Viêm hậu môn có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như nhiễm trùng, trầy xước hậu môn, viêm nhiễm hoặc các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, cụ thể gồm:

Viêm đường ruột

Viêm đường ruột gồm các tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở đại tràng và trực tràng, từ đó gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, buồn nôn và mất cảm giác ở đại tràng. Khi niêm mạc đại tràng hoặc trực tràng bị viêm, nó có thể lan rộng đến niêm mạc hậu môn dẫn đến tình trạng viêm hậu môn.

Hậu môn bị viêm do viêm đường ruột

Hậu môn bị viêm do viêm đường ruột

Bên cạnh đó, vi khuẩn hoặc các tác nhân khác như virus gây nhiễm trùng trong đường ruột có thể lan truyền đến hậu môn và gây ra viêm. Các vấn đề về tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy có thể làm tăng áp lực trong hậu môn, dẫn đến viêm.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn sử dụng thuốc đặt hậu môn an toàn, đúng cách

Nhiễm trùng qua đường tình dục

Nhiễm trùng qua đường tình dục, đặc biệt là khi quan hệ bằng đường hậu môn chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm hậu môn. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, viêm gan B và C, viêm âm đạo, sùi mào gà,… có thể lan rộng viêm nhiễm do vi khuẩn và virus từ bộ phận sinh dục qua hậu môn, dẫn đến viêm nhiễm tại đây. Ngoài ra, hoạt động quan hệ bằng hậu môn cũng có thể gây ra những vết xước và tổn thương ở niêm mạc hậu môn, từ đó dẫn đến viêm nhiễm tại đây.

Viêm nhiễm hậu môn do quan hệ tình dục

Viêm nhiễm hậu môn do quan hệ tình dục

Xạ trị ung thư

Quá trình xạ trị ung thư có thể làm tổn thương những tế bào và mô xung quanh vùng xạ trị, trong đó có cả niêm mạc vùng hậu môn. Khi niêm mạc hậu môn bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và gây ra các triệu chứng như đau, khó chịu và chảy máu bất thường ở hậu môn.

Hậu môn bị viêm do xạ trị ung thư

Hậu môn bị viêm do xạ trị ung thư

Ngoài ra, xạ trị ung thư có thể làm giảm khả năng phục hồi của các mô và làm hệ miễn dịch bị suy yếu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương và viêm nhiễm ở vùng hậu môn. Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh nhân xạ trị ung thư đều phải trải qua vấn đề viêm hậu môn này nếu có một chế ăn uống và chăm sóc đúng cách.

Tìm hiểu thêm: Da thừa hậu môn là gì ? Nguyên nhân,chẩn đoán và điều trị

Bạch cầu ái toan

Bạch cầu ái toan (Eosinophil) là tình trạng khi có sự kích thích hoặc phản ứng dị ứng xảy ra trong cơ thể, các tế bào bạch cầu này sẽ được kích hoạt, tuy nhiên vì một số nguyên nhân mà chúng có thể tăng số lượng bất thường gây ra các vấn đề rối loạn, cụ thể như do nhiễm ký sinh trùng (giun đũa, giun kim, sán dây, sán lá gan, sán đại tràng,…), dị ứng (hen suyễn, viêm xoang, dị ứng da tiếp xúc, viêm da dị ứng,…), bệnh ung thư hoặc một số bệnh lý khác (bệnh gan, bệnh thận, bệnh tăng sinh tủy, nhiễm trùng cấp tính hoặc mãn tính).

Bạch cầu ái toan làm viêm nhiễm hậu môn

Bạch cầu ái toan làm viêm nhiễm hậu môn

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng bạch cầu ái toan, người bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau. Nếu trường hợp bị nhiễm ký sinh trùng, người bệnh có thể bị đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, từ đó gián tiếp gây ra viêm hậu môn.

Viêm trực tràng

Viêm trực tràng có thể gây ra viêm nhiễm và tổn thương các mô mềm xung quanh khu vực lân cận như hậu môn với những triệu chứng như đau, ngứa, chảy máu hậu môn. Không những vậy, việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm trực tràng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn do ảnh hưởng của thuốc làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Viêm trực tràng dẫn tới nhiễm trùng hậu môn

Viêm trực tràng dẫn tới nhiễm trùng hậu môn

Nếu chứng viêm trực tràng không được điều trị kịp thời, nó có thể lan rộng viêm nhiễm và gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn như xuất huyết đại tràng hoặc ung thư đại tràng.

Tìm hiểu thêm: Bệnh mạch lươn ở hậu môn là gì ? Dấu hiệu và điều trị hiệu quả

Lạm dụng protein 

Khi lạm dụng loại thực phẩm giàu protein, cơ thể sẽ tiết ra thêm nhiều acid để có thể phân hủy chúng. Nếu lượng acid tăng cao, nó sẽ dẫn tới chứng táo bón hoặc tiêu chảy, từ đó  làm tổn thương niêm mạc hậu môn và gây ra các triệu chứng như đau, khó chịu hoặc viêm sưng.

Lạm dụng loại thực phẩm giàu protein có thể gây viêm hậu môn

Lạm dụng loại thực phẩm giàu protein có thể gây viêm hậu môn

Bên cạnh đó, việc lạm dụng loại thực phẩm protein cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể do các hợp chất protein làm kích thích các tế bào miễn dịch của cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm và làm tổn thương các mô mềm xung quanh hậu môn.

Triệu chứng nhận biết chứng viêm hậu môn

icon Đau rát, ngứa ngáy hoặc khó chịu ở khu vực hậu môn, đặc biệt nghiêm trọng hơn khi người bệnh đại tiện

icon Chảy máu từ hậu môn hoặc trên giấy vệ sinh sau khi đi vệ sinh

icon Cảm giác đầy hơi, chướng bụng hoặc khó tiêu

icon Phân đậm màu hơn so với bình thường, tiết nhiều chất dịch nhầy

icon Đau bụng muốn đi đại tiện dù không có nhu cầu

icon Vùng hậu môn sưng đau, đỏ rát khó chịu

icon Co thắt hậu môn – trực tràng, tình tràng này ngày càng nghiêm trọng hơn nếu nguyên nhân gây ra là các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Tìm hiểu thêm: Bệnh rò hậu môn: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả chứng viêm hậu môn

Chẩn đoán

Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng hậu môn xem có vết nứt, áp xe, lỗ rò hoặc tình trạng sưng tấy, đỏ rát, căng cứng,… ở hậu môn hay không.

Soi trực tràng: Phương pháp này được sử dụng nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị viêm sưng hậu môn hoặc viêm nhiễm niêm mạc đại tràng.

Chẩn đoán viêm hậu môn

Chẩn đoán viêm hậu môn

Soi đại tràng sigma: Phương pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân có triệu chứng đại tiện ra phân dính lẫn máu, tắc ruột, không kiểm soát được đại tiện, đau bụng dữ dội,…

Xét nghiệm bệnh tình dục: Do viêm hậu môn có thể do bệnh lý lây truyền qua đường tình dục gây ra nên bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để biết được đây có phải nguyên nhân gây bệnh hay không để từ đó có liệu trình điều trị phù hợp.

Điều trị

Dựa vào kết quả xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh ở trên, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp điều trị phù hợp, cụ thể như:

Điều trị viêm hậu môn

Điều trị viêm hậu môn

Thuốc kháng sinh:  Nếu tình trạng viêm sưng hậu môn là do nhiễm khuẩn hoặc virus, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để người bệnh sử dụng. Tùy thuộc vào loại vi khuẩn và virus gây bệnh bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc kháng sinh khác nhau và sử dụng trong khoảng 7-10 ngày, sau đó bác sĩ sẽ kiểm tra lại tình trạng hậu môn để xem thuốc đã diệt trừ hết mầm bệnh hay chưa.

Thuốc bôi: Nếu người bệnh bị đau rát hoặc ngứa hậu môn dữ dội thì bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc bôi giúp giảm kích ứng, nhẹ dịu cho da và hỗ trợ vết thương nhanh lành. Ngoài ra, nếu viêm hậu môn do người bệnh thực hiện xạ trị thì có thể dùng thuốc bôi, thuốc chứa corticosteroid dạng bọt, sucralfate,… để giảm bớt triệu chứng này.

Tiểu phẫu: Khi thực hiện nội soi phát hiện các dấu hiệu xuất huyết thì bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu bằng laser, đốt điện hoặc đốt nhiệt để cầm máu bên trong hậu môn – trực tràng.

Nếu nhận thấy bản thân có những triệu chứng viêm nhiễm ở hậu môn hoặc bất thường nào khác thì người bệnh hãy đến ngay trung tâm y tế chuyên khoa tại Đa Khoa Hữu Nghị, qua đó được các bác sĩ chuyên môn xét nghiệm chẩn đoán bệnh tình chính xác và có biện pháp chữa trị phù hợp – an toàn – hiệu quả.

Hy vọng bài viết “Viêm hậu môn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị” đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc quan tâm tìm hiểu, nếu còn băn khoăn nào khác thì hãy nhanh chóng gọi ngay số tư vấn trực ban Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc là nhấp bảng tư vấn này >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được nhân viên y tế giải đáp cụ thể, đồng thời sắp xếp lịch trình thăm khám bệnh sớm nhất.

Tìm hiểu thêm: Hậu môn bị ngứa là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị