Mục Lục
Xung quanh tình trạng rối loạn kinh nguyệt, các chị em thường dành nhiều sự quan tâm và đặt ra nhiều câu hỏi cho vấn đề này. Trong đó, “Uống thuốc kháng sinh có làm chậm kinh nguyệt không?” là thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm từ bạn đọc cũng như các chị em sẽ được đội ngũ bác sĩ tại Phòng Khám Hữu Nghị giải đáp cụ thể qua bài viết dưới đây.

Lợi ích của kinh nguyệt đối với phụ nữ
Sự thay đổi nồng độ trong hormone nội tiết của phụ nữ theo chu kỳ hàng tháng là nguyên nhân khiến cho kinh nguyệt xuất hiện. Trong mỗi chu kỳ, nữ giới thường rụng ra khoảng 1-2 trứng, quá trình này cũng khiến cho lớp niêm mạc tử cung phát triển dày lên nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thụ tinh và mang thai diễn ra.
Tuy nhiên, nếu trứng không gặp được tinh trùng để thụ tinh, niêm mạc tử cung sẽ không còn cần thiết để hỗ trợ quá trình này, nó sẽ bong dần ra khỏi tử cung và thoát ra ngoài tạo thành hiện tượng kinh nguyệt, điều này đồng nghĩa với việc bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.

Lợi ích của kinh nguyệt đối với phụ nữ
Khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu, nó sẽ kéo dài trong khoảng từ 3-7 ngày tùy thuộc vào từng phụ nữ, khoảng thời gian giữa các chu kỳ kinh nguyệt xảy ra thường nằm trong khoảng 28-32 ngày. Việc có một chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đặn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chị em phụ nữ, cụ thể như sau:
– Kinh nguyệt là cơ chế tự nhiên của cơ thể để tự làm sạch và loại bỏ vi khuẩn gây hại có thể sinh sôi và phát triển trong các cơ quan sinh sản. Do chu kỳ kinh sẽ diễn ra hàng tháng, quá trình này loại bỏ các vi khuẩn, mô niêm mạc tử cung và các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng phụ khoa.
– Hơn nữa, kinh nguyệt còn có vai trò hạn chế tình trạng dư thừa chất sắt trong cơ thể, từ đó giúp duy trì cân bằng hàm lượng sắt, ngăn chặn nguy cơ mắc phải các bệnh lý liên quan đến chứng thừa sắt như Hemochromatosis – một loại bệnh gây rối loạn chức năng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.
– Thông qua việc quan sát chu kỳ kinh nguyệt, các bác sĩ cũng có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của phụ nữ dựa trên màu sắc, đặc tính và mùi của máu kinh. Nếu chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn và không có dấu hiệu bất thường đi kèm, điều này thể hiện rằng hormone nội tiết tố trong cơ thể chị em vẫn đang hoạt động ổn định và bình thường.
Các yếu tố gây rối loạn kinh nguyệt

Các yếu tố gây rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng mà chu kỳ kinh nguyệt kèm theo các triệu chứng hành kinh diễn ra không bình thường, khác biệt so với các chu kỳ thông thường trước đó. Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể ảnh hưởng gây ra rối loạn kinh nguyệt, bao gồm:
- Bệnh lý liên quan đến nội tiết, vùng dưới đồi, tuyến yên
- Chấn thương hoặc tổn thương các bộ phận sinh sản nữ giới
- Tâm lý rối loạn, thường xuyên rơi vào trạng thái tiêu cực, trầm cảm
- Thay đổi điều kiện sống và môi trường làm việc, sinh hoạt
- Ảnh hưởng của thuốc điều trị huyết áp, tim mạch, rối loạn đông máu, thuốc tránh thai,…
Các nguyên nhân trên đều có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên không đều đặn và gây ra các thay đổi như lượng máu kinh ra nhiều hoặc ít hơn, ngày hành kinh diễn ra ngắn hoặc dài hơn,… so với các chu kỳ trước đó.
Uống thuốc kháng sinh có làm chậm kinh nguyệt không?
Trong 14 ngày đầu của kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 – 30 ngày, nang trứng sẽ bắt đầu phát triển đồng thời sản xuất thêm nhiều hormone nội tiết estrogen. Quá trình này làm cho lớp niêm mạc nội mạc tử cung dày hơn. Sau khi quá trình rụng trứng hoàn thành, hormone estrogen sẽ kết hợp với hormone progesterone từ thể vàng để làm cho cho lớp niêm mạc tử cung phát triển đầy đủ và dày hơn.

Uống thuốc kháng sinh có làm chậm kinh nguyệt không?
Nếu chị em sử dụng kháng sinh trong khoảng thời gian trước khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu, thành phần trong thuốc sẽ tiết ra hormone gonadotropin tác động trực tiếp lên tử cung, dẫn đến giảm hàm lượng hormone estrogen và dẫn đến việc kinh nguyệt bị chậm trễ.
Hơn nữa, việc sử dụng kháng sinh cũng có tác động trực tiếp đến sự trao đổi chất của estrogen. Khi thuốc kháng sinh có mặt trong gan, chúng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển hóa của estrogen và progesterone. Điều này có thể gây ra cản trở trong việc cung cấp estrogen vào máu, gây ra sự rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt.
Các loại thuốc có thể gây rối loạn kinh nguyệt
Ngoài thuốc kháng sinh, còn một số loại thuốc khác có thể gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, bao gồm:
– Thuốc tránh thai: Sử dụng thường xuyên thuốc tránh thai (bao gồm cả thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp) đều có thể thay đổi nồng độ hormone đột ngột, dẫn đến sự rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt, gây ra kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn, cùng với tình trạng rong kinh kéo dài.
– Thuốc an thần và chống trầm cảm: Các loại thuốc này có thể gây ra tình trạng mất kinh, kinh nguyệt chậm hoặc kéo dài chu kỳ kinh nguyệt.

Các loại thuốc có thể gây rối loạn kinh nguyệt
– Thuốc giảm cân: Sự thay đổi cân nặng đột ngột cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, nếu phụ nữ bị sụp cân với tỷ lệ mỡ cơ thể dưới 17% cũng có thể gây ra tình trạng chậm kinh.
– Thuốc Steroid: Sử dụng thuốc steroid như prednisolon thường xuyên có thể gây ra tình trạng chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn thất thường, thậm chí làm cho kinh nguyệt trở dài hơn, đôi khi cũng có thể gây ra tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn.
– Thuốc Hormone: Khi sử dụng một lượng lớn thuốc bổ sung hormone nội tiết tổng hợp, nó có thể dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt rối loạn bất thường, làm ức chế quá trình rụng trứng, gây ra cảm giác đau bụng và căng tức vùng ngực, thậm chí làm kinh nguyệt kéo dài.
Các loại thuốc không nên sử dụng khi đang có kinh nguyệt
Ngoài các loại thuốc uống có khả năng gây rối loạn kinh nguyệt, phụ nữ nên chú ý đến một số loại thuốc sau đây khi đang trong giai đoạn diễn ra kinh nguyệt:
– Thuốc chống đông máu: Có thể gây ra tình trạng rong kinh và mất nhiều máu hơn trong thời gian kinh nguyệt.
– Thuốc cầm máu: Loại thuốc này có công dụng làm cho mao mạch giảm co thắt và giảm tính thấm, gây ra tình trạng ứ huyết và làm cho máu kinh không thể thoát ra ngoài dễ dàng.
– Thuốc nội tiết: Vì giai đoạn hành kinh là thời điểm nội tiết của phụ nữ trở nên không ổn định, do đó việc sử dụng thuốc nội tiết trong thời gian này có thể gây ra sự mất cân bằng trong hệ thống nội tiết của cơ thể.

Các loại thuốc không nên sử dụng khi đang có kinh nguyệt
– Thuốc đặt âm đạo: Trong những ngày hành kinh, việc sử dụng thuốc đặt âm đạo có thể vô tình gây cản trở cho máu kinh không thể thoát ra ngoài một cách tự nhiên, còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các tác nhân gây hại. Hơn nữa, có khả năng thuốc chưa kịp phát huy tác dụng thì đã có thể bị hoà lẫn theo ra ngoài cùng với máu kinh.
– Thuốc nhuận tràng: Loại thuốc này có tác dụng phụ gây ra hiện tượng xung huyết và tắc nghẽn vùng chậu, do đó nó được các chuyên gia khuyến cáo rằng không nên sử dụng khi phụ nữ đang trong giai đoạn kinh nguyệt.
– Thuốc giảm cân : Có thể dẫn đến tình trạng gây lo âu, thường xuyên bị đánh ngực, hồi hộp và có thể dẫn đến rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
– Các loại thuốc khác: Các loại thuốc khác bao gồm thuốc tránh thai, kháng sinh, rifampicin điều trị lao, aspirin, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc hoá trị, thuốc tuyến giáp và liệu pháp hormone,.. đều có thể khiến kinh nguyệt rối loạn bất thường.
Với những chia sẻ về tình trạng “Uống thuốc kháng sinh có làm chậm kinh nguyệt không?” trong bài viết trên, hy vọng là chúng tôi đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Nếu chị em đang có những biểu hiện chu kỳ kinh nguyệt bất thường hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi – Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Đà Nẵng qua số điện thoại Hotline: 039 957 5631 hoặc >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.