Liệu uống thuốc cảm có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Là câu hỏi phổ biến mà rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Để làm rõ hơn về vấn đề này, các chuyên gia tại Đa khoa Hữu Nghị sẽ cung cấp các thông tin liên quan, hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu về chậm kinh nguyệt

Chậm kinh nguyệt (hay còn gọi là trễ kinh) là tình trạng phổ biến ở phụ nữ, khi mà kinh nguyệt xuất hiện chậm trễ hơn so với thời điểm kinh nguyệt dự kiến. Có rất nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài có thể tác động đến kinh nguyệt khiến hiện tượng chậm kinh xảy ra.

Các triệu chứng đi kèm với tình trạng chậm kinh nguyệt bao gồm rụng tóc, đau đầu, rậm lông, mụn trứng cá, đau nhức vùng xương chậu, giảm tầm nhìn, rỉ sữa ở núm vú, da thâm sạm,…. Các triệu chứng này có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng cụ thể của từng người.

Tìm hiểu về chậm kinh nguyệt

Tìm hiểu về chậm kinh nguyệt

Những nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt ở chị em

Mang thai

Sau khi trứng rụng, các hormone sinh dục sẽ kích thích phát triển làm dày lớp niêm mạc tử cung để chuẩn bị cho quá trình làm tổ của phôi thai nếu trứng được thụ tinh thành công. Nhưng nếu quá trình thụ thai không diễn ra, lớp niêm mạc tử cung này sẽ dần bong ra và loại bỏ ra ngoài cơ thể tạo thành kinh nguyệt. Sau đó, chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ bắt đầu lặp lại.

Chính vì vậy, khi có tình trạng trễ kinh xảy ra, đây có thể là dấu hiệu mang thai sớm khi lớp niêm mạc tử cung vẫn được giữ lại để hỗ trợ quá trình làm tổ và phát triển của thai nhi. Chị em nên sử dụng que thử thai tại nhà hoặc đến cơ sở y tế chuyên khoa để xét nghiệm và siêu âm để có kết quả chính xác về tình trạng thai kỳ của bản thân.

Rối loạn phóng noãn

Rối loạn phóng noãn là tình trạng nang trứng không thể thực hiện phóng noãn (rụng) theo đúng chu kỳ bình thường, từ đó gây ra sự rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chứng vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ.

Rối loạn phóng noãn có thể có tác động nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của phụ nữ nếu không sớm được phát hiện và điều trị. Ngoài triệu chứng trễ kinh, nó còn đi kèm với một loạt các biểu hiện bất thường khác như rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, tăng tiết dịch âm đạo, suy giảm ham muốn tình dục, tăng cân, rậm lông, da thâm sạm, nổi mụn,…

Căng thẳng, stress quá mức

Khu vực dưới đồi/tuyến yên là nơi sản xuất hormone nội tiết tố estrogen có nhiệm vụ điều tiết quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, khu vực này thường chịu tác động lớn từ hormone adrenaline và cortisol do tình trạng căng thẳng hay stress gây ra. Điều này có thể dẫn đến sự rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt, khiến chị em bị chậm kinh kéo dài.

Tình trạng căng thẳng, stress này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như áp lực từ công việc, cuộc sống và gia đình, áp lực từ thi cử và học tập,… Ngoài ra, các thói quen không tốt như thức khuya, ngủ không đủ giấc hoặc thời gian làm việc và nghỉ ngơi không cân bằng,… cũng có thể gây nên tình trạng chậm trễ kinh ở phụ nữ.

Chậm kinh nguyệt do stress và căng thẳng quá mức

Chậm kinh nguyệt do stress và căng thẳng quá mức

Thay đổi cân nặng đột ngột

Với mong muốn có thân hình cân đối hoàn hảo, nhiều phụ nữ đã thực hiện các biện pháp tăng hoặc giảm cân nhanh mà không để ý đến hậu quả, khiến trọng lượng cơ thể thay đổi quá mức trong thời gian ngắn.

Việc tăng hoặc giảm cân quá nhanh trong khoảng thời gian ngắn sẽ gây tác động lên quá trình sản xuất hormone nội tiết trong cơ thể, khiến cho nồng độ estrogen trở nên quá thấp hoặc quá cao. Điều này làm lớp niêm mạc tử cung phát triển bất thường, gây ra sự rối loạn và chậm trễ trong chu kỳ kinh nguyệt trong một khoảng thời gian.

Tác dụng phụ từ thuốc

Biểu hiện trễ kinh cũng có thể có liên quan đến việc sử dụng một loại thuốc mới hoặc điều chỉnh liều lượng của thuốc hiện tại. Có một số loại thuốc có khả năng gây ra tác dụng phụ gây trễ kinh, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ, kháng sinh, thuốc điều trị huyết áp, thuốc điều trị Parkinson, thuốc tránh thai, thuốc điều trị rối loạn nội tiết,…

Nếu nghi ngờ rằng tình trạng trễ kinh của bản thân liên quan đến việc sử dụng thuốc, chị em hãy trao đổi cụ thể với bác sĩ điều trị để xác định rõ nguyên nhân và được tư vấn về biện pháp thay thế thích hợp.

Sử dụng chất kích thích

Nếu phụ nữ thường xuyên uống rượu bia, việc này có thể ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sinh lý của cơ thể, trong đó có cả hoạt động sản xuất hormone nội tiết. Ngoài ra, thói quen hút thuốc lá cũng khiến nicotine xâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan vùng chậu và làm tổn hại đến lớp niêm mạc tử cung.

Do đó các thói quen sử dụng chất kích thích thường xuyên không chỉ gây tổn thương cho ống dẫn trứng mà còn có thể làm giảm cả số lượng và chất lượng của trứng, thậm chí gây ra tình trạng vô sinh vĩnh viễn ở nữ.

Chậm kinh nguyệt do thói quen hút thuốc

Chậm kinh nguyệt do thói quen hút thuốcChậm kinh nguyệt do thói quen hút thuốc

Rối loạn tuyến giáp

Khi hệ thống nội tiết trong cơ thể được cân bằng ổn định, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ diễn ra đều đặn. Ngược lại, khi xuất hiện tình trạng rối loạn nội tiết cũng khiến cho các cơ quan như vùng dưới đồi, buồng trứng và tuyến yên hoạt động không đồng đều. Điều này không chỉ gây rối loạn kinh nguyệt mà còn ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sinh hoạt của các chị em.

Tuyến giáp chịu trách nhiệm điều tiết hormone và quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Chính vì vậy khi tuyến giáp bị rối loạn, các chức năng hoạt động khác của cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng và dẫn đến sự mất cân bằng. Đặc biệt, nếu hoạt động của tuyến giáp bị suy giảm hoặc quá mức đều có thể gây nên triệu chứng chậm trễ kinh nguyệt.

Mắc bệnh phụ khoa

Hầu hết các vấn đề sức khỏe phụ khoa đều có thể gây nên tình trạng trễ kinh nguyệt ở phụ nữ, nhất là các bệnh lý u xơ tử cung, hội chứng đa nang buồng trứng, viêm lộ tuyến tử cung, viêm âm đạo và viêm vùng chậu,… Vì vậy, khi có các dấu hiệu chậm trễ kinh xảy ra, chị em phụ nữ cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và quan sát bất kỳ biểu hiện khác thường của cơ thể như:

  • Kinh nguyệt xuất hiện các cục máu đông, có màu sắc hoặc mùi hôi khác thường.
  • Đau bụng dưới hoặc hai bên hông dưới dữ dội.
  • Tiết dịch âm đạo nhiều hơn, có thể bị vón cục hoặc có mùi hôi tanh nồng.
  • Nếu phát hiện bất kỳ một trong những dấu hiệu trên, chị em hãy đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, tư vấn và lên kế hoạch điều trị kịp thời.

Tiền mãn kinh

Phụ nữ trong khoảng độ tuổi từ 45-55 đều phải trải qua giai đoạn tiền mãn kinh, tuy nhiên có một số trường hợp có thể xuất hiện các triệu chứng tiền mãn kinh diễn ra sớm hơn 40 tuổi. Điều này là bởi quá trình rụng trứng và sản xuất hormone nội tiết bị suy giảm nghiêm trọng đã khiến chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi. Chị em sẽ nhận thấy kinh nguyệt bị chậm trễ dần cho đến khi hoàn toàn biến mất.

Uống thuốc cảm có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Uống thuốc cảm có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Uống thuốc cảm có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Các chuyên gia cho biết, tình trạng chậm kinh có thể xảy ra do thành phần dược liệu bên trong các loại thuốc, trong đó bao gồm cả thuốc cảm và thuốc kháng sinh. Trên thực tế, việc uống thuốc cảm có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không còn phụ thuộc vào từng loại thuốc và liều lượng mà chị em sử dụng.

Nếu chị em sử dụng quá mức và lạm dụng thuốc thường xuyên thì nhiều khả năng nội tiết tố sẽ bị ảnh hưởng, từ đó đến quá trình rụng trứng và kinh nguyệt sẽ bị rối loạn thất thường, tình trạng chậm kinh hoặc thậm chí là mất kinh sẽ xảy ra. Do đó, khi sử dụng thuốc cảm, chị em phụ nữ nên trao đổi với bác sĩ để hướng dẫn tư vấn cụ thể.

Với những chia sẻ liên quan đến băn khoăn “Uống thuốc cảm có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?” trong bài viết trên, hy vọng rằng đội ngũ bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Đà Nẵng đã có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc quan tâm. Nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, bạn hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chúng tôi qua số đường dây nóng này Hotline: 039 957 5631 hoặc khung chat bên: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ miễn phí.