Mục Lục
Ung thư cổ tử cung là bệnh rất nguy hiểm ở phụ nữ do có tỷ lệ tử vong rất cao. Sau đây hãy cùng tìm hiểu nhiều thông tin hơn về ung thư cổ tử cung là gì để có thể sớm nhận biết bệnh trong giai đoạn đầu nhằm điều trị bệnh kịp thời.

Tìm hiểu về ung thư cổ tử cung là gì?
Cổ tử cung là một phần của cơ quan sinh dục nữ (phần dưới), tiếp nối giữa âm đạo và thân tử cung.
Ung thư cổ tử cung là gì? Đây là bệnh lý ác tính của biểu mô lát mỏng hoặc biểu mô tuyến bao quanh cổ tử cung. Bệnh xảy ra khi các tế bào ở cổ tử cung phát triển bất thường và vượt mức không thể kiểm soát, xâm lấn sang các khu vực xung quanh cũng như di căn tới các bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là gì? Có hai dạng ung thư cổ tử cung như sau:
Ung thư biểu mô tế bào vảy là dạng thường gặp nhất của ung thư cổ tử cung (gần 90% các ca bệnh), bắt nguồn từ các tế bào ở lớp biểu mô vảy của cổ tử cung phát triển bất thường thành ung thư.
Ung thư biểu mô tuyến là dạng ít gặp hơn của ung thư cổ tử cung (trên 10% ca bệnh), bắt nguồn ở lớp biểu mô tuyến của cổ tử cung phát triển bất thường dẫn đến ung thư.
Nữ giới mắc ung thư cổ tử cung thường ở độ tuổi trước tiền mãn kinh khoảng từ 30-45 tuổi, người dưới 20 tuổi hiếm khi mắc bệnh, trong khi đó những trường hợp lớn tuổi trên 65 tuổi phát hiện bệnh thường do tầm soát bệnh ung thư không tốt ở độ tuổi trước đó.
Do quá trình biến đổi tế bào bình thường thành tế bào ung thư thường diễn ra khá chậm, phải ít nhất 10 đến 15 năm thì dấu hiệu ung thư mới biểu hiện ra bên ngoài cơ thể, nhưng chính lúc đó thì khả năng chữa trị khỏi cũng giảm thấp, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư cổ tử cung là gì?
Nguyên nhân đa phần các trường hợp ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus papillomavirus (HPV). Ngoài gây ra mụn cóc sinh dục thì có rất nhiều loại virus HPV tiềm ẩn nguy cơ cao gây ra các bệnh ung thư ở hậu môn, cổ tử cung, âm hộ, dương vật,… Ngoài ra, một số đối tượng phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung hơn người bình thường bao gồm:
- Phụ nữ trẻ đã có quan hệ tình dục quá sớm, độ tuổi quan hệ tình dục càng thấp thì rủi ro mắc bệnh càng cao.
- Phụ nữ có nhiều người tình, có quan hệ tình dục với nhiều người tình cùng lúc cũng càng làm tăng nguy cơ lây truyền virus HPV – loại virus tiềm ẩn mầm bệnh ung thư cổ tử cung bên trong.
- Nếu đã bị lây nhiễm các bệnh lý xã hội qua đường tình dục như sùi mào gà, lậu, giang mai, chlamydia, HIV/AIDS,… cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm HPV lên cao.

Nguyên nhân ung thư cổ tử cung do virus HPV
- Phụ nữ mang thai ở tuổi còn quá trẻ hoặc đã mang thai nhiều lần cũng sẽ làm tổn thương cơ quan sinh sản như tử cung, buồng trứng,… Bên cạnh đó thì phụ nữ mang thai từ 4 lần trở lên cũng có tỷ lệ bị ung thư cổ tử cung cao hơn so với phụ nữ bình thường khác.
- Hệ miễn dịch yếu hoặc bị suy giảm mạnh, vì hệ miễn dịch có cơ chế bảo vệ cơ thể nhằm ngăn cản sự tấn công của các tác nhân có hại gây bệnh, trong đó có cả các tế bào ung thư. Nên nếu hệ miễn dịch bị suy yếu sẽ tạo cơ hội tốt để những tác nhân gây hại phát triển, trong đó có cả virus HPV. Một trong các nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy giảm mạnh là do virus HIV gây ra.
- Phụ nữ thường xuyên hút thuốc lá trực tiếp hoặc gián tiếp thì cũng đều có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung do chất nicotine chứa trong khói thuốc sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, làm mất cân bằng hệ gen dẫn đến bệnh ung thư.
Tìm hiểu thêm : 7 triệu chứng ung thư cổ tử cung nữ giới cần lưu ý
Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới là gì?
- Đau vùng chậu
- Phù chân
- Chảy máu ở âm đạo bất thường
- Đau hoặc ra máu bất thường sau khi quan hệ tình dục
- Tiết dịch âm đạo bất thường, có mùi hôi nồng khó chịu
- Thiếu máu, sụt cân không rõ nguyên nhân, bất thường
- Thay đổi thói quen đi tiểu, thường xuyên mắc tiểu
Cách phòng tránh, ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung
Các biện pháp phòng tránh ung thư cổ tử cung có liên quan đến cách thức lây nhiễm và khả năng phát hiện sớm dấu hiệu bệnh bao gồm
Hạn chế tình trạng lây nhiễm qua đường tình dục
Khi quan hệ tình dục nên sử dụng bao cao su sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm virus HPV và các bệnh xã hội khác lây truyền qua đường tình dục như sùi mào gà, lậu, giang mai, HIV,… nhờ đó gián tiếp làm giảm nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.

Sử dụng bao cao su để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung
Điều trị khi lây nhiễm virus HPV
Khi người bệnh đã bị nhiễm HPV nếu là các chủng có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung như loại 16 và 18 thì bác sĩ sẽ tiến hành soi cổ tử cung để tìm kiếm, phát hiện các tổn thương tại cổ tử cung, sau đó sinh thiết lớp mô nhỏ tại vị trí các tổn thương đó để chẩn đoán xác định có nguy cơ phát triển thành ung thư cổ tử cung hay không.
Sàng lọc – tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên
Các xét nghiệm sàng lọc tầm soát sớm ung thư cổ tử cung được thực hiện ở những phụ nữ trẻ từ 20 tuổi. Thông thường các bác sĩ sử dụng 3 phương pháp tầm soát kiểm tra ung thư cổ tử cung phổ biến nhất là Pap, HPV và Thinprep. Để đạt hiệu quả tốt nhất nên thực hiện kết hợp xét nghiệm HPV với xét nghiệm PAP- Smear giúp sàng lọc ung thư cổ tử cung với độ chính xác cao nhất. Các xét nghiệm sàng lọc được khuyến cáo thực hiện từ 1-3 năm/ lần..
Tiêm phòng vắc-xin HPV
Việc tiêm phòng vắc xin HPV có công dụng rất lớn trong việc phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung. Vắc-xin được các bác sĩ đánh giá rất cao, an toàn và có thể chống lại các tác nhân gây ra ung thư, tiền ung thư và mụn cóc sinh dục do virus HPV gây ra. Độ tuổi an toàn để tiêm phòng vắc xin đạt hiệu quả cao nhất là từ 9 đến 26 tuổi. Vì loại vắc-xin này chỉ có tác dụng ngăn chặn giai đoạn tiền ung thư nên phụ nữ cần tiêm phòng theo đúng liệu trình chỉ định của bác sĩ và nhân viên y tế.

Tiêm vắc-xin để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung
Khẩu phần dinh dưỡng cân bằng
Ăn uống theo chế độ dinh dưỡng, cân bằng khoa học, trong đó đặc biệt nhất là các loại thực phẩm giàu vitamin E, A, C và canxi sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng chống lại các nguy cơ gây bệnh ung thư, kể cả ung thư cổ tử cung.
Có sự nghỉ ngơi – vận động hợp lý
Nếu phụ nữ có nhịp sinh hoạt điều độ, ngủ nghỉ – vận động thể dục hợp lý cũng sẽ giúp phòng tránh nguy cơ ung thư. Ngoài ra stress là một trong những nguyên nhân khiến mầm bệnh hình thành và phát triển nhanh hơn vì vậy nữ giới nên giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái và hạn chế căng thẳng kéo dài.
Ngoài ra phụ nữ nên bỏ thuốc lá hoặc tránh tiếp xúc với khói thuốc để có thể giúp ngăn ngừa giảm thiểu nguy cơ ung thư cổ tử cung xảy ra.
Với sự phát triển hiện nay của nền y học hiện đại thì bệnh ung thư cổ tử cung hoàn toàn có khả năng chữa trị khỏi dứt điểm nếu được phát hiện sớm trong giai đoạn đầu bằng cách tầm soát ung thư tại Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị tọa lạc tại 291 Điện Biên Phủ – Quận Thanh Khê – TP Đà Nẵng để siêu âm tử cung, buồng trứng qua âm đạo.
Bài viết trên “Tìm hiểu về ung thư cổ tử cung là gì?” đã giúp nữ giới nhận biết, phòng ngừa và điều trị bệnh sớm. Ngoài ra chị em phụ nữ còn thắc mắc ung thư cổ tử cung là gì hãy tiếp gọi ngay Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để giải đáp ung thư cổ tử cung là gì và lên lịch thăm khám tầm soát sớm nhất.