Mục Lục
Sùi mào gà có thể tốc độ lây nhiễm cao qua nhiều cách khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất trong số đó chính là thông qua con đường tình dục không an toàn. Trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm sùi mào gà rất nguy hiểm, có thể dẫn đến biến chứng thai kỳ hoặc lây nhiễm virus gây bệnh sùi mào gà cho trẻ. Cùng bài viết sau tìm hiểu vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm “Từng bị sùi mào gà có sinh thường được không?”.

Sùi mào gà là gì? Con đường lây nhiễm
Sùi mào gà là bệnh lây nhiễm đường tình dục do virus HPV – Human Papillomavirus gây ra. Đây là bệnh có thể ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới ở mọi độ tuổi, tuy nhiên thường xảy ra ở các đối tượng có hoạt động tình dục không an toàn và không lành mạnh hoặc quan hệ với nhiều đối tượng khác nhau.
Ngoài con đường lây nhiễm qua tình dục (quan hệ sinh dục, hậu môn hoặc miệng) thì sùi mào gà còn có những cách lây nhiễm khác như qua đường cho – nhận máu (thông qua hoạt động hiến máu), tiếp xúc với dịch tiết hoặc niêm mạc có vết thương hở của người bệnh (dùng chung đồ vật cá nhân với người bệnh hoặc các trường hợp chăm sóc y tế cho người bệnh sùi mào gà) và lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh thường qua đường sinh dục.

Quan hệ tình dục làm lây nhiễm sùi mào gà
Sau khoảng từ 2-9 ngày sau khi tiếp xúc trực tiếp với virus HPV, người bệnh sẽ phát ra những triệu chứng đầu tiên tại khu vực bị lây nhiễm, thông thường là bộ phận sinh dục, hậu môn và miệng. Xuất hiện những nốt sần hoặc u nhú nhỏ mềm, có màu trắng, màu da hoặc hồng nhạt, mọc riêng lẻ và có kích thước to nhỏ khác nhau. Những nốt mụn sùi này không gây ra bất cứ triệu chứng bất thường hoặc khó chịu nào nên nhiều người bệnh chủ quan không thăm khám điều trị sớm bệnh trong giai đoạn này.
Nếu không được điều trị, sau từ vài tuần đến vài tháng sau đợt lây nhiễm ban đầu, sùi mào gà sẽ nhanh chóng gia tăng số lượng và kích thước mụn sùi. Những mụn sùi lúc này không chỉ đạt kích thước lớn hơn mà chúng còn có thể tập trung lại thành cụm hoặc mảng sùi lớn dựng thẳng lên giống như mào gà hay bông súp lơ. Chính điều này khiến nó trở nên dễ vỡ khi va chạm nhẹ, làm cho người bệnh chịu nhiều đau rát và khó chịu, đồng thời tăng nguy cơ viêm nhiễm và nhiễm trùng tại vị trí mụn sùi.
Tình trạng viêm nhiễm do sùi mào gà trở nặng hơn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm sang khu vực khỏe mạnh khác ở chính bản thân hoặc lây nhiễm cho người thân xung quanh.
Bị sùi mào gà có thể sinh con được không?
Nếu sùi mào gà lây nhiễm đến các khu vực bộ phận sinh sản quan trọng như ống dẫn trứng, ống dẫn tinh, âm đạo,… chúng có thể khiến các vị trí này bị viêm nhiễm, nhiễm trùng và để lại tổn thương hoặc sẹo. Điều này khiến quá trình thụ tinh và mang thai khó xảy ra, dẫn đến tình trạng vô sinh và khó có con. Đây chính là một trong những biến chứng nguy hiểm do sùi mào gà gây ra đối với chức năng sinh sản của người nhiễm bệnh.

Bị sùi mào gà có thể sinh con được không?
Nguy hiểm hơn chính là trường hợp phụ nữ đang mang thai lây nhiễm virus HPV gây bệnh sùi mào gà. Tình trạng này có thể dẫn đến biến chứng thai kỳ nguy hiểm và dẫn đến nguy cơ lây nhiễm virus gây hại cho trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
Tuy sùi mào gà không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh con của người bệnh, nhưng nó có thể gây ra tình trạng không mong muốn. Chính vì vậy, việc tầm soát và xét nghiệm sùi mào gà cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác thường xuyên, định kỳ chính là một biện pháp phòng ngừa và hạn chế được các nguy cơ nguy hiểm xảy ra.
Giải đáp: Từng bị sùi mào gà có sinh thường được không?
Đối với trường hợp các chị em phụ nữ đã từng bị lây nhiễm sùi mào gà, dù đã được chữa trị hay không thì nguy cơ virus HPV vẫn còn tồn tại trong cơ thể là rất lớn, đặc biệt là khu vực bộ phận sinh dục và âm đạo. Virus HPV chưa có phương pháp triệt tiêu hoàn toàn, vì vậy chúng mang nhiều nguy cơ tái phát và lây nhiễm. Vì virus HPV thường tập trung ở bộ phận sinh dục và âm đạo nên nếu phụ nữ sinh thường qua đường sinh dục sẽ có thể lây nhiễm virus sùi mào gà cho trẻ.

Từng bị sùi mào gà có sinh thường được không?
Để ngăn chặn trình trạng này xảy ra, chị em phụ nữ trước khi có ý định mang thai thì nên kiểm tra xét nghiệm, đồng thời duy trì thực hiện định kỳ để sớm nhận biết bản thân có mắc bệnh hay không, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp.
Phụ nữ mang thai bị lây nhiễm sùi mào gà sẽ được các bác sĩ điều trị và khuyến nghị sinh con bằng phương pháp mổ để thay thế quá trình sinh thường. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ tiếp xúc với đường sinh dục – nơi chứa nhiều dịch tiết mang mầm virus HPV. Quá trình sinh mổ được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm cùng với trang thiết bị y tế hỗ trợ hiện đại sẽ giảm thiểu đáng kể nguy cơ trẻ bị lây nhiễm virus HPV gây bệnh sùi mào gà.
Nếu chị em phụ nữ từng bị sùi mào gà vẫn muốn sinh con qua đường sinh thường thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, điều này cần dựa trên rất nhiều yếu tố như vị trí lây nhiễm bệnh, quá trình điều trị bệnh và mức độ virus HPV trong cơ thể hiện tại.
Sùi mào gà ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi như thế nào?
Nếu phụ nữ mang thai lây nhiễm sùi mào gà, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm như sảy thai, thai chết lưu, sinh non,… Đồng thời mang khả năng lây nhiễm sang trẻ trong quá trình sinh thường qua đường sinh dục.

Sùi mào gà ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh
Trẻ sinh ra bị lây nhiễm virus HPV có thể bị viêm nhiễm da nghiêm trọng, xuất hiện nhiều nốt sùi nhỏ màu trắng hoặc đỏ trên miệng, môi, lưỡi hoặc bộ phận sinh dục. Tình trạng nhiễm trùng có thể dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp, viêm da nặng, gây khó khăn khi bú sữa, tiêu hóa,…
Ngoài ra, chị em phụ nữ cần chú ý, virus HPV có thể mang mầm bệnh ung thư, kích thích các tế bào bất thường chuyển thành ác tính. Tình trạng sau sinh có thể khiến hệ miễn dịch và khu vực tử cung suy yếu, chị em cần tầm soát bệnh ung thư thường xuyên để được điều trị sớm trong giai đoạn khởi phát.
Phải làm sao khi mang thai mà từng bị sùi mào gà
Thường xuyên kiểm tra xét nghiệm sùi mào gà nếu có nguy cơ cao lây nhiễm trước khi có ý định mang thai
Nếu có bất cứ triệu chứng nào nghi nhiễm sùi mào gà trong giai đoạn mang thai thì cần thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được điều trị
Duy trì thăm khám định kỳ để đảm bảo sùi mào gà được kiểm soát tốt
Nên sinh con qua phương pháp sinh mổ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus HPV sang trẻ
Để được kiểm tra kỹ lưỡng hoặc có biện pháp điều trị sùi mào gà phù hợp khi mang thai thì chị em phụ nữ hãy đến ngay cơ sở chuyên khoa bệnh tình dục uy tín tại khu vực Đà Nẵng: Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị. Các bác sĩ nhiều kinh nghiệm tại đây sẽ xét nghiệm và chẩn đoán tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh chính xác nhất, đồng thời tư vấn liệu trình điều trị thích hợp tránh gặp phải các tình huống không mong muốn có thể xảy ra.
Mong rằng bài viết “Từng bị sùi mào gà có sinh thường được không?” vừa rồi đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho bạn đọc quan tâm vấn đề này. Nếu còn băn khoăn hoặc cần hỗ trợ tư vấn thì xin liên hệ trực tiếp qua đường dây nóng sau: Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhắn tin đến khung chat: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Đội ngũ chuyên viên y tế trực ban sẽ hỗ trợ giải đáp và sắp xếp lịch thăm khám nhanh nhất cho bạn.
Có thể bạn quan tâm: Mắc sùi mào gà có bị vô sinh không