Bệnh trĩ gây nhiều đau đớn, khó khăn và bất tiện khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt đơn giản như đi lại, đứng lên ngoài xuống, chạy bộ,… điều này khiến người bệnh mất dần tự tin, từ đó ảnh hưởng đến năng suất học tập và làm việc. Để cải thiện tình trạng này, bài viết sau sẽ giới thiệu đến bạn đọc các tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ giảm đau hiệu quả có thể áp dụng dễ dàng.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tại sao ngồi nhiều dễ bị trĩ?

Trĩ là một bệnh lý hậu môn trực tràng phổ biến, thường gặp ở những người có lối sống ít vận động, ngồi nhiều, ăn uống không khoa học và lành mạnh. Đặc biệt là những đối tượng thường xuyên ngồi nhiều sẽ gây nên những áp lực đè nén lên các mạch máu ở khu vực hậu môn, làm giãn nở và biến dạng các mạch máu này. Nếu tình trạng giãn nở biến dạng các mạch máu ở hậu môn kéo dài, chúng sẽ hình thành nên các búi trĩ và gây ra các triệu chứng khó chịu như đau, ngứa, nóng rát, sưng đỏ và chảy máu hậu môn khi đại tiện.

Tại sao ngồi nhiều dễ bị trĩ?

Tại sao ngồi nhiều dễ bị trĩ?

Ngồi lâu không đúng tư thế cũng có thể gây ra áp lực tại vùng hậu môn, từ đó tác động lên các mạch máu và mô mềm xung quanh, gây ra tắc nghẽn lưu thông máu và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành bệnh trĩ.

Ngoài ra, việc ngồi quá nhiều cũng làm giảm sự co bóp của cơ bụng và ruột, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và đại tiện. Điều này có thể gây táo bón hoặc kiết ly, cả hai tình trạng này đều có thể làm tổn thương niêm mạc hậu môn và thúc đẩy đến sự phát triển của búi trĩ.

Do đó, để phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ hiệu quả thì ngoài việc sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần phải thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn, tăng cường vận động thể chất hoặc thể thao phù hợp với sức khỏe, hạn chế ngồi nhiều, ăn uống cân bằng dưỡng chất, giàu chất xơ.

Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu bệnh trĩ nặng

Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ

Tư thế khi ngồi đại tiện

Cải thiện đúng tư thế khi đi đại tiện sẽ hỗ trợ cho sức khỏe hệ tiêu hóa và sinh lý hoạt động ổn định hơn. Nếu giữ tư thế ngồi sai lầm trong một thời gian dài có thể gây ra nhiều biến chứng như táo bón, trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm ruột kết và ung thư đại tràng. Do đó, cần phải biết cách đi đại tiện đúng cách để phòng tránh cũng như hạn chế nguy cơ bệnh trĩ trở nặng hơn.

Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ - Tư thế ngồi khi đại tiện

Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ – Tư thế ngồi khi đại tiện

Tư thế khi đi đại tiện phù hợp nhất chính là tư thế tạo ra một góc nhọn giữa đường ruột kết và hậu môn, giúp cho phân dễ dàng thoát ra ngoài. Tư thế này có thể đạt được bằng cách ngồi xổm trên bồn cầu với chân cao hơn hông hoặc ngồi xổm trên mặt đất (với loại cầu tiêu kiểu cũ). Tư thế này giúp cho cơ bụng và cơ hậu môn hoạt động hiệu quả, giảm áp lực lên các tĩnh mạch xung quanh hậu môn và giảm nguy cơ bị trĩ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ngồi xổm được do các yếu tố như tuổi tác, bệnh lý xương khớp, thói quen hay văn hóa. Trong trường hợp này, người bệnh trĩ có thể sử dụng các phương pháp hỗ trợ như dùng ghế đặc biệt có thiết kế phù hợp, dùng ghế cao hoặc ghế gấp để nâng cao chân lên khi ngồi trên bồn cầu để tạo góc nhọn cho ruột kết dễ dàng đại tiện.

Ngoài ra, khi đi đại tiện thì người bệnh cũng cần chú ý đến các nguyên tắc sau:

  • Không nên rặn quá mạnh khi đi đại tiện vì có thể gây tổn thương cho niêm mạc ruột và hậu môn.
  • Không nên xem điện thoại hoặc ngồi quá lâu trên bồn cầu vì có thể làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan sinh dục và gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý.
  • Không nên ngừng đi đại tiện khi còn cảm giác muốn đi vì có thể làm cho phân bị khô, nghẽn tắc và gây táo bón.
  • Không nên sử dụng giấy vệ sinh quá cứng hoặc có mùi thơm nồng vì có thể làm kích ứng da và niêm mạc hậu môn.
  • Không nên sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc kích thích đi đại tiện quá thường xuyên vì có thể làm suy giảm chức năng của ruột và gây ra sự phụ thuộc.

Tư thế khi ngồi khi học tập – làm việc

Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ là tư thế ngồi thẳng, lưng không bị cong, đầu gối hơi cao so với phần mông, chân không bắt chéo nhau hoặc đặt lên ghế cao. Tư thế này giúp giảm áp lực lên vùng hậu môn, cải thiện tuần hoàn máu và ngăn ngừa sự giãn nở sưng phồng của các mạch máu trong hậu môn. Ngoài ra, tư thế ngồi đúng cách cũng có lợi cho sức khỏe cột sống và sự phát triển của cơ bắp (ở người trẻ).

Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ - Tư thế ngồi khi học tập làm việc

Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ – Tư thế ngồi khi học tập làm việc

  • Ngồi trên bề mặt mềm: Người bệnh trĩ nên chọn ghế có đệm đàn hồi hoặc dùng gối đỡ để giảm áp lực lên vùng hậu môn và xương cụt. Tránh ngồi trên bề mặt quá cứng, không có đệm hoặc ghế không thoải mái.
  • Tư thế ngồi thẳng: Người bệnh trĩ nên ngồi ở trạng thái giữ lưng thẳng và cân bằng (không nghiêng hoặc xiêu vẹo sang một bên). Đừng ngồi quá sát vào ghế mà hãy chừa ra khoảng cách giữa lưng và tựa lưng của ghế để hoạt động lưu thông máu tốt ở khu vực lưng – hông diễn ra thuận lợi hơn.
  • Giữ chân ở tư thế hợp lý: Khi ngồi thì nên đặt chân thẳng trên mặt sàn. Nếu có thể thì sử dụng một cái ghế để nâng cao bàn chân, điều này sẽ giảm bớt áp lực lên khu vực hậu môn trực tràng khi ngồi.
  • Điều chỉnh tư thế khi cần: Nếu phải ngồi lâu, người bệnh hãy thay đổi tư thế đều đặn để giảm áp lực tại vùng hậu môn bằng cách đứng lên, đi lại hoặc làm những bài tập nhẹ nhàng khoảng 30-45 phút một lần để tăng cường hoạt động lưu thông máu.

Một số biện pháp khi ngồi giúp giảm đau cho người bệnh trĩ

Biện pháp khi ngồi giúp giảm đau cho người bệnh trĩ

Biện pháp khi ngồi giúp giảm đau cho người bệnh trĩ

– Duy trì một lối sống và ăn uống lành mạnh, ăn thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ nước để duy trì chức năng hoạt động tiêu hóa tốt.

– Chọn ghế có đệm êm, không quá cao hoặc quá thấp, có tựa lưng và tựa đầu vừa phải.

– Đặt một gối nhỏ dưới mông hoặc dùng các loại gối chuyên dụng cho người bệnh trĩ để giảm ma sát và đau nhức khó chịu vùng hậu môn.

– Thay đổi tư thế ngồi thường xuyên, không ngồi một chỗ quá lâu. Nên đứng dậy và di chuyển ít nhất 5-10 phút sau mỗi giờ ngồi.

– Tránh ngồi chống chân lên bàn, ngồi xổm, ngồi co rúm hoặc ngồi quá sâu vào ghế. Những tư thế này sẽ làm tăng áp lực lên vùng hậu môn và làm tổn thương các mạch máu trong trĩ.

– Khi ngồi trên xe đạp, xe máy hoặc ô tô,… nên dùng các loại đệm hoặc gối hỗ trợ để giảm va đập và rung động ảnh hưởng đến khu vực búi trĩ ở hậu môn.

Đối với những trường hợp bệnh trĩ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt, người bệnh hãy đến ngay các trung tâm y tế chuyên môn về hậu môn – trực tràng uy tín: Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị, để được áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, qua đó mang lại hiệu quả và giảm thiểu các tác động từ bệnh trĩ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.

Hy vọng rằng bài viết “Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ giảm đau” ở trên đã mang lại nhiều thông tin bổ ích trong việc khắc phục bệnh trĩ tại nhà cho bạn đọc quan tâm tham khảo. Nếu cần thêm sự trợ giúp y tế chuyên môn thì xin hãy liên hệ đến số đường dây nóng 24/24: Hotline: 039 957 5631 hoặc nhắn tin vào khung chat của phòng khám: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Đội ngũ chuyên viên y tế nhiều kinh nghiệm tại đa khoa Hữu Nghị sẽ trực tiếp hỗ trợ và có thể lên lịch điều trị cho bạn ngay nếu cần thiết.

Có thể bạn quan tâm: Cách chữa bệnh trĩ bằng khoai tây