Một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm khi quyết định thực hiện phẫu thuật trĩ là các triệu chứng sau khi mổ trĩ có thể gặp phải. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc quan tâm một số thông tin cần thiết về những triệu chứng này, cách hạn chế và khắc phục khi tình trạng này xảy ra.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

9 Triệu chứng sau khi mổ trĩ có thể gặp và cách hạn chế

Đau đớn, khó chịu

Sau khi mổ trĩ, nhiều người bệnh thường gặp phải các triệu chứng đau đớn, khó chịu ở vùng hậu môn trực tràng. Đây là biến chứng sau khi thực hiện phẫu thuật mổ trĩ rất hay gặp phải, nhưng nó thường không quá nghiêm trọng và sẽ biến mất hoàn toàn sau một thời gian phục hồi. Nguyên nhân của triệu chứng này có thể là do vết thương sau phẫu thuật, sự co thắt của cơ trơn hậu môn, viêm nhiễm hoặc khó khăn khi đại tiện.

Triệu chứng sau khi mổ trĩ - Đau đớn khó chịu hậu môn

Triệu chứng sau khi mổ trĩ – Đau đớn khó chịu hậu môn

Theo các chuyên gia, quá trình phục hồi này có thể kéo dài trong ba đến bốn tuần đầu tiên sau khi vừa cắt trĩ và sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, để giảm thiểu các triệu chứng đau đớn, khó chịu sau khi mổ trĩ, bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh khu vực hậu môn.

  • Uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ hoặc thức ăn dạng lỏng mềm để làm mềm phân và giảm chứng táo bón.
  • Rửa vùng hậu môn bằng nước ấm sau mỗi lần đi vệ sinh và lau khô nhẹ nhàng.
  • Đặt túi nước đá hoặc túi nước nóng lên vùng hậu môn để giảm sưng và viêm.
  • Tránh ngồi hoặc đứng lâu một chỗ và di chuyển nhẹ nhàng để kích thích tuần hoàn máu.
  • Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm và kích thích lành vết thương theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu tình trạng đau nhức khó chịu kéo dài trên 2 tuần hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, có mùi hôi, tiết dịch mủ chảy máu, bị hẹp hậu môn,… sau khi mổ trĩ, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ để được kiểm tra và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Xuất huyết, chảy máu

Chảy máu sau khi mổ trĩ là một biến chứng hay xuất hiện, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm và cần can thiệp y tế. Thông thường, chảy máu sau mổ trĩ sẽ giảm bớt sau 1-2 ngày và dừng hoàn toàn trong vòng 1 tuần nếu bệnh nhân tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ cũng như thực hiện chăm sóc vết mổ đúng cách. Một số nguyên nhân gây chảy máu sau mổ trĩ có thể là:

  • Do vết mổ chưa lành hoàn toàn, lau hay rửa hậu môn sai cách.
  • Bị táo bón, rặn quá sức khi đi cầu, làm tăng áp lực lên vùng hậu môn và gây nứt rách vết mổ.
  • Do vết mổ bị nhiễm trùng gây viêm, sưng, đau và chảy dịch mủ.
Triệu chứng sau khi mổ trĩ - Chảy máu hậu môn

Triệu chứng sau khi mổ trĩ – Chảy máu hậu môn

Nếu tình trạng chảy máu quá nhiều, kéo dài trên 1-2 tuần hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ, chảy dịch có mùi hôi,… thì cần đi thông báo ngay với bác sĩ để được hỗ trị khắc phục và điều trị kịp thời.

Chảy máu sau khi mổ trĩ là biến chứng có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng ngừa và xử lý đúng cách, bệnh nhân có thể hạn chế được tình trạng này và hồi phục sau hậu phẫu nhanh chóng. Người bệnh có thể thực hiện các biện pháp sau để hạn chế biến chứng xuất huyết xảy ra:

  • Giữ vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, rửa nước ấm sau mỗi lần đi vệ sinh và lau khô nhẹ nhàng.
  • Ăn uống đủ chất, nhiều rau xanh và trái cây, tránh ăn thức ăn cay nóng, quá mặn, chiên xào,… và uống nhiều nước để phòng ngừa chứng táo bón xảy ra.
  • Sinh hoạt điều độ, không ngồi lâu một chỗ, không nâng vác nặng, không uống rượu bia, hút thuốc lá.
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngừng hoặc thay đổi liều lượng.
  • Thăm khám theo đúng lịch hẹn để theo dõi tình trạng vết mổ và phát hiện sớm các biến chứng bất thường nếu có.

Thủng trực tràng

Triệu chứng sau khi mổ trĩ - Thủng trực tràng

Triệu chứng sau khi mổ trĩ – Thủng trực tràng

Thủng trực tràng là một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm sau khi thực hiện phẫu thuật mổ trĩ. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này có thể là do quá trình phẫu thuật gây tổn thương đến lớp niêm mạc của trực tràng hoặc do tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm, tắc nghẽn ở vùng hậu môn gây ra.

Triệu chứng thủng trực tràng có thể nhận biết như bị đau bụng dữ dội, sốt cao, nôn mửa, chảy máu hậu môn, khí hư ra khỏi âm đạo (đối với phụ nữ) hoặc sưng phù ở vùng bụng dưới. Đây là tình trạng rất nguy hiểm và cần được điều trị ngay lập tức để tránh nguy cơ nhiễm trùng toàn thân, sốc hoặc thậm chí là tử vong.

Áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn là tình trạng viêm nhiễm ở vùng da quanh hậu môn, gây ra bởi vi khuẩn xâm nhập vào các tuyến bã nhờn hoặc các nang lông. Sau khi mổ trĩ, vết thương có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn từ phân xâm nhập hoặc do vấn đề không vệ sinh không đúng cách dẫn đến áp xe hậu môn.

Triệu chứng sau khi mổ trĩ - Áp xe hậu môn

Triệu chứng sau khi mổ trĩ – Áp xe hậu môn

Triệu chứng của áp xe hậu môn mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm tình trạng đau nhức, sưng tấy, nóng rát ở khu vực vừa mổ ở hậu môn, có thể bị chảy máu, dịch mủ hoặc mùi hôi khó chịu từ vết thương, sốt cao, ớn lạnh từng cơn, khó đi đại tiện hoặc tiểu tiện. Nếu không được điều trị kịp thời, áp xe hậu môn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm dẫn đến nhiễm trùng lan rộng, nhiễm trùng máu,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Để khắc phục áp xe hậu môn sau khi mổ trĩ, người bệnh cần thăm khám bác sĩ điều trị để được kiểm tra, uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng. Chú ý rửa vùng hậu môn bằng nước ấm hoặc dung dịch muối sinh lý sau mỗi lần đi đại tiện, có thể chườm lạnh hoặc chườm nóng lên khu vực áp xe để giảm đau và sưng, giữ vệ sinh cá nhân và thay quần lót sạch hàng ngày.

Trong trường hợp áp xe hậu môn quá to hoặc không khỏi sau khi dùng thuốc, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ khối áp xe và làm sạch vết thương viêm nhiễm.

Cơ vòng trong bị tổn thương

Cơ vòng trong là một cơ quan quan trọng giúp duy trì sự khả năng giữ chặt và tống đẩy phân của hậu môn. Khi thực hiện mổ trĩ, cơ vòng trong có thể bị tổn thương do dao mổ, vết khâu hoặc tình trạng viêm nhiễm. Điều này gây ra các triệu chứng như rò huyết, đau hậu môn, táo bón hoặc tiêu chảy. Để khắc phục tình trạng này, bệnh nhân cần tuân thủ các biện pháp như sau:

Triệu chứng sau khi mổ trĩ - Cơ vòng trong tổn thương

Triệu chứng sau khi mổ trĩ – Cơ vòng trong tổn thương

  • Uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ để làm mềm phân và giảm áp lực lên cơ vòng trong.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm hoặc thuốc bôi trị trĩ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi ngoài bằng nước ấm hoặc dung dịch muối sinh lý.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và tránh các hoạt động gây căng tức, áp lực ở cơ vòng trong như ngồi lâu, đi xe đạp, nâng vác vật nặng hoặc quan hệ tình dục qua hậu môn.
  • Thăm khám bác sĩ định kỳ để theo dõi quá trình phục hồi và phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra.

Cơ vòng trong bị tổn thương sau khi mổ trĩ là một tình trạng khá phổ biến và có thể được điều trị tốt nếu bệnh nhân chăm sóc vết mổ đúng cách. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không giảm sau 6 tuần hoặc xuất hiện các biểu hiện bất thường như sốt cao, sưng tấy, chảy mủ hoặc chảy máu, bệnh nhân cần đi gặp bác sĩ để được điều trị ngay lập tức.

Nhiễm trùng vết mổ

Nhiễm trùng vết mổ sau khi phẫu thuật cắt trĩ là một biến chứng có thể xảy ra ở một số bệnh nhân. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này có thể là do vi khuẩn xâm nhập vào vết mổ, vấn đề vệ sinh kém, dị ứng thuốc hoặc do sự cố trong quá trình phẫu thuật.

Triệu chứng sau khi mổ trĩ - Nhiễm trùng vết mổ

Triệu chứng sau khi mổ trĩ – Nhiễm trùng vết mổ

Triệu chứng nhiễm trùng vết mổ có thể nhận biết như tình trạng đau nhức, sưng tấy, nóng rát, chảy máu, tiết dịch mủ có mùi hôi, sốt cao hoặc rối loạn tiêu hóa. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng vết mổ sau khi mổ trĩ có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng máu, viêm trực tràng, hoại tử mô hoặc thậm chí là tử vong.

Để khắc phục triệu chứng nhiễm trùng vết mổ sau khi mổ trĩ, bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn sau

  • Uống đủ thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vệ sinh vết mổ sạch sẽ hàng ngày bằng nước muối ấm hoặc dung dịch khử trùng.
  • Thay băng gạc thường xuyên và giữ cho vết mổ khô ráo sạch sẽ.
  • Ăn đầy đủ dinh dưỡng và uống nhiều nước để tăng cường sức đề kháng cũng như giúp hồi phục vết thương nhanh hơn.
  • Tránh ăn các thực phẩm gây táo bón, kích ứng hoặc gây dị ứng.
  • Hạn chế ngồi lâu, đi lại nhiều hoặc làm việc nặng để giảm áp lực lên vùng hậu môn.

Nếu có biểu hiện nặng hơn hoặc không giảm sau khi điều trị, cần đi khám lại bác sĩ để được xét nghiệm nguyên nhân và can thiệp y tế kịp thời.

Hẹp hậu môn

Hẹp hậu môn cũng là một biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật mổ trĩ, khiến cho lỗ hậu môn bị thu hẹp, gây khó khăn và đau đớn khi đi đại tiện. Nguyên nhân gây ra triệu chứng hẹp hậu môn này có thể là do:

Triệu chứng sau khi mổ trĩ - Hẹp hậu môn

Triệu chứng sau khi mổ trĩ – Hẹp hậu môn

  • Quá trình phẫu thuật cắt bỏ quá nhiều niêm mạc búi trĩ, làm cho vết thương rộng và dài hơn, điều này khiến cho niêm mạc hậu môn bị kéo căng, co rút và hẹp lại.
  • Quá trình lành vết thương kéo dài, tạo ra sẹo lồi và cứng, làm giảm độ co giãn của niêm mạc hậu môn.
  • Viêm nhiễm từ vết thương sau phẫu thuật gây tình trạng sưng tấy, đau nhức và ảnh hưởng đến khả năng co giãn của niêm mạc hậu môn.
  • Thói quen đại tiện không đúng cách, rặn quá sức hoặc không uống đủ nước làm cho phân khô cứng và gây tổn thương niêm mạc hậu môn.

Để khắc phục triệu chứng hẹp hậu môn sau khi mổ trĩ, người bệnh nên ăn uống đầy đủ chất xơ, uống nhiều nước và tránh các loại thực phẩm gây táo bón, như cà phê, trà, sô cô la, bánh ngọt… Đi đại tiện đúng giờ, không rặn quá sức và dùng nước ấm để rửa vùng hậu môn sau khi đi vệ sinh.

Người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc xoa bóp hoặc ngâm hậu môn để giảm viêm sưng, đau nhức và làm mềm niêm mạc hậu môn. Đồng thời thực hiện các bài tập co giãn hậu môn để tăng cường hoạt động tuần hoàn máu và cải thiện khả năng co giãn của niêm mạc hậu môn.

Tuy nhiên, nếu các biện pháp trên không hiệu quả, người bệnh cần phải tiến hành nong, phẫu thuật mở rộng lỗ hậu môn bằng cách cắt bỏ các mô sẹo hoặc niêm mạc bị co lại.

Tiểu khó, bí tiểu

Tiểu khó, bí tiểu có thể xuất hiện sau khi mổ trĩ do nhiều yếu tố khác nhau gây ra như do tác động của thuốc gây tê, gây mê trong quá trình phẫu thuật làm giảm cảm giác tiểu của bệnh nhân, tình trạng sưng viêm, tổn thương ở vùng hậu môn làm chèn ép niệu đạo, gây khó khăn trong việc tiểu tiện hoặc cũng có thể là do uống ít nước sau phẫu thuật làm giảm lượng nước tiểu, dễ gây tắc nghẽn đường tiểu,…

Có thể bạn quan tâm: Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ

Triệu chứng sau khi mổ trĩ - Khó tiểu

Triệu chứng sau khi mổ trĩ – Khó tiểu

Để khắc phục triệu chứng tiểu khó, bí tiểu sau khi mổ trĩ thì bệnh nhân có thể thực hiện các biện pháp như:

  • Uống đủ nước hàng ngày (khoảng 2-3 lít) để tăng lượng nước tiểu và giảm nguy cơ tắc nghẽn đường tiểu.
  • Massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới để kích thích bàng quang co bóp và đẩy nước tiểu ra ngoài.
  • Thư giãn tinh thần, giảm bớt sự lo lắng hay căng thẳng khi tiểu để khôi phục hoạt động thông thường của cơ bàng quang.
  • Sử dụng các loại thuốc giãn niệu đạo, giảm viêm, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để giúp niệu đạo hoạt động ổn định và giảm sưng viêm ở khu vực hậu môn.

Tuy nhiên người bệnh cần theo dõi kỹ triệu chứng này, nếu nó kéo dài hoặc trở nặng thêm thì cần thăm khám và báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra xử lý kịp thời.

Đại tiện mất tự chủ

Đại tiện mất tự chủ sau khi phẫu thuật mổ trĩ là một biến chứng khó chịu và gây ra nhiều ảnh hưởng bất tiện đến bệnh nhân. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này có thể là do sự tổn thương các cơ và thần kinh quanh hậu môn trong quá trình phẫu thuật hoặc do tình trạng viêm nhiễm, chảy máu, sưng tấy, tắc nghẽn đường tiêu hóa gây ra.

Triệu chứng sau khi mổ trĩ - Đại tiện mất tự chủ

Triệu chứng sau khi mổ trĩ – Đại tiện mất tự chủ

Để khắc phục triệu chứng này, bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc theo đơn thuốc được kê. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên tập luyện các bài tập cơ hậu môn để cải thiện khả năng kiểm soát đại tiện. Trong trường hợp triệu chứng kéo dài hoặc gây ra nhiều sự bất tiện, bệnh nhân thông báo và trao đổi với bác sĩ để được khắc phục.

Cách hạn chế và phòng ngừa biến chứng sau khi mổ trĩ

– Vận động nhẹ nhàng để hạn chế tác động đến vết mổ

– Chế độ ăn uống hợp lý, dinh dưỡng và phù hợp với sức khỏe

– Vệ sinh vùng hậu môn nhẹ nhàng, đúng cách theo hướng dẫn từ bác sĩ

– Dùng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian chỉ định của bác sĩ

– Thăm khám theo lịch hẹn định kỳ để theo dõi vết thương và nhận biết sớm biến chứng xảy ra nếu có.

Để tiến hành phẫu thuật cắt trĩ hiệu quả và an toàn thì người bệnh nên đến thăm khám điều trị ngay tại cơ sở chuyên khoa: Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị, qua đó được kiểm tra sức khỏe, mức độ bệnh trĩ và tư vấn phương pháp phẫu thuật phù hợp bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn bệnh hậu môn trực tràng.

Hy vọng bài viết “9 Triệu chứng sau khi mổ trĩ có thể gặp và cách hạn chế” này đã mang đến đầy đủ các thông tin cần thiết và hữu ích trong việc điều trị bệnh trĩ cho bạn đọc theo dõi. Nếu cần hỗ trợ y tế thì xin hãy liên hệ ngay tới số điện thoại Phòng khám sau: Hotline: 039 957 5631 hoặc nhắn tin vào khung tư vấn 24/24: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< , các nhân viên y tế trực ban sẽ liên hệ giải đáp nhanh chóng, đồng thời lên lịch thăm khám ngay cho bạn khi cần.

Có thể bạn quan tâm: Sau khi phẫu thuật trĩ nên kiêng gì ?