Nấm vùng kín thường xuất hiện ở các đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Ban đầu bệnh chỉ gây ra tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy nhẹ ở vùng kín nên nhiều chị em chủ quan không thăm khám sớm, dẫn đến chuyển nặng hơn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh. Sau đây bài viết sẽ giải đáp cách điều trị tận gốc bệnh nấm vùng kín hiệu quả nhất.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nấm vùng kín: Bệnh lý phụ khoa tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Thông thường với trạng thái sức khỏe tốt thì môi trường âm đạo – vùng kín của phụ nữ sẽ có sự cân bằng các loại vi khuẩn và nấm men có lợi vẫn có hại bên trong. Nhưng vì nhiều nguyên nhân sinh lý lẫn bệnh lý đã dẫn tới sự mất cân bằng xảy ra thì một loại nấm men (thường là nấm Candida) có thể phát triển mạnh và gây ra tình trạng viêm nhiễm ngứa ngáy này.

Nấm vùng kín

Nấm vùng kín

Sự phát triển gây hại bởi nấm men có thể gây ra những triệu chứng cụ thể như bị kích ứng, viêm nhiễm, ngứa ngáy, tăng tiết dịch bất thường, có mùi hôi nồng và đau rát ở vùng kín. Ngoài ra nó còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh như:

  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Tình trạng nấm ở vùng kín gây ngứa ngáy dữ dội, khiến người bệnh luôn trong trạng thái khó chịu, cáu gắt, bất ổn tinh thần, không thể tập trung học tập – làm việc,…
  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ: Do khí hư, huyết trắng tiết ra nhiều còn có mùi hôi khó chịu và sự ngứa ngáy vùng kín xảy ra khiến chị em tự ti trong giao tiếp, còn ảnh hưởng tới đời sống tình dục vợ chồng. 
  • Nguy cơ lây bệnh cho bạn tình: Nấm vùng kín ở phụ giới có thể lây nhiễm dễ dàng qua đường tình dục, khiến bệnh lây sang nam giới. 
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Nấm, vi khuẩn tấn công làm hệ miễn dịch bị ảnh hưởng khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc phải các bệnh lý nguy hiểm khác nhất là bệnh tình dục.
  • Dẫn đến chứng vô sinh hiếm muộn: Nấm âm đạo có thể dẫn tới viêm âm đạo, viêm ống dẫn trứng cũng như các cơ quan khác của hệ sinh sản, từ đó có thể gây ra vô sinh, hiếm muộn và một số biến chứng phụ khoa nguy hiểm khác.

Nấm vùng kín do nguyên nhân nào gây ra?

Nguyên nhân bị viêm nhiễm âm đạo do nấm vùng kín thường hay gặp nhất đối với trường hợp phụ nữ đang có tình trạng sau:

Rối loạn nồng độ estrogen trong cơ thể: tình trạng nấm ở âm đạo rất dễ xảy ra khi phụ nữ đang mang thai hoặc sử liệu pháp bổ sung nội tiết estrogen sau giai đoạn mãn kinh.

Đái tháo đường: phụ nữ đang bị chứng đái tháo đường có nguy cơ cao bị nhiễm nấm âm đạo vùng kín hơn phụ nữ bình thường, nhất là đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 2 dễ bị nhiễm các chủng nấm men Candida non-albicans hơn hết.

Nấm vùng kín do sử dụng thuốc kháng sinh điều trị

Nấm vùng kín do sử dụng thuốc kháng sinh điều trị

Sử dụng thuốc kháng sinh: Khi chị em sử dụng thuốc kháng sinh phổ rộng để điều trị các bệnh khác có thể làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển bệnh nấm vùng kín – âm đạo, bởi việc dùng nhiều loại thuốc kháng sinh có thể gây ra sự ức chế, diệt trừ hệ vi khuẩn có lợi trong âm đạo, tạo điều kiện cho nấm men gây hại phát triển sinh sôi.

Ức chế hệ miễn dịch: tình trạng nấm vùng kín xảy ra phổ biến hơn ở những bệnh nhân bị chứng ức chế hệ miễn dịch bao gồm những phụ nữ đang sử dụng thuốc có thành phần Glucocorticoid hoặc các thuốc ức chế hệ miễn dịch khác, ngoài ra có thể do bị nhiễm loại virus gây suy giảm chức năng hệ miễn dịch ở người – HIV gây ra.

Quan hệ tình dục không an toàn: nếu người bệnh quan hệ với nhiều người hoặc khi phát sinh quan hệ với bạn tình không sử dụng biện pháp an toàn như đeo bao cao su sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm nấm candida vùng kín.

Yếu tố di truyền: theo nghiên cứu cho thấy có sự liên quan mật thiết giữa việc nhiễm nấm âm đạo tái phát với một loại gen tạo ra protein khiến người bệnh có nguy cơ lây nhiễm nấm men vùng kín hơn so với người bình thường.

Nguyên nhân khác: nhiều yếu tố tác động khiến nấm vùng kín xuất hiện gây viêm nhiễm đó chính là do phụ nữ vệ sinh vùng kín không đúng cách, thụt rửa âm đạo vùng kín quá sâu, dùng quần lót không thấm hút ẩm tốt, giấy vệ sinh chất lượng kém hoặc có thành phần gây kích ứng da,…

Tìm hiểu thêm bài viết: Giải đáp thắc mắc: Phá thai có đau không?

Nấm vùng kín có triệu chứng nhận biết như thế nào?

Các triệu chứng do bị nấm vùng kín có thể sẽ thay đổi khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào mức độ bệnh nhẹ hay nặng mà sẽ có các triệu chứng sau:

  • Ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín (âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé)
  • Cảm giác nóng rát, sưng đau khó chịu, đỏ rát và đặc biệt đau đớn khi quan hệ tình dục hoặc khi đi tiểu
  • Đau nhức, chạm nhẹ vùng kín cũng có thể khiến người bệnh khó chịu
  • Dịch tiết ra âm đạo nhiều bất thường, dày đặc sệt, màu trắng đục, nhưng không mùi

Nấm vùng kín được chẩn đoán như thế nào?

Nếu chị em phụ nữ có các triệu chứng phụ khoa bất thường xảy ra, bác sĩ thăm khám sẽ kiểm tra tổng quát, tiền sử bệnh lý, đồng thời yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây bệnh như: soi tươi, nhuộm gram soi dịch âm đạo nhằm tìm ra dấu vết của nấm hoặc vi khuẩn gây hại.

Cách chẩn đoán nấm vùng kín

Cách chẩn đoán nấm vùng kín

Mẫu bệnh phẩm dịch âm đạo sau khi được lấy khi soi cổ tử cung bằng dụng cụ y tế chuyên dụng, sẽ được phết qua lam kính hoặc giữ cả que tăm bông mang về phòng xét nghiệm, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành các kỹ thuật soi tươi hoặc nhuộm Gram tế bào để nhằm phát hiện nấm men cũng như đánh giá tình trạng viêm nhiễm âm đạo hiện tại.

Cách điều trị tận gốc bệnh nấm vùng kín hiệu quả nhất

Viêm nhiễm do nấm vùng kín cấp tính

Trường hợp viêm nhiễm ở âm đạo do nấm ở mức độ nhẹ người bệnh sẽ được điều trị tận gốc bệnh nấm vùng kín bằng thuốc kháng nhằm diệt trừ nấm, các trường hợp viêm âm hộ do nấm chủng Candida thứ phát này có thể bị kháng sinh loại bỏ dễ dàng. Thuốc chống nấm được chỉ định sử dụng là loại Fluconazole dùng đường uống hoặc bôi thoa vùng âm đạo theo phác đồ điều trị (thường là sử dụng trong 1 hoặc 3 ngày).

Ở những bệnh nhân mắc bệnh không biến chứng đối với những trường hợp không bị ức chế miễn dịch hoặc đang mang thai nhưng không bị viêm âm hộ do nấm chủng Candida tái phát thì có thể lựa chọn một trong hai biện pháp uống hoặc bôi đều sẽ có hiệu quả như nhau. Người bệnh có thể quyết định điều trị dựa trên chi phí và sự tiện dụng.

Thuốc trị tận gốc bệnh nấm vùng kín

Thuốc trị tận gốc bệnh nấm vùng kín

Viêm nhiễm do nấm vùng kín mãn tính

Sẽ được áp dụng liệu pháp bao gồm điều trị tận gốc bệnh nấm vùng kín bằng thuốc Azole đặt trong âm đạo trong ít nhất 1 tuần/lần, hoặc điều trị bằng đường uống với Fluconazole 3 ngày/lần với ba liều để sử dụng.

Trường hợp phụ nữ có thai bị nấm vùng kín gây viêm nhiễm âm đạo

Phụ nữ có thai không được dùng thuốc kháng nấm đường uống do nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, bác sĩ sẽ lựa chọn áp dụng liệu pháp đặt âm đạo kéo dài 7 ngày là thích hợp nhất. Ngoài ra, thuốc Fluconazole cũng được coi là an toàn ở phụ nữ đang cho con bú.

Việc sử dụng thuốc kháng trừ nấm men âm đạo thông thường sẽ cho hiệu quả trị tận gốc bệnh nấm vùng kín khỏi bệnh cao, tuy nhiên số ít trường hợp (khoảng 20 đến 30% bệnh nhân) sẽ lại tái nhiễm sau khi điều trị. Khi đó bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm liệu pháp khác phòng ngừa nấm vùng kín.

Trong trường hợp các triệu chứng bị nấm vùng kín không thuyên giảm mà trầm trọng hơn thì người bệnh nên đi khám sớm ở cơ sở y tế chuyên phụ khoa tại Đa Khoa Hữu Nghị để được bác sĩ giàu kinh nghiệm chẩn đoán đồng thời lên phác đồ điều trị tận gốc bệnh nấm vùng kín phù hợp và an toàn nhất để tránh các biến chứng của bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản về sau.

Hy vọng bài viết “Cách điều trị tận gốc bệnh nấm vùng kín hiệu quả nhất” ở trên đã giải đáp băn khoăn, thắc mắc của bạn đọc và chị em phụ nữ quan tâm vấn đề này, nếu còn băn khoăn khác về cách trị tận gốc bệnh nấm vùng kín thì hãy gọi ngay số: Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp khung chat: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ giải đáp cách trị tận gốc bệnh nấm vùng kín và giúp đỡ ngay nhé.