Mục Lục
Bệnh trĩ gây ra nhiều triệu chứng đau nhức khó chịu, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây cản trở đến các hoạt động sinh hoạt khác, tình trạng này càng nghiêm trọng hơn nếu đây là trĩ ngoại (loại búi trĩ dễ sa ra ngoài hậu môn gây viêm nhiễm, lở loét). Trong bài viết sau đây, các chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể hơn về câu hỏi “Trĩ ngoại độ 4 là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị búi trĩ giai đoạn này”.

Trĩ ngoại độ 4 là gì?
Các búi trĩ xuất hiện ở phía dưới đường lược (gần khu vực niêm mạc hậu môn), được gọi với tên là trĩ ngoại. Bệnh trĩ ngoại khi mà các mạch máu lưu thông ở khu vực hậu môn trực tràng bị áp lực đè nén liên tục dẫn đến tình trạng biến dạng bất thường, sưng phồng lên quá mức. Điều này đã làm hình thành nên một hoặc nhiều búi trĩ ngoại tại khu vực hậu môn.

Trĩ ngoại độ 4 là gì?
Khi có búi trĩ ngoại xuất hiện, người bệnh thường nhận ra các triệu chứng bất thường nhanh chóng do vị trí của búi trĩ có nhiều dây thần kinh cảm giác. Bên cạnh đó, các búi trĩ ngoại này thường nằm gần phần rìa hậu môn nên gây nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát, ngứa ngáy, chảy máu,… khi bị va chạm, cọ xát hoặc tác động mạnh từ bên ngoài.
Trĩ ngoại được chia thành 4 cấp độ khác nhau tùy theo mức độ sa búi trĩ và các triệu chứng kèm theo, trong đó trĩ ngoại độ 4 là giai đoạn trĩ nghiêm trọng nhất, xảy ra khi búi trĩ hình thành đã lâu nhưng không được kiểm soát và điều trị tốt trước đó.
Chính vì vậy, các triệu chứng trĩ ngoại vào giai đoạn 4 này đã trở nên cực kỳ nghiêm trọng và có thể đi kèm với các biến chứng nguy hiểm khác. Tình trạng này xảy ra không chỉ khiến sức khỏe bị suy giảm mạnh mà còn gây cản trở đến nhiều hoạt động sinh hoạt thông thường khác của người bệnh, từ các sinh hoạt cá nhân như di chuyển, ngồi xuống, đứng lên, nằm… cho đến các sinh hoạt tập thể và sinh hoạt quan hệ vợ chồng.
Dấu hiệu nhận biết trĩ ngoại độ 4
Đau rát nghiêm trọng ở hậu môn
Khi trĩ ngoại tiến đã triển đến cấp độ 4, các triệu chứng thường rất nghiêm trọng và gây ra sự khó chịu và đau đớn liên tục cho bệnh nhân. Cụ thể, người bệnh có thể cảm nhận cơn đau như nhấp vào, thốn mạnh ở vùng hậu môn, đặc biệt nó càng khó chịu hơn khi người bệnh ngồi hoặc nằm. Tình trạng đau rát ở hậu môn có thể kéo dài liên tục, thậm chí ngay cả khi người bệnh không thực hiện hoạt động nào thì cảm giác đau nhức vẫn tồn tại dai dẳng.
Sự xuất hiện của cơn đau này khiến người bệnh hầu như không thể tập trung, đến cả việc di chuyển đơn giảm cũng trở nên khó khăn, điều này gây ra nhiều hạn chế đến khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Dấu hiệu nhận biết trĩ ngoại độ 4
Chảy máu hậu môn
Thông thường, bệnh nhân có thể thấy máu tươi chảy ra từ hậu môn sau khi đi đại tiện hoặc trong giai đoạn búi trĩ ngoại bị sa tụt ra ngoài. Tuy nhiên ở giai đoạn cuối này, triệu chứng xuất huyết sẽ rất nặng và kéo dài liên tục, máu có thể chảy thành tia hoặc thành dòng ngay cả khi người bệnh không đi đại tiện, điều này gây ra tình trạng thiếu máu nghiêm trọng.
Do lượng máu chảy ra lớn, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt và xuất hiện thêm một vài triệu chứng mất máu như da nhợt nhạt, chóng mặt hay suy nhược cơ thể. Tình trạng xuất huyết này cũng khiến khu vực hậu môn bị ẩm ướt, dễ đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm và nhiễm trùng nặng.
Búi trĩ sa lòi, sưng to
Bệnh nhân có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận thấy các búi trĩ như một khối u cứng nằm ở bên ngoài hậu môn. Búi trĩ có thể có kích thước khá to, lòi hẳn ra ngoài ống hậu môn, ngoằn ngoèo và không thể thu lại được trở vào bên trong. Tình trạng này có thể khiến búi trĩ trở nên đỏ thẫm, tím sẫm hoặc đen dần đi do bị thiếu máu.
Do có búi trĩ lớn và sưng to ở vùng hậu môn, các hoạt động sinh hoạt như ngồi, đứng hoặc nằm đều trở nên khó chịu và gây ra đau đớn dữ dội. Người bệnh có thể thấy máu tươi cùng với dịch mủ, dịch nhầy chảy ra từ búi trĩ.
Tiết nhiều dịch nhầy
Ngoài tình trạng chảy máu ở hậu môn, người bệnh còn có thể thấy sự gia tăng tiết ra nhiều dịch nhầy từ búi trĩ khi búi trĩ bị sa tụt ra ngoài. Dịch nhầy này thường có màu trong suốt hoặc có màu vàng nhạt kèm theo mùi hôi khó chịu, việc này làm cho vùng hậu môn bị ẩm ướt, trở nên dễ bị kích ứng và viêm da, gây ra sự khó chịu và đau rát khu vục vực búi trĩ và hậu môn.
Bệnh trĩ ngoại cấp độ 4 có nguy hiểm không?
Trĩ ngoại cấp độ 4 là tình trạng nặng nhất của bệnh trĩ ngoại, khi mà các nút trĩ bị sa tụt hoàn toàn ra ngoài hậu môn và không thể đẩy vào lại được. Điều này đồng nghĩa với việc nó gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như nhiễm trùng, xuất huyết, hoại tử,…. thậm chí ung thư hậu môn. Do đó, bệnh nhân cần phải đi khám và điều trị kịp thời để tránh những hậu quả nghiêm trọng.

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 4 có nguy hiểm không?
– Thiếu máu: Bệnh trĩ ngoại độ 4 thường đi kèm với biểu hiện chảy máu nghiêm trọng từ khu vực hậu môn khi búi trĩ tụt ra ngoài hoặc bị viêm nhiễm nặng. Nếu người bệnh máu quá nhiều máu có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và suy giảm nhiều chức năng quan trọng.
– Nhiễm trùng và viêm nhiễm: Búi trĩ ngoại tụt ra ngoài sẽ dễ bị tổn thương và nhiễm trùng. Nếu không được xử lý khắc phục kịp thời, tình trạng nhiễm trùng này có thể lan rộng ra vùng xung quanh và gây ra viêm nhiễm, lở loét nghiêm trọng khiến người bệnh khó chịu và đau đớn dữ dội.
– Hoại tử: Hoại tử ở hậu môn thường xảy ra khi trĩ ngoại bị sa tụt ra ngoài trong thời gian dài và không được điều trị đúng cách. Áp lực chèn ép thắt chặt dẫn đến tình trạng thiếu máu và tổn thương ở búi trĩ, khiến búi trĩ chuyển thành màu xanh hoặc đen sẫm, làm chết các mô tế bào và khiến khu vực này dần bị hoại tử. Biến chứng này gây ra cơn đau nặng cấp tính, làm mất cảm giác ở hậu môn, chảy nhiều dịch mủ hoặc máu có màu đen sẫm từ hậu môn, gây ra cơn sốt và suy giảm sức khỏe tổng thể nghiêm trọng.
– Ung thư: Tuy bệnh trĩ không gây ra ung thư hậu môn trực tiếp, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa các bệnh lý trĩ ngoại và ung thư hậu môn. Trĩ ngoại khiến việc điều trị vùng hậu môn trở nên khó khăn, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, nó có thể góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ung thư ở khu vực trực tràng hậu môn.
Cách điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 4

Cách điều trị trĩ ngoại độ 4
– Thuốc: Trong một số trường hợp, các loại thuốc có thể được sử dụng để giảm triệu chứng và giảm sưng của búi trĩ ngoại. Thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống có thể được kê đơn để giảm đau và viêm, tuy nhiên những loại thuốc này chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời và không thể giải quyết vấn đề gốc rễ nếu bệnh trĩ ở ở mức nặng.
– Phẫu thuật: Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị chính đối với các trường hợp bị trĩ ngoại ở mức độ 4 (giai đoạn cuối của bệnh trĩ), các phương pháp phẫu thuật có thể được tiến hành gồm:
- Cắt bỏ trực tiếp: Phẫu thuật này giúp loại bỏ búi trĩ sa lòi nằm bên ngoài hậu môn nhưng gây nhiều đau đớn và cần thời gian hồi phục lâu.
- Phẫu thuật laser: Sử dụng tia laser để cắt bỏ búi trĩ gây nhiều đau đớn chảy máu.
- Phẫu thuật Milligan-Morgan: Phẫu thuật cắt bỏ các mô bị tổn thương và dùng các kỹ thuật khâu để giảm kích thước và giảm sưng của búi trĩ.
- Phẫu thuật Ferguson: Tương tự như phẫu thuật Milligan-Morgan nhưng sử dụng một kỹ thuật khâu khác.
- Phẫu thuật PPH: Đây là một phẫu thuật tương đối ít xâm lấn và hiệu quả để khắc phục bệnh trĩ ngoại độ 3 và độ 4
- Phương pháp siêu âm Doppler: Đây là một kỹ thuật phẫu thuật hiện đại, không xâm lấn, có độ chính xác cao và ít gây biến chứng sau khi thực hiện.
Một số điều lưu ý khi bị trĩ ngoại độ 4
– Thăm khám khi có triệu chứng: Người bệnh cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa nội tiết – tiêu hóa, điển hình như tại Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị Đà Nẵng để được chẩn đoán và tư vấn điều trị để đảm bảo bệnh nhân nhận được điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
– Không tự điều trị: Tránh tự ý sử dụng các loại thuốc hoặc các biện pháp chữa trị không được bác sĩ chỉ định. Việc tự điều trị có thể gây ra các tác dụng phụ và làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
– Hạn chế ngồi lâu: Tránh ngồi lâu hoặc đứng quá lâu tại một vị trí hoặc một tư thế cố định. Nếu công việc đòi hỏi phải ngồi hoặc đứng nhiều, người bệnh nên thường xuyên thay đổi đổi tư thế và đi lại vài phút sau khoảng thời gian ngồi lâu (1-2 tiếng).
– Chăm sóc vùng hậu môn: Người bệnh cần chăm sóc khu vực hậu môn cẩn thận. Rửa sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh, sử dụng giấy vệ sinh mềm và không chà xát lau chùi quá mạnh. Tránh tình trạng táo bón bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước cho cơ thể (1,5-2 lít).
– Theo dõi triệu chứng: Việc theo dõi triệu chứng của bệnh trĩ ngoại độ 4 và thông báo ngay cho bác sĩ về bất kỳ biến chứng hoặc triệu chứng mới xuất hiện là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của bản thân.
– Tập thể dục: Người bệnh nên thường xuyên tham gia vào các hoạt động vận động nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ hoặc bơi lội. Điều này giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ hệ tiêu hóa và ngăn ngừa được chứng táo bón cũng như bệnh trĩ xuất hiện.
Mong rằng chuyên mục giải đáp “Trĩ ngoại độ 4 là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị” vừa rồi đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc đang theo dõi từ đầu bài viết. Nếu cần thêm tư vấn và hỗ trợ thì xin vui lòng liên hệ nhanh đến: Hotline: 039 957 5631 này hoặc cũng có thể nhắn tin đến khung chat: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<; đội ngũ nhân viên y tế túc trực 24/24 tại phòng khám sẽ trực tiếp hỗ trợ, cũng như sắp xếp lịch thăm khám điều trị cho bạn.