Mục Lục
Bệnh trĩ ngoại gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và bất tiện trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt búi trĩ bị sa lòi ra ngoài hậu môn. Để giúp bạn đọc quan tâm hiểu thêm về tình trạng bệnh lý này, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến bệnh trĩ ngoại độ 2, bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Trĩ ngoại độ 2 là gì?
Trĩ ngoại là loại bệnh xảy ra khi các búi trĩ xuất hiện ở phía dưới đường lược (phần rìa của hậu môn). Điều này là do các mao mạch khu vực hậu môn trực tràng bị biến dạng, sưng phồng quá mức dẫn đến hình thành một hoặc nhiều búi trĩ ngoại. Khi bị trĩ ngoại, người bệnh rất dễ nhận thấy do búi trí nằm gần hậu môn và gây nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát, ngứa ngáy, chảy máu khi đi ngoài hoặc khi bị cọ xát (ngồi xuống hoặc di chuyển mạnh).

Trĩ ngoại độ 2
Một vài yếu tố tác động dẫn đến xuất hiện búi trĩ ngoại thường là do thói quen ngồi nhiều hoặc đứng lâu, ít vận động, làm việc quá sức hoặc mang vác vật quá nặng, tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, ăn uống thiếu chất xơ, tiêu thụ nhiều thực phẩm cay nóng – dầu mỡ, chế biến sẵn, ngồi quá lâu và rặn mạnh khi đại tiện, quan hệ đồng tính nam, phụ nữ trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh nở,…
Trĩ ngoại được chia thành 4 cấp độ khác nhau tùy theo mức độ sa búi trĩ và các triệu chứng đi kèm, trong đó trĩ ngoại độ 2 là giai đoạn tiếp theo, sau khi búi trĩ hình thành ít lâu nhưng không được kiểm soát và điều trị hiệu quả. Cũng chính vì vậy mà triệu chứng trĩ ngoại vào giai đoạn 2 này cũng rõ ràng và nghiêm trọng hơn giai đoạn đầu.
Tuy nhiên, giai đoạn trĩ này vẫn là thời điểm có thể điều trị bệnh trĩ ngoại bằng cách phương pháp nội khoa. Nhưng nếu người bệnh để búi trĩ ngoại tiếp tục viêm sưng, phồng to kéo dài, nó sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng và biến chứng nghiêm trọng hơn. Điều này không chỉ khiến sức khỏe bị suy giảm nặng nề mà còn cản trở đến nhiều hoạt động sinh hoạt thường nhật khác, từ các sinh hoạt cá nhân đơn giản nhất như đi lại, ngồi xuống, đứng lên,… đến các sinh hoạt tập thể và sinh hoạt vợ chồng.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại độ 2

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại độ 2
– Áp lực lên hậu môn: Áp lực tăng cao trong hậu môn và trực tràng có thể là nguyên nhân chính dẫn đến trĩ ngoại độ 2. Những nguyên nhân gây áp lực này có thể là chứng táo bón kéo dài, thường xuyên rặn mạnh hoặc ngồi lâu khi đại tiện, thói quen ngồi nhiều ít vận động,…
– Rối loạn tuần hoàn máu: Khi có vấn đề nào đó xảy ra khiến dòng máu trở về tim từ khu vực xung quanh hậu môn bị cản trở và tắc nghẽn, nó có thể làm tăng áp lực trong các mạch máu xung quanh các tĩnh mạch ở hậu môn, dẫn đến hình thành búi trĩ sưng viêm và dễ bị sa tụt ra ngoài.
– Yếu tố di truyền – thể trạng: Những người có tiền sử gia đình bị trĩ có nguy cơ cao hơn mắc bệnh này. Ngoài ra, vấn đề khó khăn trong việc kiểm soát cân nặng của bản thân làm tăng áp lực ở hậu môn cũng là một yếu tố khiến bệnh trĩ ngoại hình thành hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
– Phụ nữ mang thai và sau sinh nở: Áp lực khi tử cung lớn dần khi mang thai, đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ cùng với việc ép, đẩy khi sinh con cũng có thể làm tăng nguy cơ trĩ ngoại ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh.
– Tuổi tác: Tuổi tác là một yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại, đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh trĩ do các cơ và mô liên kết xung quanh khu vực hậu môn bị suy yếu và giảm chức năng khi bước vào giai đoạn lão hóa.
Dấu hiệu trĩ ngoại độ 2

Dấu hiệu trĩ ngoại giai đoạn 2
- Người bệnh thường cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và đau rát khu vực hậu môn. Tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi búi trĩ tăng kích thước.
- Búi trĩ sưng to, phù nề và bị viêm – nhiễm trùng, tình trạng này gây ra cảm giác vướng víu khó chịu, đặc biệt khi đi đại tiện hoặc ngồi xuống. Khu vực hậu môn có khối u sưng to, cồm cộm.
- Hậu môn chảy ra nhiều tiết dịch nhầy có màu vàng hoặc hơi đục kèm theo mùi hôi khó chịu, điều này khiến vùng hậu môn thường xuyên bị ẩm ướt dễ viêm nhiễm và gây ngứa ngáy, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Búi trĩ mềm sa lòi ra ngoài giống như một cục thịt thừa đỏ nhạt hoặc xanh – tím sẫm (do tắc mạch), có thể quan sát bằng mắt thường. Búi trĩ sẽ lòi ra ngoài hậu môn khi người bệnh rặn mạnh trong lúc đi đại tiện, khi người bệnh bị táo bón thì búi trĩ càng có nguy cơ sa lòi ra ngoài nhiều hơn.
- Người bệnh có thể nhận thấy một lượng máu nhỏ dính lẫn trong phân hoặc thấm vào giấy vệ sinh khi lau chùi. Mức độ búi trĩ càng tăng thì lượng máu chảy ra càng nhiều do búi trĩ bị vỡ, tắc mạch hoặc viêm nhiễm.
- Khác với bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại thường gây ra cảm giác đau đớn nghiêm trọng khi búi trĩ hình thành ở ngoài ống hậu môn – nơi chứa nhiều dây thần kinh cảm giác. Chính vì vậy mà cơn đau nhức càng tăng lên khi búi trĩ đạt kích thước lớn hơn.
Nếu trĩ ngoại độ 2 không được chữa trị kịp thời hoặc không có biện pháp giảm triệu chứng, tình trạng có thể trở nên nặng hơn, dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như viêm nhiễm, rối loạn tuần hoàn máu hoặc xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Phương pháp điều trị trĩ ngoại độ 2
Phương pháp điều trị trĩ ngoại độ 2 tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Điều trị trĩ ngoại độ 2
Điều trị bằng thuốc
– Thuốc chống táo bón: Điều trị chứng táo bón là một phần quan trọng trong việc giảm triệu chứng trĩ ngoại. Thuốc chống táo bón có thể giúp làm mềm phân và dễ dàng đi tiêu hơn, giảm áp lực trong hậu môn và giảm nguy cơ sa tụt búi trĩ ra ngoài hậu môn.
– Thuốc chống viêm ngứa: Bác sĩ có thể kê các loại thuốc chống viêm ngứa để giảm sưng, viêm ngứa tại vùng hậu môn do búi trĩ trĩ ngoại. Thuốc có thể ở dạng viêm uống hoặc kem bôi ngoài da.
– Thuốc giảm co thắt: Các loại thuốc giảm bớt co thắt ở hậu môn có thể giúp giãn mạch máu xung quanh khu vực trĩ, từ đó giảm áp lực lên thành mạch và sưng đau tại khu vực này.
Điều trị tự nhiên
– Thay đổi thói quen ăn uống: Đối với những trường hợp trĩ ngoại còn nhẹ, chế độ ăn uống giàu chất xơ và uống nhiều nước có thể giúp giảm chứng táo bón và làm dịu triệu chứng sưng đau, kích ứng ở hậu môn.
– Thay đổi thói quen sinh hoạt: Hạn chế ngồi lâu và rặn quá mạnh khi đại tiện cũng là một phần quan trọng của việc điều trị. Bên cạnh đó cần tập luyện thể dục thể thao vừa sức để tăng cường lưu thông máu trên toàn cơ thể, trong đó có cả khu vực búi trĩ để giảm thiểu triệu chứng và biến chứng tắc nghẽn mạch có thể xảy ra.
Nếu búi trĩ không được điều trị kịp thời hoặc bị sa tụt ra ngoài hậu môn, nó có thể gây ra nhiều vấn đề khó chịu và đau đớn hơn. Các búi trĩ lớn hơn và bị cọ xát liên tục có thể dẫn đến tổn thương và viêm nhiễm hậu môn cũng như khu vực lân cận. Ngoài ra, tình trạng búi trĩ bị vỡ hoặc sa nghẹt có thể làm giảm lưu lượng máu, gây ra chứng hoại tử làm người bệnh chịu nhiều đau đớn, thậm chí đe dọa đến cả tính mạng. Trong những trường hợp này, việc điều trị trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn để phục hồi.
Để điều trị tình trạng bệnh trĩ ngoại ở mức độ 2 hiệu quả thì người bệnh có thể đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín về bệnh trĩ nội – trĩ ngoại như: Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị Đà Nẵng để thăm khám điều trị, qua đó hạn chế nguy cơ biến chứng trở nặng ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và cuộc sống cá nhân.
Mong rằng bài viết “Trĩ ngoại độ 2: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị” vừa rồi đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho nhiều bạn đọc tìm hiểu. Nếu cần thêm hỗ trợ thì xin vui lòng liên hệ nhanh đến: Hotline: 039 957 5631 hoặc cũng có thể nhắn tin vào: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<; đội ngũ nhân viên y tế túc trực tại phòng khám sẽ trực tiếp hỗ trợ, cũng như sắp xếp lịch thăm khám điều trị cho bạn.