Mục Lục
Bệnh trĩ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và bất tiện trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là bệnh trĩ ngoại dễ có xu hướng sa búi trĩ ra ngoài hậu môn. Bạn đọc hãy cùng viết bài viết tìm hiểu cụ thể hơn qua chuyên mục giải đáp “Trĩ ngoại độ 1 là gì? Cách điều trị như thế nào?”.

Trĩ ngoại độ 1 là gì?
Trĩ ngoại độ 1
Trĩ ngoại là loại bệnh trĩ có sự xuất hiện của các búi trĩ nằm ở phía dưới đường lược (gần với phần rìa của hậu môn). Tình trạng này xuất hiện khi các tĩnh mạch bị giãn nở, sưng phồng quá mức dẫn đến hình thành một hoặc nhiều búi trĩ. Trĩ ngoại rất dễ nhận biết do nó gây ra nhiều triệu chứng cụ thể như đau rát, ngứa ngáy, chảy máu khi đi ngoài hoặc khi bị va chạm (ngồi xuống hoặc di chuyển mạnh).

Trĩ ngoại độ 1 là gì?
Nguyên nhân gây ra trĩ ngoại có thể là do thói quen ngồi nhiều hoặc đứng lâu, ít vận động, làm việc quá sức hoặc mang vác vật nặng, táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, ăn uống thiếu chất xơ, ăn nhiều thực phẩm cay nóng dầu mỡ, ngồi lâu và rặn mạnh khi đại tiện, quan hệ đồng tính nam, phụ nữ mang thai và sau sinh nở,…
Trĩ ngoại được chia thành 4 cấp độ tùy theo mức độ sa xuống của búi trĩ, trong đó trĩ ngoại độ 1 là giai đoạn đầu tiên của bệnh, khi mà búi trĩ vừa mới hình thành và vẫn còn nhỏ. Do búi trĩ còn nhỏ nên chúng cũng chưa gây ra nhiều triệu chứng và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý giai đoạn này là thời điểm hoàn hảo để điều trị bệnh trĩ ngoại, nếu để búi trĩ tiếp tục sưng phồng kéo dài, nó sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng và biến chứng nghiêm trọng hơn. Điều này không chỉ khiến sức khỏe bị suy giảm mà còn cản trở đến các hoạt động sinh hoạt khác nhau, từ việc đơn giản nhất như đi lại, ngồi xuống, đứng lên,… đến các sinh hoạt tập thể và sinh hoạt vợ chồng.
Triệu chứng trĩ ngoại độ 1
- Người bệnh có thể sờ hoặc cảm thấy có khối sưng u do búi trĩ ở mép hậu môn nhưng chưa gây đau rát hay khó chịu nhiều.
- Có cảm giác hơi nóng rát, ngứa ngáy kích thích nhẹ ở hậu môn khi ngồi lâu.
- Có thể xuất hiện một hoặc nhiều khối u sưng (do một hoặc nhiều búi trĩ gây ra).
- Bị đau nhức và xuất huyết nhẹ khi đại tiện hoặc rặn mạnh do táo bón.
Trĩ ngoại độ 1 có nguy hiểm không?

Trĩ ngoại độ 1 có nguy hiểm không?
Trĩ ngoại độ 1 là giai đoạn đầu tiên, cũng là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh trĩ. Các triệu chứng của trĩ ngoại giai đoạn đầu thường không quá nghiêm trọng và ít gây đau hoặc khó chịu. Tuy nhiên, nó có thể gây ra một số biểu hiện khó chịu và tình trạng không thoải mái cho người bệnh.
Người bệnh có thể tự cải thiện triệu chứng bệnh tại nhà bằng những phương pháp đơn giản như thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, làm việc, vệ sinh,… Tuy nhiên, nếu triệu chứng trĩ ngoại mức độ 1 không giảm đi sau một thời gian hoặc có dấu hiệu tồi tệ hơn kèm theo sự xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như đau nhức, chảy nhiều máu hơn, búi trĩ ngoại tiến triển sang giai đoạn cao hơn thì người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị chuyên sâu, hiệu quả.
Cách chẩn đoán trĩ ngoại độ 1
Chẩn đoán bệnh trĩ ngoại và mức độ trĩ thường dựa vào các triệu chứng và dấu hiệu xuất hiện ở hậu môn của người bệnh. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra bên ngoài vùng hậu môn để xác định liệu bệnh nhân có bị trĩ ngoại hay không, cụ thể như sau:
– Thăm khám tổng quát: Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng xuất hiện ở người bệnh, thời gian bắt đầu và tần suất của chúng. Bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ chi tiết thông tin về tình trạng sức khỏe và tiền sử y tế của mình.
– Kiểm tra vùng hậu môn: Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra vật lý vùng hậu môn để xem có dấu hiệu của trĩ ngoại mức độ 1 hay không. Quá trình thực hiện kiểm tra này không gây đau đớn hoặc khó chịu. Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng vùng hậu môn để xác định có búi trĩ bị sưng phình lên hay không.
– Loại trừ bệnh lý khác: Bác sĩ cũng có thể loại trừ các vấn đề bệnh lý khác có triệu chứng tương tự như trĩ ngoại, chẳng hạn như trĩ nội hoặc các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến khu vực trực tràng hậu môn.
Sau quá trình thăm khám kiểm tra, nếu bác sĩ kết luận rằng người bệnh bị trĩ ngoại độ 1, họ sẽ đề xuất các biện pháp tự điều trị tại nhà, đồng thời theo dõi tình trạng của bệnh nhân để đảm bảo triệu chứng giảm dần đi hoặc không có nguy cơ tái phát.
Cách điều trị trĩ ngoại độ 1

Điều trị trĩ ngoại độ 1 bằng cách bổ sung chất xơ
Thay đổi nếp sống, sinh hoạt và ăn uống
– Chế độ ăn uống giàu chất xơ: Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tưới, lúa mạch và ngũ cốc nguyên cám,…. Chất xơ giúp làm mềm phân và giảm chứng táo bón, từ đó làm giảm áp lực chèn ép lên các tĩnh mạch vùng hậu môn.
– Uống đủ nước: Người bệnh nên uống đủ lượng nước bổ sung cho cơ thể hàng ngày để duy trì độ ẩm cần thiết cho cơ thể và giữ cho phân mềm, giảm nguy cơ táo bón.
– Tập thể dục thường xuyên: Tập luyện đều đặn có môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội,… sẽ giúp cải thiện hoạt động lưu thông máu, giảm nguy cơ bị trĩ ngoại và giảm bớt các áp lực lên vùng trực tràng hậu môn.
– Tránh ngồi quá lâu: Thường xuyên hoạt động, đứng lên ngồi xuống và di chuyển một chút nếu công việc yêu cầu ngồi lâu. Hạn chế ngồi lâu trên bề mặt cứng, người bệnh có thể sử dụng gối hoặc đệm êm để hỗ trợ giảm áp lực lên hậu môn.
– Đại tiện đúng cách: Nên đại tiện ngay khi có nhu cầu, không nên nín nhịn, rặn mạnh hoặc ngồi lâu khi đại tiện. Sau khi đại tiện vệ sinh hậu môn sạch sẽ, người bệnh cũng có thể ngâm hậu môn trong nước ấm vài phút sau để giúp giảm sưng đau, tăng cường lưu thông máu và giảm triệu chứng khó chịu.
– Vệ sinh hậu môn đúng cách: Sử dụng giấy vệ sinh mềm để tránh làm tổn thương vùng hậu môn. Đồng thời hạn chế việc dùng các loại dung dịch rửa hậu môn có hương liệu hoặc chất tẩy mạnh vì có thể làm tổn thương da và tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Điều trị trĩ ngoại độ 1 bằng cách sử dụng thuốc bôi
Sử dụng thuốc
– Kem chống viêm, ngứa: Đây là các loại kem để bôi thoa trực tiếp lên vùng búi trĩ ở hậu môn. Các thành phần trong kem bôi giúp giảm sưng ngứa, đau nhức nhẹ, qua đó làm giảm triệu chứng và khó chịu cho người bệnh.
– Thuốc giãn tĩnh mạch: Các loại thuốc dạng viên hoặc thuốc bôi có chứa các thành phần giúp làm giãn các mạch máu xung quanh hậu môn, giảm sưng và giảm áp lực lên các tĩnh mạch, điều này giúp cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ trĩ ngoại trở nặng hơn.
– Thuốc chống viêm không steroid: Các loại thuốc này giúp giảm triệu chứng viêm sưng nhẹ, tuy nhiên người bệnh nên tránh sử dụng lâu dài vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
– Để điều trị tình trạng bệnh trĩ ngoại ở mức độ 1 hiệu quả thì người bệnh có thể đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín về bệnh trĩ như: Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị Đà Nẵng để điều trị, qua đó hạn chế nguy cơ biến chứng trở nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống cá nhân.
Mong rằng bài viết “Trĩ ngoại độ 1 là gì? Cách điều trị như thế nào?” vừa rồi đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho đông đảo bạn đọc theo dõi tìm hiểu. Nếu cần thêm hỗ trợ thì xin vui lòng liên hệ nhanh đến số điện thoại sau đây: Hotline: 039 957 5631 hoặc cũng có thể nhắn tin vào khung chat online: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<; đội ngũ nhân viên y tế túc trực tại phòng khám sẽ trực tiếp hỗ trợ, cũng như sắp xếp lịch thăm khám điều trị cho bạn nhanh chóng.