Trễ kinh thường là biểu hiện mang thai sớm ở phụ nữ, tuy nhiên trong nhiều trường hợp bị trễ kinh lại xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác, bao gồm cả vấn đề sinh lý lẫn bệnh lý gây ra. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị tình trạng này thì bạn đọc quan tâm hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Trễ kinh là gì?

Trễ kinh (hay chậm kinh) là tình trạng bất thường của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, có thể nhận thấy khi đến thời điểm hành kinh dự kiến nhưng kinh nguyệt không xuất hiện. Cụ thể, khi đã qua hơn 35 ngày kể từ kỳ kinh nguyệt gần nhất mà không có sự xuất hiện của kỳ kinh nguyệt tiếp theo thì đây được gọi là trễ kinh. Trong đó, những trường hợp không xuất hiện kinh nguyệt trong ba chu kỳ kinh liên tiếp nhưng không mang thai được gọi là tình trạng vô kinh (hay mất kinh).

Trễ kinh là gì?

Trễ kinh là gì?

Nguyên nhân gây trễ kinh

– Mang thai: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây trễ kinh ở phụ nữ, do lượng hormone thai kỳ tác động đến niêm mạc tử cung khiến chu kỳ kinh không còn diễn ra. Nếu trước đó có thực hiện quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ, kèm theo biểu hiện trễ kinh khoảng 1 tuần thì khả năng cao là bạn đã mang thai. Lúc này, bạn có thể tự kiểm tra tình trạng thai kỳ của mình bằng cách sử dụng que thử thai kiểm tra nồng độ hCG trong nước tiểu hoặc đến ngay cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm máu đo nồng độ beta hCG.

– Cho con bú: Tình trạng trễ kinh, mất kinh ở phụ nữ còn có thể xuất hiện trong suốt thời gian họ cho con bú, đặc biệt là khi cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Bởi hormone tuyến sữa đã ức chế hormone estrogen và tạm dừng hoạt động kinh nguyệt. Tuy cho con bú thường được xem là biện pháp tránh thai hiệu quả sau sinh nhưng khả năng mang thai vẫn có thể xảy ra, vì vậy bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng phương pháp tránh thai phù hợp.

– Dùng thuốc tránh thai: Khi mới bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, phụ nữ có thể gặp phải một số tác dụng phụ ngắn hạn như buồn nôn, đau bụng dưới, vùng ngực thay đổi và sự rối loạn liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Nguy hiểm hơn, việc lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp còn làm cho lớp niêm mạc tử cung dần trở nên mỏng teo, điều này không chỉ gây chậm trễ kinh nguyệt mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng mang thai về sau.

– Sử dụng các loại thuốc điều trị: Một số loại thuốc cũng có thể góp phần gây nên tình trạng chậm kinh, đặc biệt là khi người phụ nữ thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc hạ áp, thuốc hóa trị, thuốc chống loạn thần, thuốc chống đông máu,… Do đó, nếu tình trạng chậm kinh vẫn kéo dài, bạn nên trao đổi cụ thể với bác sĩ phụ trách điều trị để có biện pháp khắc phục phù hợp.

Nguyên nhân gây trễ kinh

Nguyên nhân gây trễ kinh

– Thay đổi đột ngột về cân nặng: Bất kể là quá trình tăng hay giảm cân xuất phát từ chế độ ăn uống không cân đối, khẩu phần ăn quá kiêng cữ hoặc tiêu thụ thức ăn quá nhiều thì đều có thể làm tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất hormone nội tiết tố estrogen, ảnh hưởng đến sự phát triển của lớp niêm mạc tử cung và góp phần vào việc gây ra tình trạng chậm trễ kinh trong một thời gian.

– Áp lực và căng thẳng: Tình trạng tâm lý căng thẳng, stress hoặc lo âu quá mức đều có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt. Điều này là bởi tình trạng căng thẳng làm cơ thể tăng tiết cortisol ảnh hưởng đến sự chuyển hóa đường của insulin (làm tăng lượng đường huyết), đồng thời giảm sản xuất progesterone (gây vô sinh hiếm muộn). Tất cả yêu tố trên khiến nồng độ hormone nội tiết trong cơ thể bị thay đổi bất thường, từ đó khiến quá trình điều tiết hiện tượng rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt trở nên rối loạn trong khoảng thời gian dài.

– Mãn kinh sớm: Tình trạng mãn kinh sớm xảy ra khi phụ nữ dưới 40 tuổi xuất hiện khi phụ nữ xuất hiện các triệu chứng trễ kinh, đổ mồ hôi vào ban đêm, teo âm đạo, khô rát âm đạo, bốc hỏa, đánh trống ngực, buồn bực cáu gắt thất thường, rụng tóc, hay quên,… Điều này là bởi các chức năng điều tiết và sản sinh hormone nội tiết trong cơ thể bị suy giảm, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhiều loại hormone nội tiết tố nữ quan trọng.

– Mắc bệnh lý: Các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, polyp cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, suy buồng trứng, viêm phần phụ, viêm âm đạo, viêm vùng chậu,… một số bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, Celiac, hội chứng Cushing, hội chứng Asherman,…  hoặc vấn đề bất thường liên quan đến tuyến giáp và tuyến yên đều có thể dẫn đến sự rối loạn và thất thường trong chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Kết quả làm xuất hiện tình trạng trễ kinh hoặc rong kinh kéo dài.

– Nguyên nhân khác: Việc sử dụng chất kích thích thường xuyên như hút thuốc lá, uống rượu bia,… cũng là một trong các nguyên nhân gây ra sự rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Những chất gây hại này ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, làm lớp niêm mạc tử cung bị mỏng dần, không chỉ khiến kinh nguyệt chậm trễ mà còn làm khả năng mang thai bị suy giảm mạnh.

Dấu hiệu bị trễ kinh

Một chu kỳ kinh nguyệt trung bình của phụ nữ thường kéo dài trong khoảng từ 28-32 ngày. Nếu bạn thấy rằng kỳ kinh của mình đã chậm hơn khoảng thời gian trên (quá 33-35 ngày) mà kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện, điều này cho thấy bạn đang trải qua tình trạng trễ kinh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xuất hiện một vài triệu chứng rối loạn kinh nguyệt khác như: cơ thể mệt mỏi, đau nhức khớp, đau đầu, nổi mụn, rụng tóc, đau vùng xương chậu, rậm lông (ở mặt, bụng,…).

Bị trễ kinh có sao không? Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Bị trễ kinh có sao không? Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Bị trễ kinh có sao không? Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Kinh nguyệt còn là biểu hiện sinh lý đại diện cho tình trạng sức khỏe sinh sản của phụ nữ, vì vậy khi bạn nhận thấy tình trạng kinh nguyệt của bản thân không đều hoặc bị chậm trễ không phải do mang thai thì  nên thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt để nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và tiến hành điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được những biến chứng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản trong tương lai.

Hiện tượng chậm trễ kinh nguyệt có thể xảy ra ở bất kỳ phụ nữ ở mọi lứa tuổi, từ dậy thì cho đến khi mãn kinh. Nếu nguyên nhân gây trễ kinh là do chế độ dinh dưỡng chưa tốt, thói quen sinh hoạt bị xáo trộn, làm việc quá sức, tinh thần căng thẳng mệt mỏi kéo dài,… thì bạn có thể thử thay đổi lịch sinh hoạt nghỉ ngơi cũng như ăn uống phù hợp hơn.

Nhưng nếu trễ kinh có liên quan đến tiền sử bệnh trong gia đình, các vấn đề phụ khoa, rối loạn tuyến giáp tuyến yên hoặc các bệnh mạn tính khác thì cần gặp bác sĩ để được thăm khám y tế sớm nhất, từ đó nhận được hướng dẫn về cách khắc phục, phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ trễ kinh quay lại.

Phương pháp chẩn đoán trễ kinh nguyệt

Đầu tiên, bác sĩ sẽ trao đổi về các triệu chứng mà bạn đang gặp phải liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời thu thập thông tin về tiền sử bệnh lý cá nhân và tiền sử bệnh lý gia đình. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám phụ khoa cụ thể để kiểm tra các bất thường (nếu có) ở cơ quan sinh sản.

Đối với những bạn trẻ chưa từng có chu kỳ kinh nguyệt xảy ra, bác sĩ cũng sẽ thực hiện kiểm tra vùng ngực và cơ quan sinh dục để xác định xem có sự phát triển bình thường ở lứa tuổi dậy thì hay không.

Do những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt thường liên quan đến nội tiết tố trong cơ thể, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra việc có thai hay không, kiểm tra chức năng của buồng trứng, tình trạng tuyến giáp, đo lường nồng độ nội tiết tố nam, prolactin… trong cơ thể.

Tùy thuộc vào các triệu chứng và kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể quyết định tiến hành một số kiểm tra bổ sung như siêu âm, chụp CT (chụp cắt lớp trên máy tính) hoặc MRI (cộng hưởng từ) để tăng độ chính xác trong việc đưa ra chẩn đoán và điều trị.

Chẩn đoán và điều trị chậm trễ kinh nguyệt

Chẩn đoán và điều trị chậm trễ kinh nguyệt

Cách điều trị trễ kinh

Phương pháp điều trị hiện tượng trễ kinh này sẽ dựa vào nguyên nhân được xác định cụ thể ở bước chẩn đoán. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone thay thế để khôi phục lại chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.

Đối với nguyên nhân trễ kinh là do bệnh lý phụ khoa, bệnh lý mãn tính, rối loạn tuyến giáp hoặc tuyến yên, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện điều trị nội khoa. Trong trường hợp có sự xuất hiện của khối u hoặc tình trạng tắc nghẽn bất thường thì buộc phải tiến hành phẫu thuật điều trị.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc điều trị tình trạng chậm kinh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn phù hợp để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Bạn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị dân gian vì có thể làm tình trạng rối loạn kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn.

Làm thế nào để có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn?

♦ Thực hiện vệ sinh vùng kín thường xuyên, đặc biệt là trong các ngày hành kinh, cũng như trước và sau khi có quan hệ tình dục.

♦ Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp, không nên thụt rửa sâu bên trong âm đạo vì có thể gây viêm nhiễm vùng kín.

♦ Duy trì một lối sống lành mạnh bằng cách ăn uống khoa học, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, thường xuyên tập thể dục và vận động cơ thể vừa phải, kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.

♦ Dành thời gian cho bản thân bằng các hoạt động thư giãn, đi bộ, tập yoga,… Không sử dụng các chất kích thích có hại như rượu bia, cà phê, thuốc lá hay thức quá khuya.

♦ Tuân thủ lịch hẹn thăm khám phụ khoa với bác sĩ định kỳ ít nhất khoảng 6 tháng/lần để sớm phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến sức khỏe phụ khoa (nếu có).

Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Đà Nẵng là địa chỉ y tế chăm sóc sức khỏe phụ khoa uy tín, chất lượng hàng đầu tại khu vực trong và nội thành. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi nhiều kinh nghiệm cùng cơ sở vật chất hiện đại và các thiết bị đầy đủ sẽ mang đến dịch vụ thăm khám, chăm sóc sức khỏe sinh sản và điều trị y tế tốt nhất cho từng bệnh nhân. 

Với những chia sẻ “Trễ kinh (Chậm kinh): Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị” trong bài viết trên, hy vọng rằng chúng tôi đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc và chị em theo dõi. Nếu bạn đang có những biểu hiện bất thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc hỗ trợ khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số đường dây nóng này Hotline: 039 957 5631 hoặc khung chat: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.