Các biểu hiện kinh nguyệt bất thường thường xảy ra trong giai đoạn dậy thì, chẳng hạn như trễ kinh, rong kinh hoặc mất kinh,… khiến cho nhiều bạn trẻ cảm thấy lo lắng hoang mang. Hiểu được mối quan tâm này, chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề này cụ thể hơn trong chuyên mục tư vấn sau “Trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không?”, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Đối với nữ giới, chu kỳ kinh nguyệt chính xuất hiện chính là bước đánh dấu đầu tiên cho sự khởi đầu của giai đoạn dậy thì và quá trình phát triển các chức năng sinh sản trong cơ thể. Khi đó, các biểu hiện kinh nguyệt sẽ xảy ra do sự thay đổi của các hormone nội tiết tố trong cơ thể, bao gồm hormone Estrogen và Progesterone sẽ tác động đến lớp biểu mô ở niêm mạc tử cung.

Quá trình hành kinh sẽ kéo dài vài ngày, lúc này lớp niêm mạc của tử cung bong ra từ từ thay vì bong toàn bộ ra cùng một lúc. Điều này làm cho một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 3 đến 7 ngày.

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Trong thời gian chu kỳ kinh nguyệt diễn ra, các triệu chứng kinh nguyệt cũng sẽ xuất hiện, bao gồm tình trạng đau bụng, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, cảm giác khó chịu cáu gắt,… Số lượng máu kinh được xem là bình thường nếu chị em thay băng vệ sinh từ 3 đến 5 lần mỗi ngày và máu kinh có màu đỏ tươi, không xuất hiện các cục máu đông, có mùi nồng và không bị tanh.

Khi có tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy xảy ra, nó thường liên quan đến những biểu hiện bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm việc có kinh nguyệt sớm hoặc trễ hơn, số lượng máu kinh nhiều hoặc ít hơn, tần suất kinh nguyệt đều hoặc không đều,… cụ thể như sau:

  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc rút ngắn so với chu kỳ bình thường: Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 35 ngày hoặc ngắn hơn 21 ngày, hoặc xuất hiện tình trạng thưa kinh, vô kinh, tắc kinh…
  • Biểu hiện số ngày hành kinh không ổn định: Số ngày có kinh kéo dài hơn 7 ngày hoặc ngắn hơn 2 ngày, thậm chí có tình trạng rong huyết không tuân theo bất kỳ một chu kỳ cụ thể nào…
  • Số lượng máu kinh có sự thay đổi: Xuất hiện tình trạng thiểu kinh (lượng máu kinh ra ít hơn so với mức bình thường) hoặc cường kinh (lượng máu kinh ra nhiều hơn so với mức bình thường)…

Nguyên nhân gây trễ kinh ở tuổi dậy thì

Các chuyên gia cho biết có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng trễ kinh ở tuổi dậy thì, tuy vậy phần lớn các nguyên nhân này đều liên quan đến sự chưa ổn định trong hoạt động sinh lý ở các bạn trẻ giai đoạn này, cụ thể như là:

– Buồng trứng hoạt động chưa ổn định: Đối với nữ giới ở độ tuổi dậy thì, hệ thống sinh dục và sinh sản cơ bản đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện, bao gồm cả buồng trứng. Chính bởi buồng trứng chưa hoàn toàn ổn định nên chức năng phóng noãn có thể diễn ra không đều đặn, điều này khiến cho chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi và trở nên ngắn hơn hoặc dài hơn so với chu kỳ bình thường.

– Hormone nội tiết chưa hoàn thiện: Những hormone nội tiết tố nữ bao gồm Estrogen và Progesterone trong cơ thể của chị em phụ nữ lúc này còn đang trong quá trình điều chỉnh và cân bằng. Sự không ổn định nồng độ các hormone này có thể gây tác động trực tiếp lên chu kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân gây trễ kinh ở tuổi dậy thì

Nguyên nhân gây trễ kinh ở tuổi dậy thì

– Tâm lý chịu áp lực căng thẳng: Trong giai đoạn tuổi dậy thì, các bạn gái thường đối mặt với áp lực căng thẳng từ nhiều mặt, chẳng hạn như áp lực học tập, thi cử, mối quan hệ tình cảm và xung đột gia đình,… Những áp lực này có thể ảnh hưởng đến tâm lý, từ đó khiến cho chu kỳ kinh nguyệt rối loạn thất thường.

– Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Một số thói quen thức khuya, ngủ quá ít, chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, hút thuốc lá điện tử,… đều là các yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt của các bạn nữ, đặc biệt là trong giai đoạn tuổi dậy thì.

– Bệnh lý phụ khoa: Một số vấn đề về sức khỏe phụ khoa có thể dẫn đến sự bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Đặc biệt là các tình trạng bệnh lý và viêm nhiễm liên quan đến tử cung, buồng trứng, các bệnh lây truyền qua đường tình dục… Tuy số lượng các bạn trẻ gặp phải những vấn đề này trong giai đoạn dậy thì là khá ít nhưng không thể loại trừ nguyên nhân gây trễ kinh ở tuổi dậy thì này.

Trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không?

Trong vài năm đầu của giai đoạn dậy thì, nhiều phụ nữ trẻ sẽ gặp phải tình trạng không ổn định trong chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm cả hiện tượng trễ kinh hoặc mất kinh kéo dài. Điều này thường liên quan đến sự thay đổi không ổn định trong nội tiết tố và hoạt động sinh lý của cơ thể trong giai đoạn này.

Cụ thể, một số trường hợp sẽ xảy ra tình trạng buồng trứng phóng noãn nhiều lần trong một chu kỳ hoặc chỉ phóng noãn một lần sau 2-3 tháng (hoặc thậm chí sau 5-6 tháng). Việc này khiến cho các bạn gái ở độ tuổi dậy thì hay có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, có thể hơn 2-3 tháng mới có kinh, lượng kinh ra ít, kinh nguyệt đến muộn hơn bình thường, thậm chí chỉ có kinh nguyệt trong vài ngày sau đó hoàn toàn ngừng hẳn trong một thời gian dài mới có trở lại.

Trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không?

Trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không?

Theo số liệu thống kê trên toàn quốc, có tới hơn 70% trường hợp rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở tuổi dậy thì xuất phát từ các vấn đề liên quan đến sự bất thường rối loạn trong việc phóng noãn và hệ thống nội tiết. Vì vậy, các bạn gái ở độ tuổi dậy thì không cần quá lo lắng nếu gặp tình trạng trễ kinh, bởi vì đây có thể là một biểu hiện sinh lý bình thường trong quá trình giai đoạn phát triển.

Tuy nhiên, các chị em gái cần lưu ý đối với trường hợp trễ kinh kéo dài liên tục còn kèm theo sự xuất hiện của các dấu hiệu bất thường khác như đau bên dưới bụng dữ dội, máu kinh có màu sắc khác thường, tính chất của máu kinh (đặc, loãng hoặc bị vón cục), có mùi hôi tanh nồng nặc,… thì nên thăm khám ngay lập tức bác sĩ phụ khoa ngay lập tức để được kiểm tra chẩn đoán tình trạng sức khỏe và đưa ra biện pháp điều trị cần thiết.

Cách điều trị trễ kinh ở tuổi dậy thì hiệu quả

Khi mới bắt đầu kinh nguyệt, các bạn gái trẻ cần tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe bản thân, đặc biệt là khu vực vùng kín. Hãy tuân thủ một một lối sống lành mạnh và điều độ, cùng với chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, hạn chế việc kiêng cữ quá mức. Đồng thời cân bằng giữa thời gian học tập và giải trí để giúp cơ thể thư giãn, cân bằng lại lượng hormone nội tiết trong cơ thể, giảm thiểu các biểu hiện rối loạn liên quan đến kinh nguyệt.

Nếu phát hiện những dấu hiệu không bình thường xảy ra trong kinh nguyệt hoặc có các triệu chứng khác đau bụng dữ dội, mệt mỏi,… thì việc cần làm là thông báo ngay cho phụ huynh hoặc đến bệnh viện chuyên khoa như Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Đà Nẵng để được thăm khám và kiểm tra ngay. Điều này giúp xác định nguyên nhân gây ra tình trạng bất thường và có phương pháp điều trị phù hợp, từ đó hạn chế các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe và  khả năng sinh sản trong tương lai của các bạn trẻ.

Với những chia sẻ trong câu hỏi “Trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không?” ở bài viết ở trên, hy vọng rằng chúng tôi đã có thể cung cấp được nhiều thông tin quan trọng cho quý vị bạn đọc và chị em phụ nữ đã theo dõi. Nếu bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ thêm, hãy liên hệ càng sớm càng tốt với chúng tôi qua số đường dây nóng này Hotline: 039 957 5631, hoặc khung chat: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí.