Mục Lục
Mặc dù mang thai là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng trễ kinh ở nữ giới, nhưng có những trường hợp ngoại lệ mà chị em phụ nữ cần phải lưu ý theo dõi. Trong đó, tình trạng trễ kinh kéo dài mà kết quả xét nghiệm thử thai lại âm tính có thể là do các vấn đề liên quan đến thói quen sinh hoạt hoặc sức khỏe gây ra. Sau đây, hãy cùng bài viết tìm hiểu cụ thể “Nguyên nhân trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai do đâu?”

Thế nào là trễ kinh?
Trễ kinh là tình trạng xảy ra khi chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ có sự thay đổi bất thường so với những chu kỳ trước, kinh nguyệt có thể xuất hiện muộn so với dự kiến, thậm chí trễ kinh nhiều tháng liên tiếp. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của nữ giới thường dao động trong khoảng từ 28 – 32 ngày, hành kinh kéo dài từ 3 – 7 ngày. Vì vậy, nếu có tình trạng trễ kinh kéo dài từ 5 ngày trở lên, thì đã được xem là bất thường.
Hầu hết phụ nữ đều sẽ trải qua tình trạng trễ kinh ít nhất 1 lần trong đời, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì hoặc tiền mãn kinh. Chính vì thế, tình trạng trễ kinh trong một thời gian ngắn thường được các chuyên gia cho biết không cần quá lo lắng bởi nó thường liên quan đến tâm lý hoặc chế độ sinh hoạt không ổn định, không phù hợp.

Thế nào là trễ kinh?
Tuy nhiên, nếu phụ nữ thường xuyên gặp tình trạng trễ kinh này (không phải do mang thai) kéo dài liên tục nhiều chu kỳ và xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường khác, thì nên sớm thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và tư vấn khắc phục tình trạng sức khỏe của bản thân.
Làm thế nào để biết trễ kinh nhưng không phải có thai?
Không ra máu báo thai
Trong quá trình mang thai, phôi thai sẽ di chuyển đến khu vực tử cung làm tổ và phát triển hoàn thiện thành thai nhi. Điều này có thể khiến cho các mạch máu ở lớp niêm mạc tử cung bị vỡ, dẫn đến tình trạng chảy máu nhẹ ở âm đạo, còn được gọi là máu báo thai. Máu báo thai thường có màu hồng nhạt hoặc nâu sẫm, thường ra rất ít chỉ khoảng vài giọt có thể nhận thấy ở đáy quần lót và diễn ra trong khoảng từ 1 – 2 ngày.
Tuy nhiên, nếu phụ nữ trước đó xuất hiện tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều mà không ra máu âm đạo với các đặc điểm như đã nêu trên, mà có số lượng nhiều hơn, vón cục hoặc có mùi hôi bất thường thì đây có thể là tình trạng trễ kinh nhưng không liên quan đến việc mang thai.

Làm thế nào để biết trễ kinh nhưng không phải có thai?
Không có biểu hiện thai nghén
Nếu chị em không xuất hiện các triệu chứng, biểu hiện ốm nghén thường gặp trong thai kỳ như nôn mửa, thay đổi thói quen ăn uống, trở nên nhạy cảm với mùi vị, thay đổi ở vùng ngực, đi tiểu thường xuyên,… trong khoảng từ tuần thứ 2 đến thứ 8 sau quá trình thụ tinh và thường biến mất vào tuần thứ 14 thì đây có thể được coi là trường hợp trễ kinh nhưng không phải có thai kỳ.
Que thử thai âm tính
Khi chị em phụ nữ bắt đầu giai đoạn mang thai, tử cung sẽ sản xuất hormone thai kỳ hCG (human chorionic gonadotropin), thì khi sử dụng que thử thai, nó sẽ hoạt động bằng cách phát hiện sự hiện diện của hormone hCG này trong nước tiểu của phụ nữ. Nếu sau một tuần trễ kinh (7-14 ngày) mà kết quả của que thử thai chỉ hiển thị một vạch duy nhất, điều này có nghĩa là không có thai kỳ diễn ra. Trong trường hợp này, chị em phụ nữ cần xem xét các nguyên nhân gây trễ kinh khác và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn thêm.
Nguyên nhân trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai
♦ Thay đổi cân nặng đột ngột: Việc thay đổi cân nặng quá mức hoặc đột ngột (bao gồm cả tăng và giảm cân) đều có thể gây ra sự mất cân bằng trong hệ nội tiết trong cơ thể, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hormone estrogen và dẫn đến tình trạng trễ kinh. Khi gặp tình trạng này, chị em nên thay đổi thói quen ăn uống cũng như kiêng cữ khoa học, hợp lý hơn để kinh nguyệt dần ổn định trở lại.
♦ Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị huyết áp, thần kinh, đường huyết, hóa trị hoặc thuốc tránh thai trong một thời gian dài có thể gây rối loạn nội tiết trong cơ thể, từ đó ức chế quá trình rụng trứng và dẫn đến tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai.

Nguyên nhân trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai
♦ Tâm trạng căng thẳng, stress kéo dài: Khi phụ nữ thường xuyên có tâm lý lo lắng, căng thẳng hoặc stress kéo dài, não sẽ gửi tín hiệu liên tục tới hệ thống nội tiết để kích thích sự gia tăng hormone giúp cơ thể điều hòa và thích ứng cảm xúc phù hợp. Tuy nhiên việc điều tiết này lại gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, quá trình rụng trứng và kinh nguyệt của phụ nữ, từ đó gây ra các rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt.
♦ Sử dụng chất kích thích: Thường xuyên sử dụng các chất kích thích thông qua việc hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia, cafe và chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối, không lành mạnh chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
♦ Mắc bệnh phụ khoa: Nếu phụ nữ mắc các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, suy buồng trứng sớm, viêm lộ tuyến cổ tử cung, polyp cổ tử cung, viêm nhiễm âm đạo, viêm nhiễm vùng chậu,… hoặc các tình trạng rối loạn liên quan đến tuyến giáp và tuyến yên cũng có thể dẫn đến tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai.
♦ Tiền mãn kinh: Đây là giai đoạn xảy ra trước khi phụ nữ mãn kinh (mất kinh hoàn toàn). Giai đoạn này thường xảy ra các vấn đề liên quan đến rối loạn kinh nguyệt như mất kinh, chậm kinh, kinh nguyệt dài ngắn thất thường, kinh nguyệt xuất ra quá ít hoặc quá nhiều, dễ thay đổi cảm xúc, khó ngủ, bị teo hoặc khô rát âm đạo, giảm ham muốn quan hệ tình dục, bốc hỏa,…
Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có nguy hiểm không?

Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có nguy hiểm không?
– Tác động đến cuộc sống hàng ngày: Những triệu chứng bất thường xảy ra kèm tình trạng rối loạn kinh nguyệt khiến chị em lo lắng và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
– Tác động đến sức khỏe: Nếu nguyên nhân chậm kinh là do bệnh lý hoặc viêm nhiễm khu vực phụ khoa gây ra sẽ khiến phụ nữ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và đau bụng dưới liên tục trong nhiều ngày. Đặc biệt, việc chậm trễ điều trị có thể khiến bệnh lan rộng hơn gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như bàng quang, đường tiết niệu, thận,…
– Tác động đến khả năng sinh sản: Tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường gắn liền với nguy cơ vô sinh hiếm muộn, làm giảm khả năng thụ thai và có con ở phụ nữ, nhất là khi tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai là do các bệnh lý hoặc viêm nhiễm phụ khoa gây ra.
Làm gì khi trễ kinh mà không có thai?
Nếu đã kiểm tra bằng que thử thai cho kết quả âm tính, chị em hãy đợi thêm vài ngày và tiến hành kiểm tra lại. Khi thử lại kết quả vẫn cho thấy tình trạng trễ kinh nhưng không mang thai thì nên nhanh chóng thăm khám tại cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa như Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Đà Nẵng để được tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết, từ đó nhận được tư vấn và phương pháp điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, chị em cũng cần tuân theo một số điều sau để giúp chu kỳ kinh nguyệt sớm ổn định lại:
- Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm không có lợi như thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều chất béo và đường, các loại đồ uống có cồn hoặc caffeine.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt tích cực hơn, siêng năng vận động, tập thể dục đều đặn bằng các bài tập yoga, thiền, đi bộ,…
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau khi làm việc căng thẳng, ngủ đủ giấc (từ 7-8 giờ mỗi ngày) và tránh thức khuya.
Với những chia sẻ liên quan đến “Nguyên nhân trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai do đâu?” trong bài viết trên, hy vọng rằng chúng tôi đã cung cấp được đầy đủ lượng thông tin quan trọng cho quý bạn đọc và chị em quan tâm theo dõi. Nếu có biểu hiện kinh nguyệt chậm trễ bất thường hoặc cần hỗ trợ thêm, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số đường dây nóng này Hotline: 039 957 5631 hoặc khung chat này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được trợ giúp nhanh chóng và miễn phí.