Hiện tượng hành kinh hàng tháng là một phần sinh lý tự nhiên quan trọng đánh dấu sự phát triển về khả năng sinh sản của nữ giới khi bước vào tuổi dậy thì. Tuy nhiên, chu kỳ kinh và biểu hiện của kinh nguyệt có thể gặp tình trạng rối loạn thất thường. Có những lúc kinh đến sớm ít gây đau bụng nhưng cũng có lúc lại bị trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này cũng như cách khắc phục hiệu quả nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Như thế nào là trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ

Trễ kinh (hay còn gọi là chậm kinh) là hiện tượng thời gian hành kinh diễn ra không đều, kéo dài hơn so với chu kỳ kinh thông thường ở phụ nữ. Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ được tính từ ngày bắt đầu hành kinh tháng này cho đến ngày bắt đầu hành kinh ở tháng sau, thời gian này kéo dài trong khoảng 28-35 ngày. Vì vậy, nếu sau 35 ngày nhưng chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo vẫn chưa xuất hiện thì phụ nữ sẽ được xem là bị trễ kinh. Đối với trường hợp bị trễ kinh kéo dài tới hơn 3 kỳ liên tiếp nhau thì được xem là vô kinh.

Trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ

Trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ

Kinh nguyệt có vai trò quan trọng thể hiện sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chính vì vậy, những dấu hiệu bất thường liên quan đến kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cảnh báo cho việc sức khỏe phụ nữ gặp vấn đề. Do vậy, nếu có dấu hiệu của việc trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ trong một thời gian dài, bạn nên sớm đi gặp bác sĩ phụ khoa để được thăm khám kiểm tra, tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ ở nữ giới

Tình trạng trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ là một vấn đề phổ biến mà nhiều phụ nữ đối, điều này là bởi một số nguyên nhân sau đây:

Do mang thai

Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng trễ kinh ở phụ nữ đó chính là do thai kỳ. Nếu sau khoảng một tháng kể từ quan hệ tình dục xuất hiện tượng trễ kinh thì có khả năng cao là bạn đã mang thai.

Đều đặn hàng tháng, lớp niêm mạc tử cung của phụ nữ sẽ phát triển dày lên để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh và mang thai. Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, lớp niêm mạc tử cung này sẽ bị kích thích bong ra và thoát ra ngoài tạo thành chu kỳ kinh nguyệt. Ngược lại, nếu thụ tinh thành công, lớp niêm mạc tử cung sẽ được giữ lại để hỗ trợ thai kỳ phát triển, điều này khiến chu kỳ kinh nguyệt không còn diễn ra và chị em phụ nữ sẽ nhận thấy tình trạng trễ kinh xuất hiện.

Do đó, nếu chị em nhận thấy biểu hiện trễ kinh kèm theo cảm giác đau vùng bụng dưới âm ỉ thì đây có thể là dấu hiệu của việc mang thai, phôi thai đang bám vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ và phát triển. Chị em có thể sử dụng que thử thai để tự kiểm tra xác nhận tình trạng thai kỳ của bản thân ngay tại nhà.

Do rối loạn nội tiết tố

Triệu chứng trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ cũng có thể là biểu hiện của tình trạng rối loạn và không ổn định trong hệ thống nội tiết của cơ thể. Khi hệ thống nội tiết hoạt động ổn định, chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra đều đặn mỗi tháng. Tuy nhiên, nếu cơ thể gặp vấn đề bất thường dẫn đến sự thay đổi trong hoạt động sản xuất hoặc nồng độ nội tiết tố, điều này có thể dẫn đến tình trạng trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ kéo dài.

Trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ do rối loạn nội tiết tố

Trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ do rối loạn nội tiết tố

Do bệnh lý cơ thể

Khi cơ thể đang có sự xuất hiện của một số bệnh lý, chu kỳ kinh nguyệt lúc này cũng có thể bị ảnh hưởng và trở nên không đều đặn. Một số bệnh lý và viêm nhiễm phụ khoa thường gặp ở phụ nữ có thể gây ra tình trạng này như u xơ tử cung, đa nang buồng trứng, viêm buồng trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung, ung thư buồng trứng,…

Những bệnh lý trên đều có thể gây ra sự biến đổi trong chu kỳ kinh hàng tháng, thậm chí còn gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe như đau bên bụng dưới âm ỉ kéo dài, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ra máu âm đạo bất thường, tiết dịch có mùi hôi,…

Ngoài ra, triệu chứng trễ kinh cũng có thể do các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, tuyến yên, rối loạn đông máu, bệnh đái tháo đường,….

Do tác dụng của thuốc

Trong một số trường hợp, trễ kinh cũng có thể do tác động phụ của các loại thuốc bạn đang sử dụng. Chẳng hạn như thuốc kháng sinh liều cao, thuốc tránh thai, thuốc nội tiết, thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc huyết áp,… cũng có thể tác động khiến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trở nên rối loạn, chậm trễ kèm theo các triệu chứng khó chịu như đau bụng dưới, đau đầu, mệt mỏi,…

Sinh hoạt / Ăn uống thiếu khoa học

Ngoài các yếu tố đã đề cập, biểu hiện trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ cũng có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh. Khi bạn thường xuyên thức khuya và ngủ muộn, làm việc căng thẳng liên tục trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể phải hoạt động quá mức, điều này không chỉ làm sức khỏe suy giảm và kinh nguyệt cũng trở nên rối loạn thất thường.

Tương tự, việc thiếu hoạt động thể chất, luyện tập thể dục thường xuyên cũng làm cho cơ thể trở nên suy nhược, từ đó cảm giác áp lực, stress và mệt mỏi cũng dần xuất hiện khiến nội tiết trong cơ thể bị rối loạn và trễ kinh.

Thói quen ăn uống không tốt, thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cũng góp phần vào tình trạng chậm trễ kinh nguyệt. Ngoài ra, lạm dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê hoặc thuốc lá cũng có thể tác động đến sức khỏe và cả chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ do sinh hoạt / Ăn uống thiếu khoa học

Trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ do sinh hoạt / Ăn uống thiếu khoa học

Mãn kinh sớm

Một số phụ nữ chưa tới 40 nhưng đã xuất hiện các dấu hiệu của tình trạng mãn kinh (vì vậy được gọi là mãn kinh sớm), lúc này hoạt động sản xuất hormone nội tiết tố nữ trong cơ thể sẽ bị suy giảm nghiêm trọng làm nồng độ nội tiết thay đổi lớn. Bên cạnh trễ kinh, chị em có thể xuất hiện các triệu chứng khó chịu khác như teo hoặc khô rát âm đạo, đầu bốc hỏa, đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm, hụt hơi, đánh trống ngực, tâm trạng cáu gắt thất thường, tóc rụng nhiều, mất ngủ thường xuyên,…

Phương pháp khắc phục vấn đề trễ kinh hiệu quả

♦ Thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đồng thời hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, hút thuốc lá,… và ăn nhiều thức ăn nhanh hoặc chứa nhiều dầu mỡ.

♦ Có chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, tập luyện thể dục đều đặn hằng ngày,… sẽ có thể tăng cường sức khỏe, cải thiện tâm trạng, hạn chế stress căng thẳng và giúp chu kỳ kinh nguyệt hoạt động ổn định hơn.

♦ Nếu triệu chứng trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ vẫn kéo dài, bạn nên đi thăm khám bác sĩ tại các cơ sở chuyên khoa phụ sản như Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Đà Nẵng để được kiểm tra chẩn đoán nguyên nhân trễ kinh, từ đó có được phương pháp khắc phục điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Với những chia sẻ liên quan trong “Trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ, cần phải làm gì để khắc phục?” ở bài viết trên, hy vọng rằng chúng tôi đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc và chị em theo dõi. Nếu bạn đang có những biểu hiện bất thường liên quan đến kinh nguyệt hoặc vấn đề khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số đường dây nóng này Hotline: 039 957 5631 hoặc khung chat: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ nhanh chóng miễn phí.