Mục Lục
Trễ kinh 4 tháng ở tuổi dậy thì không phải là một hiện tượng hiếm. Tình trạng này có thể tác động đến tâm lý của các bạn gái trẻ và gây lo lắng cho các bậc phụ huynh. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng trễ kinh này? Liệu trễ kinh giai đoạn này có nguy hiểm không? Chính là các vấn đề đang thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh và bạn đọc, hãy cùng tìm hiểu vấn đề trên cụ thể trong bài viết sau đây nhé!

Hiện tượng trễ kinh 4 tháng ở tuổi dậy thì
Chu kỳ kinh nguyệt sẽ xuất hiện trong giai đoạn dậy thì cho tới khi mãn kinh, nó xảy ra mỗi tháng một lần và được tính từ ngày đầu của chu kỳ hiện tại đến ngày đầu của chu kỳ tiếp theo. Trong đó, tuổi dậy thì được xem là giai đoạn có sự biến đổi lớn nhất trong quá trình trưởng thành của phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt chia thành hai giai đoạn chính bao gồm giai đoạn buồng trứng và giai đoạn tử cung. Hiện tượng kinh nguyệt diễn ra chủ yếu trong giai đoạn thứ ba của chu kỳ kinh tại khu vực tử cung.
Hiện tượng trễ kinh 4 tháng ở tuổi dậy thì không phải là hiếm gặp, thậm chí nhiều trường hợp có thể trải qua thời gian trễ kinh kéo dài lâu hơn. Theo số liệu thống kê cho thấy có tới 70% các chị em gái ở độ tuổi này trải qua tình trạng trễ kinh.
So với phụ nữ trưởng thành có số ngày hành kinh từ 3-5 ngày, chị em gái ở giai đoạn dậy thì có sự chênh lệch trong số ngày kinh, chẳng hạn như từ 5-7 ngày hoặc ít hơn. Các trường hợp dậy thì cũng sẽ có lượng máu kinh xuất ra không nhiều, thậm chí là rất ít thấm nhẹ trên băng vệ sinh.

Trễ kinh 4 tháng ở tuổi dậy thì
Nguyên nhân chính gây ra việc trễ kinh 4 tháng ở tuổi dậy thì là do cơ quan sinh dục trong cơ thể chị em phụ nữ vẫn đang trong quá trình phát triển và điều chỉnh. Vì vậy, trong trường hợp không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào khác ngoài trễ kinh trong vòng 3 tháng, đây vẫn có thể coi là một hiện tượng bình thường và không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu tình trạng trễ kinh kéo dài còn kèm theo sự xuất hiện của bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác thì nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe. Trong đó, ngứa vùng kín thường là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở các cô gái ở độ tuổi này. Tình trạng ngứa ngáy khó chịu này thường xuất phát bởi môi trường vùng kín thường xuyên bị ẩm ướt đã tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây hại.
Vì vậy, nếu xuất hiện cả 2 triệu chứng trễ kinh và ngứa vùng kín, thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo liên quan đến bệnh lý phụ khoa, chẳng hạn như viêm nhiễm lộ tuyến cổ tử cung hoặc viêm âm đạo. Tuy nhiên, đối với các cô gái ở độ tuổi dậy thì, nguyên nhân chính dẫn đến thường là do thiếu kiến thức về cách chăm sóc và vệ sinh vùng kín đúng cách.
Kiến thức tham khảo về cách trị liệu trễ kinh cho một số bé gái tuổi dậy thì
Trị liệu trễ kinh do vấn đề tâm lý
Tuổi dậy thì đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp quan trọng của cơ thể sang một giai đoạn mới trưởng thành và hoàn thiện hơn, nó cũng đi kèm với nhiều sự thay đổi lớn về mặt sinh lý, thể chất, cảm xúc và cả tâm lý, từ đó gây ra khủng hoảng tâm lý ở các trẻ em gái mới lớn.
Áp lực và căng thẳng này xuất phát từ những thay đổi đáng kể trong cơ thể kèm theo các áp lực học tập, mâu thuẫn trong gia đình do thiếu sự hiểu biết, cảm thông và sự chia sẻ, cũng như áp lực từ bạn bè hoặc trêu chọc có thể dễ dàng đẩy các bạn gái tuổi dậy thì vào tình trạng căng thẳng, stress, thậm chí là trầm cảm.
Những khủng hoảng tâm lý ở độ tuổi này có thể là nguyên nhân ban đầu dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn, bao gồm các rối loạn hành vi và rối loạn thể chất. Một trong những biểu hiện đi kèm đó là tình trạng chậm trễ kinh vì chu kỳ kinh nguyệt thường phản ánh tình trạng sức khỏe của phụ nữ.

Trị liệu trễ kinh 4 tháng ở tuổi dậy thì do vấn đề tâm lý
Để giải quyết tình trạng trễ kinh 4 tháng ở tuổi dậy thì bởi tác động của khủng hoảng tâm lý gây ra, các bậc phụ huynh cần phải cho trẻ kết hợp các biện pháp tích cực ở nhiều khía cạnh với lối sống lành mạnh. Điều này bao gồm sự thấu hiểu và chia sẻ từ phụ huynh, chế độ ăn uống dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ và tập thể dục vận động cơ thể nhẹ nhàng, đồng thời tạo ra một môi trường vui vẻ, thoải mái và giảm bớt áp lực để cải thiện tình trạng kinh nguyệt rối loạn này.
Ăn uống lành mạnh trị liệu trễ kinh
Phụ huynh cần xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh cho các bé gái, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Điều này có thể giúp giảm căng thẳng, thiếu chất và ngăn ngừa các vấn đề bất thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời kiêng cữ cho các bé ăn các thực phẩm quá lạnh, quá cay, quá nhiều chất béo, cũng như kiểm soát các thói quen xấu của trẻ như uống rượu và bia, hút thuốc lá,…
Ngoài ra, việc trễ kinh 4 tháng ở độ tuổi dậy thì cũng có thể liên quan đến các rối loạn ăn uống, chẳng hạn như ám ảnh về cân nặng hoặc mong muốn giảm cân nhanh chóng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng ăn quá nhiều hoặc trở nên thất thường trong chế độ ăn uống, thường xuyên bị nôn mửa hoặc chán ăn. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý và quan sát nếu thấy con bạn ở độ tuổi dậy thì có những biểu hiện này.
Kiểm soát cân nặng hợp lý
Tình trạng tăng cân hoặc giảm cân quá nhanh có thể góp phần gây ra trễ kinh 4 tháng ở độ tuổi dậy thì. Vì vậy, nếu các chị em gái đang đối diện với vấn đề thừa cân hoặc thiếu cân thì cần lưu ý kiểm soát cân nặng bằng cách thực hiện một chế độ ăn uống và luyện tập thể thao phù hợp, hạn chế sử dụng các biện pháp giảm hoặc tăng cân cấp tốc vì có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Không thức quá khuya

Không thức quá khuya để cải thiện kinh nguyệt đều đặn hơn
Thức khuya chính là một thói quen mà các bạn gái trong độ tuổi dậy thì thường xuyên mắc phải, nó có thể góp phần vào sự rối loạn nội tiết trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình trứng rụng và gây ra sự bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Vào tuổi dậy thì, các thanh thiếu niên trẻ cần có một giấc ngủ đủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm, vì vậy các chị em gái hãy cố gắng đi ngủ sớm, tốt nhất là nên có một giấc ngủ sâu và không bị gián đoạn.
Tập luyện thể dục thể thao phù hợp
Các hoạt động thể thao không chỉ có lợi cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn giúp thư giãn tinh thần và giảm bớt căng thẳng áp lực trong cuộc sống. Tập thể dục và thể thao đều đặn thường xuyên có thể cải thiện được hoạt động lưu thông máu, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, đồng thời giúp cân bằng hệ thống nội tiết tố. Tuy nhiên, việc tập luyện nên được thực hiện ở mức độ nhẹ nhàng phù hợp, đặc biệt là trước khi có kinh nguyệt xảy ra để tránh gây ra tình trạng trễ kinh do vận động quá sức.
Các trường hợp sau được khuyến cáo chữa trị
– Đối với trường hợp chị em gái đã và đang ở giai đoạn tuổi dậy thì (trên 18 tuổi) mà vẫn xảy ra các vấn đề liên quan đến rối loạn kinh nguyệt thì nên thăm khám kiểm tra sớm.
– Thăm khám phụ khoa phát hiện các bệnh lý như như u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, viêm âm đạo, hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung hoặc nhiễm trùng cổ tử cung,…
– Có hiện tượng rong kinh, rong huyết kéo dài hoặc số ngày kinh quá dài, gây thiếu máu và thiếu sắt, cần thăm khám và điều trị đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, phụ huynh và các bạn trẻ cần lưu ý rằng tình trạng kinh nguyệt thất thường ở độ tuổi dậy thì (từ 14 đến 18 tuổi) không nhất thiết phải điều trị ngay lập tức. Khi cơ thể trưởng thành và hoàn thiện hơn, hệ thống sinh dục, cơ quan sinh sản phát triển và nồng độ nội tiết trong cơ thể ổn định hơn thì tình trạng rối loạn kinh nguyệt sẽ tự cải thiện điều chỉnh lại dần.
Với những chia sẻ “Trễ kinh 4 tháng ở tuổi dậy thì là gì? Có nguy hiểm không?” trong bài viết trên, hy vọng chúng tôi – Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Đà Nẵng đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Nếu chị em đang có những triệu chứng bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc cần hỗ trợ tư vấn thêm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 039 957 5631 và khung: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.