Mục Lục
Rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm thắc mắc về tình trạng trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch. Các chuyên gia Sản phụ khoa tại Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị cho biết trễ kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm cả về vấn đề sinh lý lẫn bệnh lý. Vì vậy, các chị em và bạn đọc hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này, từ đó có cách khắc phục kịp thời trong bài viết dưới đây nhé!

Trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch có thai không?
Sau khi có quan hệ tình dục (không sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn nào), nếu xảy ra hiện tượng chậm trễ kinh thì khả năng mang thai là rất cao. Loại que dùng để thử thai là một công cụ y tế được sử dụng phổ biến để phát hiện sớm thai kỳ. Nguyên lý hoạt động chính của que thử thai là dựa vào việc đo lường hormone thai kỳ hCG có trong nước tiểu của phụ nữ. Tuy nhiên hàm lượng hormone thai kỳ này có thể thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào sức khỏe của mỗi người.
Khi que thử thai hiển thị hai vạch, điều này cho biết bạn đang mang thai. Ngược lại, khi que thử chỉ hiển thị một vạch, thì đây nghĩa là bạn không mang thai. Tuy nhiên, có một số tình huống que thử thai chỉ hiển thị một vạch, nhưng khi kiểm tra tại bệnh viện thì đã cho thấy rằng đang mang thai. Các chuyên gia cho biết rằng điều này có thể xảy ra vì một số lý do sau đây:

Trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch có thai không?
– Hàm lượng hormone hCG thấp: Nếu nồng độ hormone thai kỳ hCG trong cơ thể phụ nữ mang thai vẫn chưa cao, còn ở mức thấp (dưới 12.4 mIU/mL), việc sử dụng que thử thai có thể dẫn đến kết quả không chính xác. Tình trạng này thường xuất hiện trong những tuần đầu của thai kỳ, khi nồng độ hormone hCG chưa tăng cao, nên vẫn ở mức khá thấp.
– Sử dụng que thử sai cách: Que thử thai thường cho kết quả chính xác trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 phút sau khi sử dụng. Nếu bạn thực hiện thử thai và đọc kết quả quá sớm hoặc quá muộn đều có thể làm ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả thử thai. Ngoài ra, hiện tượng chậm trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch cũng có là bởi đã sử dụng loại que thử thai kém chất lượng hoặc đã hết hạn sử dụng.
– Mẫu nước tiểu quá loãng: Uống quá nhiều nước trước khi thực hiện kiểm tra bằng que thử thai có thể làm giảm độ chính xác của kết quả, bởi lúc này hàm lượng hormone hCG trong nước tiểu đã bị pha loãng, khiến cho que thử không thể phát hiện được. Do đó, các chuyên gia thường khuyên rằng thời điểm tốt nhất để thực hiện xét nghiệm bằng que thử thai là buổi sáng sớm sau khi thức dậy, khi mà nồng độ hormone hCG trong cơ thể đạt đỉnh cao.
– Tình trạng thai kỳ bất thường: Mặc dù việc mang thai ngoài tử cung là rất hiếm, nhưng nếu xảy ra, nó có thể dẫn đến tình trạng chậm trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch, kèm theo một số triệu chứng bất thường khác như đau bụng dữ dội, chóng mặt hoa mắt, xuất huyết âm đạo ngoài kỳ kinh, buồn nôn nôn mửa, thậm chí ngất xỉu tại chỗ,… Ngoài ra, tình trạng mang thai đôi hoặc thai ba có thể làm cho nồng độ hormone hCG tăng cao hơn nhiều so với bình thường, gây ra sai lệch trong quá trình kiểm tra bằng que thử thai.
– Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc điều trị dài hạn như thuốc ngủ, thuốc chứa paracetamol, thuốc huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, thuốc điều trị Parkinson, thuốc lợi tiểu, thuốc chống co giật, thuốc tránh thai,… đều có thể gây tác động lên hệ thống nội tiết của phụ nữ. Đặc biệt, chúng có thể làm sai lệch kết quả của que thử thai.
– Nguyên nhân khác: Những trường hợp phụ nữ đang cho con bú sau khi sinh có thể gặp phải triệu chứng rối loạn và không ổn định trong hormone nội tiết do hormone estrogen đã bị ức chế giảm sản xuất, điều này dẫn đến trễ kinh hoặc thậm chí là mất kinh trong vài tháng.
Trễ kinh 20 ngày thử que vẫn 1 vạch nguyên nhân do đâu
Đối với những người bị trễ kinh nhiều ngày nhưng que thử thai chỉ hiển thị kết quả một vạch dù đã thử lại nhiều lần, các chuyên gia cho biết rằng tình trạng chậm kinh lúc này có thể là bởi những nguyên nhân khác mà không phải là do thai kỳ, chẳng hạn như:

Trễ kinh 20 ngày thử que vẫn 1 vạch nguyên nhân do đâu
– Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Việc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày trong giai đoạn đầu có thể gặp phải các tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng dưới, vùng ngực nhạy cảm và căng tức, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, tâm trạng dễ thay đổi,… Đối với những người sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp quá thường xuyên, có thể sẽ khiến cho lớp niêm mạc tử cung mỏng dần, việc này không chỉ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh mà còn làm giảm khả năng thụ thai và mang thai của phụ nữ trong tương lai.
– Tác dụng phụ từ thuốc điều trị: Không chỉ các loại thuốc tránh thai, việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm mất trí nhớ, thuốc huyết áp, thuốc chống loạn thần, thuốc ngủ, thuốc chống đông máu,… trong một thời gian dài cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và dẫn đến tình trạng trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch.
– Áp lực và căng thẳng: Hormone nội tiết estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết hoạt động rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, tất cả các yếu tố đều có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone này trong cơ thể, đặc biệt là tình trạng tâm lý căng thẳng, áp lực liên tục có thể gây ức chế sản xuất estrogen và làm cho chu kỳ kinh trở nên không đều đặn, kéo theo trễ kinh hoặc thậm chí mất kinh trong thời gian dài.
– Mãn kinh sớm: Một vài trường phụ nữ dưới 40 tuổi có thể gặp phải hiện tượng suy giảm lượng lớn các hormone nội tiết tố trong cơ thể, đây có thể xem đây là dấu hiệu của tình trạng mãn kinh sớm. Bên cạnh trễ kinh, nó còn có thể đi kèm với các triệu chứng khó chịu khác, chẳng hạn như bị đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm, khô âm đạo, đầu bốc hỏa, khó thở, sưng đau vùng ngực, tình trạng cáu gắt không rõ nguyên nhân hoặc rụng nhiều tóc,…
– Bệnh lý: Các bệnh lý phụ khoa như viêm cổ tử cung, đa nang buồng trứng, suy buồng trứng, u xơ tử cung, viêm buồng trứng, viêm phần phụ, viêm vùng chậu, ung thư buồng trứng,… thường gây ra các triệu chứng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, dẫn đến tình trạng trễ kinh hoặc thậm chí mất kinh kéo dài. Ngoài ra, tình trạng bất thường ở tuyến giáp hoặc tuyến yên cũng có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và chậm trễ kinh.Top of Form
Cách khắc phục tình trạng trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch

Cách khắc phục tình trạng trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch
+ Kiểm tra lại que thử: Chị em có thể thử kiểm tra bằng que thử thai lại sau vài ngày (từ 7-10 ngày) bởi một số trường hợp có kết quả sai lệch do thực hiện kiểm tra thử thai quá sớm hoặc không đúng cách. Để chắc chắn hơn, chị em cũng có thể đến các trung tâm y tế thực hiện xét nghiệm máu hoặc siêu âm sẽ có kết quả chính xác hơn.
+ Thay đổi lối sống: Nếu nguyên nhân chậm kinh là do yếu tố sinh lý, chị em hãy bớt giảm căng thẳng và áp lực trong cuộc sống hàng ngày bằng cách xây dựng một lối sống lành mạnh, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức và sức quá khuya. Chị em cũng có thể thay đổi chế độ ăn uống và thực hiện thường xuyên bài tập thể dục để cải thiện sức khỏe và tâm trạng tốt hơn.
+ Thăm khám bác sĩ: Nếu tình trạng chậm kinh vẫn tiếp tục và kết quả que thử không thay đổi, chị em hãy thăm khám ngay với các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Đà Nẵng. Các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra để xác định nguyên nhân chính xác, từ đó đề xuất phương pháp điều trị thích hợp.
Với những chia sẻ về tình trạng “Trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch nguyên nhân do đâu?” trong bài viết trên. Hy vọng đội ngũ nhân viên y tế chúng tôi đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Nếu chị em phát hiện ra những biểu hiện bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 039 957 5631 và bảng chat: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.