Trễ kinh là một hiện tượng khá phổ biến mà chị em phụ nữ nào cũng có thể từng gặp phải, bất kể ở độ tuổi dậy thì hay mãn kinh. Khi xảy ra tình trạng trễ kinh 2 tuần hoặc thậm chí kéo dài lâu hơn, các chị em thường nghĩ ngay đến khả năng mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng tình trạng này còn có thể là do các vấn đề về sức khỏe gây ra. Vì vậy, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Trễ kinh 2 tuần dấu hiệu của mang thai

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ sẽ kéo dài từ 22 đến 35 ngày (tùy thuộc vào từng cá nhân). Trong đó, giai đoạn thai kỳ sẽ bắt đầu khi trứng được tinh trùng thụ tinh và tạo thành phôi thai. Sau đó, phôi thai di chuyển vào tử cung để làm tổ và phát triển tiếp tục. Vào khoảng thời gian này, cơ thể phụ nữ cũng sẽ bắt đầu sản xuất ra hormone hCG để hỗ trợ cho quá trình thai kỳ phát triển toàn vẹn.

Toàn bộ quá trình thụ tinh cho đến khi cơ thể sản xuất ra hormone hCG thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày. Do đó, khi mang thai thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị ức chế và không xảy ra, tình trạng này sẽ kéo dài cho đến khi quá trình mang thai kết thúc.

Để kiểm tra tình trạng thai kỳ của bản thân, các chuyên gia cho biết các trường hợp chị em phụ nữ bị trễ kinh 2 tuần có thể sử dụng que thử thai để tự kiểm tra ngay tại nhà. Nếu que thử thai hiển thị kết quả hai vạch thì có nghĩa là bạn đã mang thai, nhưng nếu kết quả trên que thử thai chỉ hiển thị một vạch thì chị em nên quan sát thêm xem cơ thể có bất kỳ triệu chứng bất thường nào hay không để kịp thời thông báo cho bác sĩ vì đây có thể là do vấn đề sức khỏe gây ra.

Trễ kinh 2 tuần dấu hiệu của mang thai

Trễ kinh 2 tuần dấu hiệu của mang thai

Bên cạnh đó, việc nhận biết dấu hiệu mang thai sớm ngoài bị chậm trễ kinh 2 tuần thì còn có thể thực hiện nhờ vào các biểu hiện khác thường sau:

♦ Ra máu âm đạo: Hầu hết phụ nữ trong giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ nhận thấy biểu hiện ra máu âm đạo (hay còn được gọi là máu báo thai). Loại máu báo thai này thường xuất hiện rất ít, chỉ khoảng vài giọt dính trên giấy vệ sinh hoặc dưới đáy quần lót, máu có màu hồng nhạt và xuất hiện từ 1-2 ngày. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường xảy ra khi phôi thai bám vào niêm mạc tử cung phát triển nên chị em không cần phải lo lắng.

♦ Thay đổi vùng ngực: Khi chị em bắt đầu mang thai, vùng ngực sẽ trở nên nhạy cảm và căng tròn hơn, thậm chí có thể gây đau nhức khó chịu ở phần đầu ngực. Ngoài ra, quầng thâm ở bầu vú cũng có thể trở nên đậm màu và to hơn bình thường. Hiện tượng này xuất phát từ sự thay đổi nồng độ hormone thai kỳ đột ngột (gồm estrogen và progesterone). Trong những giai đoạn sau của thai kỳ, lúc này cơ thể đã quen với sự thay đổi nồng độ hormone thì triệu chứng bất thường ở vùng ngực này sẽ giảm bớt.

♦ Đi tiểu thường xuyên: Biểu hiện thay đổi thói quen đi tiểu này thường xảy ra sớm trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Sự gia tăng đột ngột của hormone nội tiết trong cơ thể có thể gây ra những thay đổi trong hoạt động của cơ thể, bao gồm đi tiểu sẽ xảy ra thường xuyên hơn.

♦ Đau nhức lưng và hai bên hông dưới: Trong giai đoạn đầu thai kỳ, tử cung sẽ dần phát triển lớn hơn để chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi trong tương lai, điều này có thể tạo áp lực lên các cơ bụng. Tình trạng này có thể kéo dài nhiều tháng và gây đau nhức nhẹ ở vùng lưng cũng như ở hai bên hông dưới.

♦ Buồn nôn – nôn mửa: Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của giai đoạn thai kỳ chính là cảm giác buồn nôn, thậm chí nôn mửa thường xuyên. Tình trạng này thường xuyên xảy ra vào buổi sáng khi hormone thai kỳ hCG tăng cao, từ đó tác động đến hệ tiêu hóa và kích thích ruột khiến chị em dễ buồn nôn. Ngoài ra, một số phụ nữ cũng có thể trở nên nhạy cảm hơn với mùi vị của thức ăn, từ đó khiến cảm giác buồn nôn, nôn mửa rất hay xảy ra.

Trễ kinh 2 tuần mà không có thai nguyên nhân do đâu?

Ngoài trường hợp bị chậm kinh nhiều ngày do mang thai, các chuyên gia cho biết rằng có một số nguyên nhân cũng có thể dẫn đến tình trạng trễ kinh 2 tuần, bao gồm cả vấn đề sinh lý lẫn vấn đề bệnh lý:

Trễ kinh 2 tuần mà không có thai nguyên nhân do đâu?

Trễ kinh 2 tuần mà không có thai nguyên nhân do đâu?

– Sử dụng thuốc tránh thai: Khi bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, phụ nữ có thể xuất hiện các tác dụng phụ ngắn hạn như buồn nôn, đau bụng dưới âm ỉ, thay đổi nhẹ tại vùng ngực, rối loạn chu kỳ kinh,… Đối với những trường hợp lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên, lớp niêm mạc tử cung có thể bị mỏng dần, từ đó làm chu kỳ kinh bị chậm trễ và khiến khả năng mang thai bị suy giảm nghiêm trọng.

– Sử dụng thuốc điều trị: Tình trạng chậm kinh không chỉ liên quan đến thuốc tránh thai mà còn là bởi việc sử dụng thường xuyên các loại kháng sinh, thuốc hóa trị, thuốc hạ áp, thuốc an thần, thuốc chống đông máu,…. Nếu tình trạng chậm kinh kéo dài, chị em nên trao đổi với bác sĩ điều trị để có biện pháp khắc phục kịp thời.

– Thay đổi cân nặng đột ngột: Tình trạng cân nặng đột ngột thay đổi (tăng hoặc giảm quá mức) có thể là do chế độ ăn uống không cân đối, kiêng cữ hoặc ăn quá nhiều đều có thể khiến cho quá trình sản xuất hormone nội tiết estrogen bị rối loạn, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của lớp niêm mạc tử cũng và làm tình trạng chậm trễ kinh nguyệt xảy ra trong một thời gian.

– Áp lực và căng thẳng: Hormone nội tiết estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, bất kỳ yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone này trong cơ thể, đặc biệt là tình trạng tâm lý căng thẳng hay phải chịu áp lực thường xuyên thì đều có thể gây ức chế quá trình sản xuất estrogen và khiến chu kỳ kinh rối loạn không đều, từ đó làm tình trạng trễ kinh hoặc thậm chí mất kinh trong khoảng thời gian dài xuất hiện.

– Mãn kinh sớm: Khi phụ nữ dưới 40 tuổi xảy ra tình trạng thiếu hụt một lượng lớn hormone nội tiết tố nữ quan trọng, điều này có thể là biểu hiện của quá trình mãn kinh sớm. Ngoài bị trễ kinh 2 tuần, chị em có những xuất hiện thêm các triệu chứng khác như đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, khô rát hoặc teo âm đạo, bốc hỏa, đánh trống ngực, khó chịu cáu gắt không rõ nguyên nhân, rụng nhiều tóc,…

– Bệnh lý: Một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, đa nang buồng trứng, polyp cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, suy buồng trứng, viêm nhiễm buồng trứng, viêm âm đạo, viêm vùng chậu,… cũng có thể gây ra các triệu chứng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, từ đó dẫn đến tình trạng trễ kinh hoặc rong kinh kéo dài. Ngoài ra, tình trạng bất thường thường liên quan đến tuyến giáp hoặc tuyến yên cũng có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và khiến kinh nguyệt bị chậm trễ thất thường.

Cần làm gì khi bị trễ kinh 2 tuần?

Cần làm gì khi bị trễ kinh 2 tuần?

Cần làm gì khi bị trễ kinh 2 tuần?

Đầu tiên, chị em có thể dùng que thử thai ngay tại nhà hoặc đến bệnh viện xét nghiệm kiểm tra nồng độ beta HCG để có kết quả về tình trạng mang thai của mình. Nếu nguyên nhân gây trễ kinh 2 tuần không phải là do mang thai mà bởi các vấn đề sức khỏe khác, chị em có thể thực hiện các biện pháp sau:

+ Duy trì vệ sinh vùng kín sạch sẽ thường xuyên, tuy nhiên cần hạn chế việc thụt rửa sâu trong âm đạo và sử dụng các sản phẩm vệ sinh có hương liệu hoặc chất tẩy rửa quá mức.

+ Xây dựng một chế độ ăn uống cân đối và khoa học, có thể kiêng cữ giảm cân nhưng cần tuân theo phác đồ hợp lý. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, bao gồm rau củ quả tươi, thịt cá, trứng, sữa,… Ngoài ra cũng cần hạn chế thức ăn có chứa nhiều chất béo, đường và chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá).

+ Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giữ cho tinh thần vui vẻ, ổn định và tránh căng thẳng stress kéo dài. Các chị em có thể thực hiện một số hoạt động yêu thích như đọc sách, nghe nhạc, giải trí,… hoặc các bài tập vận động nhẹ nhàng như yoga, thiền định, bơi lội, đi bộ,… không chỉ giúp cải thiện vóc dáng, cân bằng cảm xúc mà còn giữ chưa kinh nguyệt diễn ra đều đặn ổn định.

Với những chia sẻ liên quan đến thắc mắc “Trễ kinh 2 tuần có sao không? Nguyên nhân do đâu?” trong bài viết trên. Hy vọng các chuyên gia y tế tại Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Đà Nẵng của chúng tôi đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích đến cho quý vị bạn đọc quan tâm theo dõi. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp hoặc hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại Hotline: 039 957 5631 và bảng chat trực tiếp sau: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.