Mục Lục
Chậm kinh hay còn gọi là trễ kinh là một trong những triệu chứng sớm thông báo cho việc mang thai ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên, không phải lúc nào tình trạng này xảy ra cũng là do phụ nữ đang trải qua giai đoạn mang thai mà còn có thể do nhiều nguyên nhân khác gây nên, thậm chí liên quan đến các bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng. Vì vậy, chị em và bạn đọc quan tâm hãy cùng với bài viết sau tìm hiểu cụ thể hơn qua chuyên mục tư vấn “Trễ kinh 1 tháng thử que 1 vạch là gì? Có sao không?”.

Nguyên nhân trễ kinh 1 tháng thử que 1 vạch
Trễ kinh (hoặc chậm kinh) là một triệu chứng bất thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt, được tính khi đến thời điểm dự kiến xuất hiện chu kỳ kinh nhưng kinh nguyệt vẫn chưa bắt đầu, điều này có thể kéo dài trong vài tháng hoặc thậm chí lâu hơn. Tuy tình trạng trễ kinh cũng là một biểu hiện sớm thông báo cho việc có thai của chị em phụ nữ, nhưng nếu trễ kinh 1 tháng thử que 1 vạch thì hiện trạng này có thể là bởi các nguyên nhân khác gây ra:

Nguyên nhân trễ kinh 1 tháng thử que 1 vạch
Tâm lý căng thẳng, nhiều tiêu cực
Vùng dưới đồi và tuyến yên là nơi sản xuất và điều tiết hormone nội tiết, bao gồm cả hormone estrogen giúp duy trì chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Tuy nhiên, đây cũng là một khu vực rất nhạy cảm khi nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi, điều này là do tình trạng căng thẳng và áp lực tâm lý đã làm tăng sản xuất hormone adrenaline và cortisol. Do đó, tình trạng tâm lý căng thẳng, lo lắng, áp lực,… cũng như thói quen thức khuya, làm việc quá sức đều có thể dẫn đến sự rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt.
Để giảm thiểu tác động từ tâm lý căng thẳng không ổn định, chị em phụ nữ nên xây dựng lối sống khoa học và cân bằng hơn, đảm bảo thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, hạn chế thức khuya, giữ cho trạng thái tâm lý luôn vui vẻ tích cực. Những thay đổi này sẽ giúp cơ thể thư giãn, giảm bớt căng thẳng và hỗ trợ cơ thể điều tiết lại nồng độ hormone ổn định trong cơ thể.
Tác dụng phụ của thuốc
Nếu chị em đang bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới hoặc có sự thay đổi trong liều lượng của các loại thuốc hiện tại thì có thể chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ từ thuốc. Đặc biệt, một số loại thuốc có khả năng cao tác động đến chu kỳ kinh nguyệt như thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc bổ sung nội tiết, thuốc tránh thai, corticosteroids và thuốc hóa trị,… đều có thể gây chậm trễ kinh.
Vì vậy, khi tình trạng bất thường trên xảy ra thì chị em nên liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để thảo luận về tình trạng này và xác định nguyên nhân cụ thể do thuốc gây ra.
Thay đổi cân nặng quá nhanh
Việc giảm cân đột ngột có thể dẫn đến tình trạng trễ kinh, thậm chí mất kinh trong một khoảng thời gian. Điều này bởi vì cơ thể phụ nữ cần sản xuất đủ hormone estrogen để tạo lớp niêm mạc tử cung dày để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh cho trứng diễn ra. Tuy nhiên, việc giảm cân quá nhanh và sụt giảm lượng lớn calo có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến vùng dưới đồi/tuyến yên – cơ quan điều tiết nhiều hoạt động trong cơ thể, bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt.
Bên cạnh đó, tình trạng tăng cân quá nhanh cũng có thể gây chậm kinh hoặc làm cho kinh nguyệt của phụ nữ bị rối loạn thất thường. Điều này là bởi cơ thể lúc này sẽ sản xuất ra quá nhiều hormone estrogen trong thời gian ngắn, khiến cho niêm mạc tử cung phát triển quá mức và trở nên không ổn định. Để khắc phục tình trạng này, chị em phụ nữ nên xây dựng quá trình giảm cân khoa học, tự nhiên để giúp chu kỳ kinh nguyệt có thời gian thích ứng và bình ổn trở lại.

Trễ kinh 1 tháng thử que 1 vạch do cân nặng thay đổi đột ngột
Mắc các bệnh lý liên quan
Trễ kinh 1 tháng thử que 1 vạch còn có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh, bao gồm u xơ tử cung, viêm buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, viêm nhiễm vùng chậu,… hoặc thậm chí là ung thư buồng trứng, ung thư tử cung. Các bệnh này có thể tác động trực tiếp đến hệ thống hormone nội tiết và hoạt động của buồng trứng, từ đó gây ra sự rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ.
Ngoài ra, tình trạng chậm trễ kinh nguyệt cũng có thể xuất phát từ tuyến giáp hoạt động yếu kém hoặc hoạt động quá mức đều khiến cho nội độ nội tiết thay đổi dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh đó, các biến đổi của nội tiết tố trong giai đoạn tuổi dậy thì, sau khi sinh con và tiền mãn kinh của phụ nữ cũng có thể khiến kinh nguyệt bị chậm trễ bất thường.
Trễ kinh 1 tháng thử que 1 vạch cần phải làm gì?
Đối với các trường hợp trễ kinh 1 tháng thử que 1 vạch thì khả năng cao là chị em phụ nữ không mang thai mà đang có vấn đề xảy ra ở nội tiết tố. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng việc kiểm tra bằng que thử thai tại nhà có thể cho kết quả không được chính xác. Điều này là bởi chị em thực hiện không đúng cách hoặc thời điểm thử thai quá sớm dẫn đến kết quả bị sai lệch.
Vì vậy, chị em cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng que thử thai trước khi sử dụng hoặc đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để thực hiện xét nghiệm cụ thể hơn nhằm kiểm tra nồng độ hormone Beta hCG trong cơ thể (chủ yếu trong máu và nước tiểu), qua đó có thể nhận biết chính xác tình trạng mang thai của bản thân.

Trễ kinh 1 tháng thử que 1 vạch cần phải làm gì?
Sau khi thực hiện các biện pháp kiểm tra thai kỳ và xác định rằng bản thân không mang thai, chị em phụ nữ cần phải thăm khám kiểm tra sức khỏe phụ khoa nhằm tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng chậm trễ kinh. Tùy thuộc vào nguyên nhân tìm ra, các bác sĩ sẽ chỉ định chị em áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.
Nếu chậm trễ kinh là biểu hiện của các vấn đề bệnh lý thì chị em cần tiến hành việc điều trị sớm nhất để đảm bảo sức khỏe, hạn chế biến chứng nguy hiểm và bảo vệ khả năng sinh sản của bản thân.
Nếu chậm trễ kinh xảy ra sau khi sinh, đang trong quá trinh cho con bú hoặc bước vào giai đoạn tiền mãn kinh thì các chị em không cần lo lắng và điều trị chuyên sâu, đó chỉ là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, các chị em chỉ cần thay đổi một số thói quen lành mạnh hơn và chăm sóc sức khỏe để sớm vượt qua giai đoạn rối loạn này.
Nếu chậm trễ kinh là hậu quả của tình trạng căng thẳng, chế độ ăn uống không cân đối hoặc tập luyện quá mức, tác dụng phụ của thuốc hoặc tình trạng cân nặng thay đổi đột ngột,… thì các chị em chỉ cần điều chỉnh lại lối sống sinh hoạt khoa học và lành mạnh hơn, ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, cân bằng các cảm xúc tiêu cực, ổn định cân nặng hoặc giảm cân có kế hoạch,… điều này sẽ giúp cho chu kỳ kinh nguyệt sớm ổn định trở lại trong thời gian tới.
Cách giúp nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn?
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ đúng cách, nhất là trong giai đoạn hành kinh
– Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn nhẹ dịu cho da, không gây kích ứng khu vực nhạy cảm.
– Xây dựng khẩu phần ăn uống hợp lý, kiêng cữ khoa học
– Có thói quen thư giãn phù hợp, cân bằng cảm xúc và tinh thần
– Tránh sử dụng các chất kích thích, đồ ngọt, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ và tinh bột
Với những chia sẻ về thắc mắc “Trễ kinh 1 tháng thử que 1 vạch là gì? Có sao không?” trong bài viết vừa rồi. Hy vọng chúng tôi đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc và chị em quan tâm. Nếu chị em phụ nữ phát hiện các biểu hiện bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc cần tư vấn hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi – đội ngũ bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Đà Nẵng qua số Hotline: 039 957 5631 hoặc khung chat: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.