Mục Lục
Đau bụng kinh, thốn hậu môn là những cảm giác khó chịu mà không ít chị em phụ nữ mắc phải khi đến kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Trong bài viết này, các chuyên gia sẽ giải đáp thắc mắc “Thốn hậu môn khi có kinh là bệnh gì? Cách hạn chế hiệu quả”, chị em quan tâm hãy cùng theo dõi nhé.

Thốn hậu môn khi có kinh là bệnh gì?
Đau thốn hậu môn khi có kinh là một cảm giác đau nhói hoặc khó chịu tại khu vực hậu môn và vùng xung quanh đó. Cơn đau thốn hậu môn có thể xuất hiện trước kinh nguyệt, trong thời gian kinh nguyệt hoặc sau kinh nguyệt. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà con đau xuất hiện liên tục hoặc chỉ đau âm ỉ ngắt quãng.

Thốn hậu môn khi có kinh
Thông thường, khi có kinh nguyệt thì chị em phụ nữ chỉ bị đau bụng kinh, mệt mỏi, đau mỏi lưng nhưng một số ít trường hợp lại bị đau thốn vùng hậu môn. Điều này được nhiều chuyên gia giải thích cụ thể như sau:
Trong quá trình kinh nguyệt, cổ tử cung của phụ nữ sẽ bị kích thích và co bóp nhằm tống đẩy hết dịch cùng trứng rụng ra bên ngoài. Do cổ tử cung co bóp, đã đồng thời gây ra áp lực chèn ép lên dây thần kinh ở vùng hậu môn, dẫn tới tình trạng đau nhức tại khu vực hậu môn này.
Ngoài ra, trong thời kỳ hành kinh sẽ ra rất nhiều máu kinh, nếu chị em phụ nữ có thói quen giữ vệ sinh vùng kín – hậu môn không tốt sẽ rất dễ dẫn tới viêm nhiễm tại đây. Nếu viêm nhiễm lan rộng ra hậu môn sẽ gây ra tình trạng viêm hậu môn, từ đó có thể gây đau thốn ở hậu môn và vùng lân cận trong giai đoạn kinh nguyệt.
Nhiều trường hợp vì phụ nữ trong giai đoạn hành kinh nên đã có hoạt động quan hệ tình dục bằng đường hậu môn. Khi quan hệ bằng lỗ hậu môn, tình trạng cọ xát liên tục sẽ gây ra nhiều tổn thương cho vùng da và niêm mạc hậu môn, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng ở hậu môn làm kích thích của các sợi thần kinh ở khu vực này, gây ra cảm giác đau thốn, nhức nhối hậu môn rất khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng suất làm việc.
Tình trạng đau thốn hậu môn khi có kinh còn có thể là do bệnh lạc nội mạc tử cung gây ra. Khi mắc bệnh, phụ nữ sẽ có triệu chứng đau bụng dữ dội, nhất là khi hành kinh. Ngoài ra còn có tình trạng đau khi quan hệ tình dục, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, đau khi đại tiện, đau thốn hậu môn khi hành kinh, bị tiêu chảy hoặc táo bón, cảm xúc dần trở nên tiêu cực, thậm chí là trầm cảm.
Tìm hiểu thêm: Bệnh rò hậu môn và cách chữa trị đơn giản và hiệu quả
Nguyên nhân thốn hậu môn khác ngoài tình trạng đến tháng
Bệnh trĩ
Đây là bệnh xảy ra phổ biến, hình thành do các tĩnh mạch vùng hậu môn và trực tràng bị chèn ép mạnh, kéo dài liên tục khiến các tĩnh mạch này bị phình to bất thường, tạo thành các búi trĩ. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy đau rát, thốn, nhức nhối, ngứa ngáy ở vùng hậu môn, thậm chí có thể nghiêm trọng hơn là chảy máu trực tràng hoặc lòi búi trĩ ra ngoài hậu môn.

Bệnh trĩ
Nếu bệnh trĩ không được chữa trị nhanh chóng và kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu nghiêm trọng. Phụ nữ mắc bệnh trĩ thì tình trạng đau thốn hậu môn khi có kinh, đến tháng rất dễ mắc phải các bệnh phụ khoa vì cấu tạo của hai bộ phần này rất gần nhau. Không chỉ vậy, bệnh còn ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt, học tập, làm việc cũng như làm giảm nhu cầu quan hệ tình dục, tác động trực tiếp đến chất lượng sống của người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Nứt kẽ hậu môn
Tình trạng nứt kẽ hậu môn hình thành do chứng tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, làm xước và tổn thương niêm mạc hậu môn tạo thành vết nứt hoặc rách. Khi những chất dịch, chất thải hoặc nước tiểu thẩm thấu vào vết nứt sẽ làm nhiễm trùng và khiến người bệnh bị đau thốn, ngứa rát, nhức nhối vùng hậu môn dữ dội.

Nứt kẽ hậu môn
Nếu tình trạng này không được chữa trị mà để kéo dài thì sẽ dẫn tới viêm nhiễm lan rộng, hình thành khối áp xe ở hậu môn, thậm chí là rò lỗ hậu môn, chảy dịch và máu mủ có mùi hôi rất khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn an toàn và hiệu quả
Áp xe hậu môn
Đây là tình trạng viêm nhiễm ở hậu môn kéo dài, hình thành do chứng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, nứt kẽ hậu môn, chấn thương hậu môn,… Những khối áp xe này xuất hiện ở hậu môn hoặc khu vực lân cận, sưng to và chứa dịch mủ bên trong, chạm vào đau nhói, có màu đỏ hoặc hồng. Tình trạng này kéo dài sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, khiến viêm nhiễm lan rộng sang bộ phận khác hoặc xuất hiện thêm nhiều khối áp xe lớn hơn, dẫn đến triệu chứng đau rát nhiều hơn và xuất hiện liên tục khi ngồi, di chuyển, vận động hoặc khi đại tiện.

Áp xe hậu môn
Cách hạn chế cơn đau thốn hậu môn khi có kinh hàng tháng
Để có thể hạn chế cơn đau hậu thốn môn khi có kinh thì chị em có thể áp dụng một số phương pháp như sau:
Vệ sinh khu vực hậu môn – vùng kín sạch sẽ
Chị em cần vệ sinh vùng kín và hậu môn sạch sẽ, đặc biệt là trong khi hành kinh. Thường xuyên thay băng vệ sinh (tối thiểu 4h/lần) để đảm bảo vùng kín và hậu môn luôn khô thoáng và không bị viêm nhiễm.

Vệ sinh hậu môn và vùng kín sạch sẽ
Ngoài ra, nên mặc loại quần lót phù hợp với bản thân, thoáng mát. Thay quần ngay nếu có tình trạng ẩm ướt hoặc dính nước để khu vực hậu môn sạch sẽ, giảm tình trạng đau thốn xảy ra.
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
Chị em phụ nữ nên tăng cường bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, rau củ quả, trái cây vào bữa ăn hàng ngày. Đồng thời uống nhiều nước bù lại cho cơ thể và hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hoá, giúp quá trình nhuận tràng thuận lợi để cải thiện chứng táo bón. Bên cạnh đó cần tránh các loại thực phẩm có chất kích thích như cafein hoặc rượu, từ đó giúp hạn chế cơn đau thốn hậu môn.

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục đều đặn có thể giúp chị em phụ nữ tăng cường lưu thông máu, giảm nguy cơ hình thành búi trĩ và giảm các triệu chứng đau thốn hậu môn khi có kinh hàng tháng. Chị em có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng thư giãn như yoga hoặc tập thể dục nhịp điệu có thể giảm đau thốn vùng hậu môn trực tràng và giúp giải tỏa căng thẳng hoặc stress hiệu quả.

Tập thể dục đều đặn
Tìm hiểu thêm: Sa trực tràng là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa
Ngâm hậu môn trong nước ấm
Chị em có thể sử dụng túi đá hoặc ngâm hậu môn trong nước ấm để giảm đau nhức, ngứa ngáy tại hậu môn. Bên cạnh đó, sử dụng túi chườm nóng đối với khu vực bụng dưới cũng có thể giúp giảm cơn đau và kích thích lan sang các bộ phận khác.

Ngâm hậu môn trong nước ấm
Thay đổi tư thế ngồi
Nếu chị em phải ngồi làm việc trong thời gian dài, hãy thay đổi tư thế ngồi thường xuyên để giảm áp lực tại vùng hậu môn – trực tràng, từ đó cải thiện được các triệu chứng khác như đau bụng kinh hoặc đau lưng.

Thay đổi tư thế ngồi
Tuy nhiên, nếu tình trạng đau thốn hậu môn khi có kinh vẫn kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, thì chị em hãy đến ngay Đa Khoa Hữu Nghị tại khu vực Đà Nẵng. Với kinh nghiệm chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực sức khỏe khác nhau, đội ngũ bác sĩ tại đây sẽ hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân trong việc xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân nào gây ra tình trạng trên, từ đó có được phương pháp điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất.
Mong rằng bài viết trên “Thốn hậu môn khi có kinh là bệnh gì? Cách hạn chế hiệu quả” từ các chuyên gia đã mang lại nhiều thông tin hữu ích và cần thiết cho bạn đọc cũng như chị em quan tâm. Nếu còn có thắc mắc nào khác thì người bệnh hãy nhanh chóng gọi ngay số tư vấn trực ban sau Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp bảng tư vấn miễn phí >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được nhân viên y tế giải đáp cụ thể hơn và hỗ trợ sắp xếp lịch trình thăm khám bệnh nhanh chóng.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách chữa trị ngứa hậu môn khi mang thai
Thốn hậu môn khi có kinh có thể do các cơn co bóp tự nhiên trong tử cung, gây ảnh hưởng đến các cơ và dây thần kinh xung quanh khu vực hậu môn. Để giảm thiểu thốn hậu môn khi có kinh, bạn có thể thử các biện pháp sau: vệ sinh sạch sẽ khu vực vùng hậu môn, tập thể dịch điều đặn, bổ sung các thức ăn giàu chất xơ, đổi tư thế ngồi sao cho chuẩn. Nếu cảm giác thốn hậu môn khi có kinh gây khó chịu nghiêm trọng hoặc kéo dài, tốt nhất là thăm khám bác sĩ để được đánh giá và tư vấn cụ thể. Bên cạnh đó bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây ra vấn đề và đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp.Một số câu hỏi thường gặp về thốn hậu môn khi có kinh
Tại sao có cảm giác thấy thốn hậu môn khi có kinh?
Cách giảm hiểu thốn hậu môn khi có kinh?
Khi nào tôi nên thăm khám bác sĩ về vấn đề thốn hậu môn khi có kinh?