Mục Lục
Giang mai là bệnh tình dục nguy hiểm, đặc biệt nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu để tình trạng giang mai chuyển sang giai đoạn cuối. Để có thể chữa trị giang mai kịp thời và hiệu quả, việc nhận biết thông tin chính xác về thời gian ủ bệnh giang mai là điều cần thiết. Bài viết sau đây từ các chuyên gia trong ngành sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này để bạn đọc tìm hiểu và nắm rõ thông tin.

Tìm hiểu chính xác về bệnh giang mai
Giang mai là bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra, có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ giới. Lây nhiễm trực tiếp qua các hình thức giao hợp (bằng đường bộ phận sinh dục, miệng hoặc hậu môn), đôi khi xoắn khuẩn gây bệnh giang mai cũng có thể lây qua tiếp xúc với vết loét hoặc các chất dịch tiết ra từ vết loét của người bệnh.
Trường hợp nguy hiểm nhất là lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và sinh nở, nếu không được điều trị thì trẻ khi sinh ra sẽ nhiễm xoắn khuẩn giang mai và đối mặt với nhiều nguy cơ bị dị tật, thậm chí tử vong.

Bệnh giang mai
Giang mai có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bao gồm vùng sinh dục, miệng, các cơ quan nội tạng, da, xương và khớp. Bệnh giang mai nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương thần kinh, viêm màng não, suy thận, suy gan và các vấn đề về tim mạch,.. đe dọa đến mạng sống của người nhiễm bệnh.
Các triệu chứng của bệnh giang mai có thể khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường xuất hiện một vết loét hoặc nhiều vết loét nhỏ, không đau, trên vùng sinh dục hoặc miệng. Ở giai đoạn sau, bệnh có thể lan rộng sang các cơ quan trọng yếu khác trong cơ thể và gây ra các triệu chứng như sưng hạch bạch huyết, đau khớp, mất thị lực, mất cảm giác, bại liệt, suy giảm trí nhớ và các vấn đề về tim mạch.
Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu ? Triệu chứng cụ thể
Giai đoạn thứ nhất
Nếu trước đó người bệnh có phát sinh quan hệ tình dục không an toàn (quan hệ với nhiều đối tượng tình dục, không dùng biện pháp bảo vệ như bao cao su) hoặc tiếp xúc với mầm xoắn khuẩn giang mai qua vết thương hoặc niêm mạc của người bệnh thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao.

Thời gian ủ bệnh giang mai giai đoạn thứ nhất
Sau khi lây nhiễm, thời gian ủ bệnh giang mai khoảng từ 10 đến 90 ngày sau khi tiếp xúc với xoắn khuẩn. Trong giai đoạn này, xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra bệnh giang mai, xâm nhập, phát triển lây lan trong cơ thể và tấn công hệ miễn dịch, gây ra các triệu chứng ban đầu như vết loét hoặc nhiều vết loét không đau, màu đỏ, đáy vết loét khá nông, có gờ hơi cứng, không chảy dịch mủ hay máu, thường xuất hiện trên vùng sinh dục hoặc miệng – triệu chứng này còn được gọi là săng giang mai.
Vết loét do săng giang mai có thể tự lành ngay sau đó mà không cần điều trị. Vì nó không gây ra cảm giác đau, ngứa hoặc khó chịu nào nên người bệnh khó nhận ra dấu hiệu bệnh trong giai đoạn này. Dẫn đến bỏ sót thời điểm vàng để chữa trị giang mai hiệu quả. Ở một số trường hợp khác, người bệnh có thể nổi nhiều hạch ở những vị trí nhạy cảm như vùng bẹn, cổ, nách,…
Xem thêm: 3 biểu hiện bệnh giang mai ở nam giới cần lưu ý
Giai đoạn thứ hai
Đây là giai đoạn có những triệu chứng giang mai rõ ràng hơn giai đoạn đầu tiên. Giai đoạn này có thời gian ủ bệnh giang mai kéo dài khoảng từ 2 đến 6 tháng sau khi lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, thời gian này cũng có thể kéo dài hơn hoặc ngắn hơn tùy thuộc vào sức khỏe, khả năng đề kháng của người bệnh. Trong giai đoạn này, xoắn khuẩn giang mai tiếp tục lây lan phát triển trong cơ thể và gây ra các triệu chứng như phát ban hoặc nổi mẩn đỏ.

Thời gian ủ bệnh giang mai giai đoạn thứ hai
Những xuất phát ban này có thể xuất hiện trong vòng 2 tuần ở toàn thân, mạn sườn, bụng, ngực, tay hoặc chân với số lượng lớn, không gây ra ngứa rát hoặc khó chịu nào, khi ấn vào mạnh thì các vết phát ban ẩn đi. Triệu chứng này có thể biến mất sau đó mà không cần điều trị. Ngoài ra cũng có một số triệu chứng hiếm gặp khác như sưng hạch bạch huyết, sốt, đau đầu, đau cổ, đau khớp và mệt mỏi.
Xem thêm: Xét nghiệm giang mai – phương pháp chẩn đoán chính xác bệnh giang mai
Giai đoạn thứ ba
Sau khi đã trải qua 2 giai đoạn cấp tính ở trên, lúc này xoắn khuẩn giang mai sẽ thâm nhập sâu hơn vào các cơ quan nội tạng và gây hại trong âm thầm. Thời gian ủ bệnh giang mai trong giai đoạn tiềm ẩn này khoảng từ 2 đến 20 năm sau khi nhiễm bệnh. Trong lúc ủ bệnh giai đoạn này, giang mai không gây ra bất kỳ triệu chứng nào để người bệnh nhận biết, người bệnh chỉ có thể phát hiện bệnh thông qua các xét nghiệm chuyên sâu ở bệnh viện hoặc trung tâm y tế chuyên khoa.

Thời gian ủ bệnh giang mai giai đoạn thứ ba
Giai đoạn thứ tư
Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh giang mai, khi bệnh đã lan rộng sang nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Thời gian ủ bệnh giang mai của giai đoạn này có thể xảy ra từ vài năm đến vài thập kỷ sau khi nhiễm bệnh. Trong giai đoạn này, bệnh giang mai có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương thần kinh, viêm màng não, suy thận, suy gan, đột quỵ, bại liệt, suy giảm trí nhớ, mù lòa, điếc, suy hô hấp, đau khớp và các vấn đề về tim mạch.

Thời gian ủ bệnh giang mai giai đoạn thứ tư
Tình trạng tổn thương giang mai ở trên da cũng sẽ xuất hiện nghiêm trọng hơn, gây ra những vết loét sâu và lớn, chảy dịch mủ hôi thối và tạo thành sẹo gây mất thẩm mỹ. Những tổn thương do giang mai trong giai đoạn này gây ra rất khó điều trị và không thể phục hồi hoàn toàn, chúng sẽ trở thành di chứng theo bệnh nhân suốt đời hoặc còn khiến bệnh nhân tử vong.
Xem thêm: Chi phí chữa giang mai
Giai đoạn thai kỳ
Đây là trường hợp rất hiếm gặp, khi thai phụ bị lây nhiễm giang mai phải được bác sĩ thăm khám và điều trị ngay. Ngoài ra, người mẹ chỉ nên sinh mổ để đảm bảo an toàn cho trẻ, các bác sĩ sẽ xét nghiệm giang mai cho trẻ để phòng ngừa bệnh di truyền từ mẹ sang con. Nếu trẻ bị nhiễm giang mai, bác sĩ sẽ điều trị ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm, còn nếu trẻ không lây nhiễm giang mai thì bác sĩ sẽ xét nghiệm lại sau đó từ 1-2 tháng để đảm bảo là trẻ không bị lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai.

Thời gian ủ bệnh giang mai giai đoạn thai kì
Triệu chứng và thời gian ủ bệnh giang mai có thể khác nhau đối với từng trường hợp người bệnh, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, sức khỏe, hệ miễn dịch, lối sống và quá trình điều trị. Nếu nghi ngờ bản thân đã tiếp xúc hoặc bị nhiễm bệnh giang mai, thì người bệnh hãy đi thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Xem thêm: Bệnh giang mai ở nữ có triệu chứng gì? Cách điều trị hiệu quả
Cách chẩn đoán và xét nghiệm giang mai cho kết quả chính xác

Chẩn đoán xét nghiệm giang mai
Khám lâm sàng: Bác sĩ có thể kiểm tra các vết loét hoặc phát ban, mẩn đỏ để xác định bệnh giang mai. Nếu người bệnh không có tổn thương nào, bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng khác trên da hoặc màng nhầy.
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu là một phương pháp chẩn đoán chính xác để phát hiện bệnh giang mai. Trong quá trình bị nhiễm bệnh, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn Treponema pallidum, gây ra bệnh giang mai. Xét nghiệm máu có thể phát hiện kháng thể IgM chống lại vi khuẩn trong giai đoạn đầu của bệnh (từ 1-3 tuần sau khi nhiễm bệnh) và kháng thể IgG trong giai đoạn sau (từ 4 tuần sau khi nhiễm bệnh). Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm máu không phải lúc nào cũng chính xác 100%, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh do số lượng xoắn khuẩn còn ít.
Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm: Nếu người bệnh có vết thương, bác sĩ có thể lấy mẫu mô hoặc dịch từ vết thương, vết loét để kiểm tra vi khuẩn Treponema pallidum. Việc này giúp phát hiện được bệnh ở giai đoạn đầu và có kết quả chẩn đoán chính xác hơn.
Nếu phát hiện bản thân có triệu chứng giang mai hoặc cần được chẩn đoán tình trạng bệnh của bản thân thì hãy đến ngay trung tâm y tế chuyên khoa Phòng Khám Hữu Nghị để được các bác sĩ có kinh nghiệm xét nghiệm chẩn đoán chính xác bệnh lý, từ đó có được biện pháp chữa trị an toàn, phù hợp và hiệu quả.
Hy vọng bài viết “Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu ? – Góc giải đáp” đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc quan tâm, nếu có câu hỏi nào khác liên quan đến giang mai chỉ cần liên lạc ngay đến số tư vấn 24/24 này Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp bảng tư vấn online >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được nhân viên y khoa giải đáp cụ thể hơn, đồng thời hỗ trợ sắp xếp lịch thăm khám bệnh sớm nhất.
Xem thêm: Giang mai có lây qua nước bọt không? Con đường lây nhiễm giang mai