Tầm soát ung thư cổ tử cung không những giúp giảm thiểu chi phí điều trị còn tăng tỉ lệ chữa bệnh thành công, bảo vệ sức khỏe cho người bệnh. Sau đây vấn đề này sẽ được chuyên gia giải đáp cụ thể cho chị em cùng tìm hiểu.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tầm soát ung thư cổ tử cung hỗ trợ, giúp đỡ thế nào đến việc điều trị bệnh?

Ung cổ tử cung sẽ xảy ra khi người bệnh bị nhiễm virus HPV chứa mầm ung thư tấn công vào trong bên tế bào cổ tử cung và gây ra các biến đổi bất thường của tế bào, sau đó phát triển nhanh chóng không kiểm soát được theo thời gian. Các tế bào ung thư có khuynh hướng xâm lấn sâu hơn vào cổ tử cung, đối với những trường hợp ở ung thư giai đoạn cuối, các tế bào ung thư sẽ có thể lan qua các cơ quan lân cận khác của cơ thể (tên gọi khác là di căn).

Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung

Tầm soát sớm phát hiện ung thư cổ tử cung nghĩa là sàng lọc và chẩn đoán bệnh nhằm phát hiện ra các tế bào phát triển bất thường trước khi chúng trở thành tế bào ung thư mang tới tỷ lệ điều trị bệnh thành công cao, lên tới hơn 80 – 90%. Càng chậm trễ, phát hiện bệnh tình ở giai đoạn muộn hoặc bỏ qua thời điểm vàng của quá trình điều trị thì các tế bào ung thư bất thường đã phát triển mạnh hơn, hiệu quả điều trị sẽ giảm dần,…

Có những loại phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung nào hiện nay?

Hiện nay, các bác sĩ thường sử dụng 3 phương pháp tầm soát kiểm tra ung thư cổ tử cung phổ biến nhất là Pap, HPV và Thinprep. Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyến cáo nên thực hiện kết hợp xét nghiệm HPV với xét nghiệm PAP giúp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả chính xác cao nhất. 

Quy trình thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp Pap:

Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm PAP

Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm PAP

Thường diễn ra rất nhanh gọn và đơn giản, thông thường chỉ mất tầm vài phút. Các quy trình này sẽ được các bác sĩ cũng như các y tá hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện xét nghiệm, nữ giới khi thực hiện không cần lo lắng. 

Đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mẫu được lấy từ cổ tử cung của nữ giới để tìm tế bào ung thư hoặc các tế bào bất thường có nguy cơ biến thành ung thư. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường tốt đẹp thì có thể 3 năm sau, nữ giới mới phải thực hiện lại xét nghiệm bằng phương pháp Pap tiếp theo.

Quy trình thực hiện xét nghiệm virus HPV:

Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV

Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV

HPV là virus lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục, nếu virus HPV mang mầm ung thư thì sẽ làm người bệnh có nguy cơ mắc ung thư rất cao. Vì vậy, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng nhiễm virus HPV thông qua mẫu tế bào lấy được lấy ở tử cung của người bệnh. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, không có gì nguy hiểm thì khoảng 5 năm sau nữ giới mới phải thực hiện xét nghiệm virus HPV tiếp theo.

Quy trình thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp Thinprep:

Đây được xem là loại xét nghiệm tiên tiến nhằm chẩn đoán sớm và chính xác bệnh. Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào cổ tử cung sau khi thu thập từ người bệnh hòa lẫn với dung dịch định hình giúp giữ cho tế bào tốt hơn, từ đó cho ra kết quả phân tích chính xác hơn.

Đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành thu thập mẫu xét nghiệm Thinprep bằng cách dùng chổi đặc biệt để đưa vào cổ tử cung và lấy mẫu. Sau đó, mẫu này sẽ được chuyển vào lọ Thinprep nhằm bảo quản cùng với dung dịch chuyên dụng rồi sau đó đem về phòng thí nghiệm phân tích.

Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Thinprep

Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Thinprep

Kết quả kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung có chính xác không?

Tầm soát kiểm tra ung thư cổ tử cung hiện nay đang là cách sàng lọc, phát hiện ung thư cổ tử cung có độ chính xác cao nhất. Để đảm bảo rằng kết quả xét nghiệm Pap chính xác nhất có thể, nữ giới cần làm theo những hướng dẫn của bác sĩ bên dưới đây:

Tránh có quan hệ tình dục, sử dụng các sản phẩm thuốc âm đạo hoặc sản phẩm vệ sinh âm đạo trong vòng 2 ngày trước đó khi xét nghiệm.

Không tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung này khi đang có kinh nguyệt. Tốt nhất nên làm kiểm tra, tầm soát ung thư cổ tử cung sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc khoảng từ 3 – 5 ngày.

Đối với các trường hợp vùng kín, âm đạo bị viêm nhiễm thì nên tiến hành điều trị chấm dứt bệnh hoàn toàn trước khi làm xét nghiệm tầm soát.

Bài viết liên quan : Quan hệ xong bị đau bụng có nguy hiểm không?

Thời gian, thời điểm nào nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung? 

Việc tầm soát ung thư cổ tử cung thông thường sẽ thực hiện cho phụ nữ từ độ tuổi từ 21 trở lên, khi đã từng phát sinh quan hệ tình dục. Do vậy từ 21 tuổi trở đi, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải bệnh ung thư này, trong đó thường xảy ra nhất là ở độ tuổi 35 – 44 tuổi.

Tần suất thực hiện kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung tùy thuộc vào loại xét nghiệm đã lựa chọn, đa số định kỳ là từ 1 – 3 năm/lần. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tầm soát ung thư cổ tử cung sớm khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường như:

  • Khí hư âm đạo: có mùi hôi nồng gây khó chịu, có màu vàng hơi xanh hoặc dịch nhầy tiết ra có lẫn máu.
  • Kinh nguyệt không ổn định: thường xuyên bị rối loạn hoặc xuất hiện tình trạng rong kinh hoặc mất kinh.
  • Cảm giác toàn cơ thể: mệt mỏi, sụt cân nhanh không rõ lý do.
  • Đau tức ở vùng bụng dưới: đau đớn bụng dưới và khó chịu khi đi tiểu hoặc tình trạng đi tiểu nhiều lần.
  • Ra máu âm đạo: nếu có tình trạng ra máu âm đạo mà không liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt hoặc chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày thì đây là tình trạng bất thường do bệnh ung thư gây ra. Bên cạnh đó nếu sau khi phát sinh quan hệ tình dục cũng ra máu âm đạo thì cũng là hiện tượng bất thường.

Biện pháp để phòng ngừa hiệu quả ung thư cổ tử cung

Ngoài thường xuyên tầm soát ung thư cổ tử cung đình kỳ theo chỉ định của bác sĩ phụ khoa, chị em phụ nữ có thể tham khảo những biện pháp dưới đây để phòng tránh nguy cơ bị ung thư cổ tử cung như:

Tiêm phòng vắc-xin HPV

Trong giai đoạn từ 9 đến 26 tuổi, nữ giới nên đi tiêm vắc-xin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, đặc biệt phụ nữ cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin ngừa HPV trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Vì loại vắc-xin đặc biệt này chỉ có tác dụng ngăn chặn giai đoạn tiền ung thư vì thế chị em phụ nữ cần tiêm đúng liệu trình theo chỉ định của bác sĩ và nhân viên y tế.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng tiêm vắc xin HPV

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng tiêm vắc xin HPV

Khẩu phần dinh dưỡng, có sự nghỉ ngơi, vận động hợp lý

Ăn uống theo chế độ dinh dưỡng khoa học nhất là các loại thực phẩm giàu vitamin E, A, C và canxi sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng chống lại các nguy cơ gây bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư cổ tử cung.

Nghỉ ngơi đầy đủ, vận động thể dục đều độ hợp lý cũng sẽ góp phần phòng tránh ung thư. Ngoài ra stress là một trong những nguyên nhân khiến mầm bệnh hình thành và phát triển nhanh hơn vì vậy hãy luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái và hạn chế căng thẳng.

Tránh lạm dụng thuốc tránh thai 

Thuốc tránh thai khẩn cấp thường được sử dụng để tránh thai hiệu quả trong trường hợp cấp bách nhưng nếu nữ giới sử dụng thường xuyên, lạm dụng thì sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, trong đó bao gồm việc gia tăng nguy cơ cao bị mắc ung thư cổ tử cung.

Bài viết ở trên đã giải đáp cho chị em về vấn đề tầm soát ung thư cổ tử cung, hi vọng nữ giới nên coi trọng mà đi thăm khám ở cơ sở y tế chuyên khoa như Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Hoặc cần tư vấn tầm soát ung thư cổ tử cung gọi ngay Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp vào khung chat sau >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được giải đáp tầm soát ung thư cổ tử cung cụ thể hơn.