Mục Lục
Sùi mào gà là một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi Human Papillomavirus (HPV). Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không sớm được chẩn đoán và điều trị. Trong bài viết này, các chuyên gia sẽ đưa ra các thông tin cụ thể về bệnh sùi mào gà, bao gồm những dấu hiệu, nguyên nhân, giai đoạn phát triển, cách chuẩn đoán, phòng tránh và điều trị chính xác nhất.

Bệnh sùi mào gà là gì?
Bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà là một loại bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục do virus HPV gây ra. Đây là một trong những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên toàn thế giới, kể cả Việt Nam. Bệnh sùi mào gà được đặt tên như vậy do các biểu hiện của nó giống như các đám mụn sùi có hình mào gà ở trên da.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có khoảng 290 triệu người trên toàn thế giới bị nhiễm HPV, trong đó khoảng 6,2% là loại HPV gây ra bệnh sùi mào gà. Tỉ lệ mắc bệnh sùi mào gà cao nhất ở nhóm tuổi từ 15 đến 24 tuổi, đồng nghĩa cho việc khoảng 1% dân số trên toàn thế giới mắc căn bệnh này.

Bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà có thể gây ra các nốt sần sùi, mụn cóc, u nhú hoặc mụn thịt ở vùng sinh dục, hậu môn hoặc miệng. Tuy ban đầu sùi mào gà ít gây ảnh hưởng nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe và tính mạng người bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn và ung thư vòm họng.
Những nốt mụn sùi dạng mào gà thường xuất hiện trên nhiều vùng da và niêm mạc khác nhau trong quá trình tiếp xúc và quan hệ tình dục. Các vị trí mụn sùi xuất hiện phổ biến nhất là khu vực xung quanh và trên bộ phận sinh dục ngoài như âm đạo, niệu đạo, bao quy đầu, dương vật và hậu môn. Các vùng da nằm giữa âm đạo và hậu môn hoặc giữa bìu, dương vật và hậu môn cũng thường là nơi xuất hiện mụn sùi.
Ngoài các vị trí trên, sùi mào gà cũng có thể phát triển trên các vùng da liền kề như đùi, hông và vùng bụng dưới. Nếu có tiếp xúc với virus HPV thông qua hoạt động tình dục miệng, sùi mào gà cũng có thể xuất hiện ở miệng, môi, lưỡi, nướu và họng. Một vài trường hợp hiếm gặp có thể lây nhiễm mụn sùi ở mắt, tình trạng này là do người bệnh tự lây nhiễm trên chính bản thân (khi đã mắc HPV) hoặc khi tiếp xúc với dịch tiết từ người bệnh khác vào niêm mạc mắt.
Virus HPV gây bệnh sùi mào gà
Virus HPV gây ra sự tăng sinh không bình thường của tế bào da, dẫn đến sự hình thành của các mầm bệnh trên da, được gọi là sùi mào gà. Các vùng da bị ảnh hưởng có thể là các khu vực nhạy cảm như dương vật, âm đạo, hậu môn, cổ tử cung, xung quanh vùng kín và hầu như bất kỳ khu vực nào trên cơ thể có thể tiếp xúc với virus HPV.
Virus HPV (Human Papillomavirus) là virus gây ra bệnh sùi mào gà, tuy có hơn 100 chủng loại khác nhau nhưng chỉ có khoảng 40 loại HPV có thể gây ra triệu chứng u nhú trên niêm mạc mô mềm và da. Một số loại virus HPV khác có thể gây ra các vấn đề khác như mụn cóc, tăng sinh tế bào ác tính và ung thư. Việc xác định dạng virus HPV cụ thể thông qua các xét nghiệm y tế sẽ giúp chẩn đoán và điều trị hiệu quả bệnh sùi mào gà.

Virus HPV gây mụn sùi
Virus HPV có kích thước nhỏ (chỉ khoảng 55-60 nanomet). Nó là một virus không có màng bọc, bao phủ bởi một lớp vỏ protein bên ngoài bảo vệ phần nhân genetic bên trong. Hệ gen của loại virus này có chứa DNA đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo và phát triển tế bào.
HPV là một loại virus có khả năng sống sót rất mạnh ngay cả khi đã ra môi trường bên ngoài cơ thể người trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy, nó có khả năng lây truyền dễ dàng từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc và da hoặc qua quan hệ tình dục với người bị nhiễm virus. Virus HPV có khả năng xâm nhập vào tế bào da và trú ngụ vào các tế bào đó để sinh sản phát triển. Điều này dẫn đến sự tăng sinh không kiểm soát của tế bào và hình thành các mụn sùi mào gà trên da.
Ngoài việc gây ra bệnh sùi mào gà, một số dạng virus HPV cũng có khả năng gây ra các biến chứng khác như ung thư cổ tử cung, âm đạo, dương vât, hậu môn và vòm họng. Đây là lý do chính khiến việc phòng ngừa và chẩn đoán kịp thời chủng loại virus HPV lây nhiễm là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân người bệnh.
Dấu hiệu sùi mào gà ở nam và nữ dễ nhận biết
Ở nam

Dấu hiệu sùi mào gà ở nam
– Xuất hiện các nốt sần sùi như mụn cóc màu hồng, trắng, đỏ nhạt trên dương vật, bìu, hậu môn, miệng, lưỡi… Các nốt sùi có thể mọc rải rác hoặc liên kết thành cụm nhỏ giống như bông súp lơ hoặc mào gà. Chúng có thể có bề mặt sần sùi hoặc trơn nhẵn, hơi mềm và ít gây ra khó chịu. Nhưng khi mụn sùi lớn, chúng có thể vỡ làm chảy dịch hoặc máu kèm theo mùi hôi khó chịu.
– Khi bệnh tiến triển nặng hơn, số lượng và kích thước của các nốt sùi tăng lên có thể tắt nghẽn niệu đạo, âm hộ, hậu môn và vòm họng… Gây ra các triệu chứng khó chịu như đau nhức, ngứa ngáy, khó tiểu, khó nuốt, cản trở quan hệ tình dục,…
– Khi các nốt sùi bị viêm nhiễm hoặc lở loét, người bệnh tiết nhiều dịch ở vùng kín hoặc nổi hạch ở vùng xung quanh. Nếu bị lây nhiễm HPV và nhiễm trùng ở miệng, nó có thể gây ra loét miệng và mùi hôi khó chịu ở miệng.
Ở nữ

Dấu hiệu sùi mào gà ở nữ
– Xuất hiện các nốt sùi màu hồng đỏ, mềm, có thể có cuống, bề mặt hơi sần tại một số bộ phận của cơ quan sinh dục nữ như âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, xung quanh lỗ niệu đạo, háng, bẹn, đùi và hậu môn.
– Các nốt sùi có thể gây ngứa, khó chịu, đau rát khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu. Triệu chứng mụn sùi này ngày càng nghiêm trọng, lây lan nhanh và gia tăng về kích thước.
– Các nốt sùi có thể xuất hiện ở trên môi, bên trong miệng và vòm họng nếu người bệnh có quan hệ tình dục bằng đường miệng với người bị nhiễm virus HPV.
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà
Dạng mụn sùi giống mào gà là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra, đây là loại virus này có thể dễ dàng lây nhiễm thông qua các con đường như:
Đường tình dục
HPV lây truyền chủ yếu là thông qua con đường tình dục, bao gồm quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu môn hoặc miệng. Các hình thức tiếp xúc khác gần khác như hôn, vuốt ve hoặc sử dụng đồ chơi tình dục chung cũng có thể làm lây nhiễm sùi mào gà.
Virus HPV có thể lây từ người này sang người khác khi có tiếp xúc với da hoặc niêm mạc của các bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc miệng. Sau khi lây nhiễm, chúng gây ra các u nhú, mụn thịt nhỏ mềm trên da và niêm mạc mô mềm tiếp xúc với dịch tiết mang mầm virus gây bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà – Lây nhiễm qua đường tình dục
Tiếp xúc trực tiếp
Sùi mào gà có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với da hoặc niêm mạc bị chảy máu của người bệnh. Virus HPV có thể xâm nhập vào các tế bào da hoặc niêm mạc qua các vết thương nhỏ, rạn nứt hoặc tổn thương, điều này dẫn đến sự hình thành của các u nhú và mụn sùi nhỏ giống như mào gà. Các u nhú mụn sùi này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào có tiếp xúc trực tiếp virus gây bệnh ngay cả khi không quan hệ tình dục.
Sử dụng chung đồ dùng cá nhân
Một trong những con đường khác có thể lây nhiễm bệnh sùi mào gà chính là việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị nhiễm. Các loại đồ dùng cá nhân này có thể bao gồm quần áo, khăn tắm, dao cạo râu, đồ chơi tình dục, ly cốc, chén bát,… hoặc bất kỳ vật gì có thể tiếp xúc với dịch tiết từ da hoặc niêm mạc mô mềm của người đã nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, một số môi trường có tỷ lệ lây nhiễm cao như bệnh viện, các tiệm massage, tiệm nail, khách sạn, nhà vệ sinh công cộng,… với nhiều vật dụng sử dụng chung (khăn, ga trải giường, đồ cắt móng,..) sẽ khiến virus HPV có cơ hội xâm nhập dễ dàng hơn.
Lây nhiễm từ người mẹ sang con

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà – Lây nhiễm từ mẹ sang con
Bệnh sùi mào gà có thể lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở, tuy vậy thì khả năng lây nhiễm này xảy ra là rất thấp. Nếu người mẹ bị nhiễm HPV và có các nốt mụn sùi, u nhú ở âm đạo hoặc cổ tử cung, virus HPV có thể chuyển sang con khi con đi qua ống sinh. Điều này có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng da hoặc viêm phổi do các u nhú mụn sùi xuất hiện ở đường hô hấp của trẻ sơ sinh.
Các giai đoạn phát triển của sùi mào gà
– Giai đoạn ủ bệnh: Đây là giai đoạn ban đầu khi mà người bệnh vừa tiếp xúc với virus HPV cho đến khi xuất hiện nốt mụn sùi đầu tiên, giai đoạn này thường kéo dài từ 3 tuần đến 9 tháng. Trong giai đoạn này, người bệnh không có biểu hiện rõ ràng nhưng đã có thể lây truyền virus cho người khác khi quan hệ tình dục không an toàn.
– Giai đoạn khởi phát: Đây là giai đoạn mà người bệnh bắt đầu có biểu hiện của bệnh sùi mào gà. Các nốt sùi nhỏ, màu hồng hoặc trắng nhạt nằm rải rác ở vùng sinh dục, hậu môn, miệng hoặc vòm họng,… Các nốt sùi lúc này không gây cảm giác ngứa hoặc đau, nhưng có thể gây khó chịu và xấu hổ cho người bệnh. Người bệnh có thể nhận biết được các nốt sùi bằng cách quan sát hoặc cảm nhận bằng tay.

Các giai đoạn phát triển của sùi mào gà
– Giai đoạn toàn phát: Đây là giai đoạn mà bệnh sùi mào gà phát triển nhanh chóng và lan rộng. Các nốt sùi tăng kích thước, lồi lên và có hình dạng giống như súp lơ. Các nốt sùi có thể gộp lại thành các khối thịt sần sùi lớn và chiếm diện tích rộng ở vùng sinh dục, hậu môn, miệng hoặc họng. Các nốt sùi rất dễ vỡ và có thể gây ra các triệu chứng như ngứa, đau, chảy máu, tăng tiết dịch vùng kín hoặc lở loét nghiêm trọng. Nếu không sớm điều trị, tình trạng này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn như như nhiễm trùng hoặc ung thư.
– Giai đoạn tái phát: Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hoàn toàn sùi mào gà, chính vì vậy virus HPV rất dễ tái phát sau đó, đặc biệt là khi hệ miễn dịch bị suy giảm hoặc cơ thể tiếp xúc lây nhiễm chéo với virus HPV do thói quen quan hệ tình dục không an toàn.
Có thể bạn quan tâm: Thuốc chữa sùi mào gà giai đoạn đầu ở nam và nữ tốt nhất hiện nay
Cách chẩn đoán bệnh sùi mào gà chính xác hiện nay
– Xét nghiệm bằng dung dịch axit axetic: Bôi dung dịch axit axetic với nồng độ thích hợp lên các nốt mụn sùi, nếu chúng biến màu trắng hoặc xám là dương tính.
– Xét nghiệm bằng thuốc thử Lugol: Bôi thuốc thử Lugol lên các nốt mụn sùi, nếu chúng không hấp thu thuốc thử và giữ nguyên màu da là dương tính.
– Xét nghiệm bằng kính hiển vi: Lấy một ít dịch tiết từ các nốt mụn sùi và đem đi quan sát dưới kính hiển vi, nếu thấy có các tế bào biến đổi hình dạng và kích thước là dương tính.

Cách chẩn đoán bệnh sùi mào gà
– Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ áp dụng cách xét nghiệm này với những đối tượng đang nghi ngờ mắc sùi mào gà nhưng chưa xuất hiện những triệu chứng rõ ràng. Thu lấy mẫu máu của người bệnh để đem đi xét nghiệm nhằm tìm kiếm sự hiện diện của virus HPV bên trong.
– Xét nghiệm PCR: Lấy một ít dịch từ các nốt mụn sùi và phân tích gen của virus HPV, có thể xác định được loại virus gây bệnh cụ thể và có mang nguy cơ gây ung thư hay không.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên làm các xét nghiệm chuyên sâu để loại trừ hoặc phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm khác như lậu, chlamydia, giang mai, HIV. Các xét nghiệm này có thể lấy trực tiếp từ máu hoặc từ dịch tiết ở bộ phận sinh dục để kiểm tra.
Có thể bạn quan tâm: Xét nghiệm máu có phát hiện sùi mào gà không
Cách phòng bệnh sùi mào gà

Cách phòng bệnh sùi mào gà
– Dùng bao cao su khi quan hệ: Sử dụng bao cao su có thể giảm nguy cơ lây nhiễm, tuy nhiên người bệnh chớ nên chủ quan vì bao cao su cũng không thể bảo vệ hoàn toàn do virus HPV có thể tồn tại ở những vùng da và niêm mạc không được bao phủ bởi bao cao su.
– Tiêm chủng vắc xin HPV: Tiêm ngừa vắc xin có thể phòng tránh các loại virus HPV gây ra sùi mào gà và ung thư. Các chuyên gia khuyến nghị tiêm phòng vắc xin HPV cho cả nam và nữ từ 9 đến 26 tuổi, trước khi bắt đầu quan hệ tình dục để hiệu quả mang lại cao nhất.
– Giữ vệ sinh vùng sinh dục: Rửa sạch khu vực sinh dục sau khi quan hệ tình dục và hạn chế chạm vào các nốt sần mụn sùi nếu có. Nếu nghi ngờ bản thân đã mắc bệnh thì nên thăm khám và điều trị sớm để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
– Hạn chế số lượng bạn tình: Càng có nhiều đối tác tình dục thì nguy cơ tiếp xúc với virus HPV càng lớn. Nếu có quan hệ tình dục với đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao thì nên sử dụng bao cao su và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Cách điều trị sùi mào gà
– Điều trị bằng thuốc: Có thể sử dụng các loại thuốc uống và kem bôi như imiquimod, podophyllin, podofilox… để làm khô, bong tróc và loại bỏ dần các nốt mụn sùi. Một số loại thuốc tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại virus HPV có thể được sử dụng. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và tránh quan hệ tình dục khi sử dụng thuốc vì có thể gây kích ứng da và lây nhiễm chéo HPV.
– Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa: Có thể áp dụng các phương pháp cắt bỏ, đốt điện, áp lạnh hoặc sử dụng laser để loại bỏ các nốt sùi. Các phương pháp này có thể gây ra đau đớn, chảy máu hoặc để lại sẹo nên cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Nếu đang tìm kiếm cơ sở chuyên khoa điều trị sùi mào gà, người bệnh hãy đến ngay Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị Đà Nẵng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục. Phòng khám Hữu Nghị luôn nhận được sự tín nhiệm của các bệnh nhân từng thăm khám và điều trị trong nhiều năm, vì vậy người bệnh có thể yên tâm khi lựa chọn đây là nơi thăm khám trị liệu cho bản thân.
Hy vọng rằng bài viết “Sùi mào gà: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị” này đã mang lại nhiều thông tin hữu ích liên quan sùi mào gà cho bạn đọc quan tâm tìm hiểu. Nếu cần thêm tư vấn hoặc hỗ trợ thì xin vui lòng liên hệ đến số điện thoại: Hotline: 039 957 5631 hoặc nhắn tin vào khung chat trực tuyến này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Đội ngũ chuyên viên y tế giàu kinh nghiệm tại đa khoa sẽ nhanh chóng giải đáp và hỗ trợ lên lịch điều trị cho bạn ngay nếu cần thiết.