Sùi mào gà là bệnh lý xã hội nguy hiểm có thể lây nhiễm dễ dàng qua quan hệ tình dục, những nốt mụn sùi của bệnh trong không chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục mà còn xuất hiện ở nhiều bộ phận khác như mắt, môi, miệng, hậu môn,… Cùng bài viết tìm hiểu thêm về dấu hiệu cảnh báo sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu để kịp thời nhận biết và điều trị bệnh.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu: Thông tin chung

Sùi mào gà do virus HPV (Human Papillomavirus – chủ yếu là chủng số 6 và số 11 ) lây nhiễm từ người bệnh sang người bình thường nhiều con đường khác nhau như lây nhiễm qua quan hệ tình dục, tiếp xúc với vết thương hở chảy dịch, sử dụng chung đồ dùng cá nhân, từ mẹ sang con,…

Khi bị lây nhiễm virus, loại virus HPV này sẽ phát triển và tấn công làm người bệnh xuất hiện những nốt sần, mụn sùi nhỏ, hơi mềm tại khu vực bị nhiễm. Thời gian đầu những nốt sùi, u nhú này còn mọc riêng biệt, cách xa nhau nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài, những nốt mụn sùi sẽ liên kết lại thành những mảng sùi lớn hình mào gà, có thể gây chảy máu hoặc dịch mủ khiến người bệnh đau rát và vô cùng khó chịu.

Sùi mào gà ở môi

Sùi mào gà ở môi

Bệnh có thể lây nhiễm ở mọi đối tượng từ nam giới, nữ giới, thậm chí là người cao tuổi và trẻ sơ sinh. Nếu có tiếp xúc với dịch thể chứa mầm virus HPV gây sùi mào gà ở môi, khu vực này sẽ xuất hiện mụn sùi – u nhú gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh bị người xung quanh xa lánh, lâu dần dẫn đến tự ti, thậm chí là trầm cảm.

Xem thêm : Sùi mào gà miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở môi

Có nhiều nguyên nhân gây ra sùi mào gà trên môi, bao gồm:

 

Quan hệ tình dục bằng miệng là nguyên nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà ở môi bởi nhiều người cho rằng có thể dễ dàng đạt được khoái cảm khi quan hệ bằng miệng.

Thân mật với người bị sùi mào gà ở miệng, đặc biệt nếu bạn có vết loét hở trong miệng.

Dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh sùi mào gà như bàn chải đánh răng, khăn lau mặt, khăn tắm…nhất là khi sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu.

Bởi trẻ sinh ra từ âm đạo của người mẹ mắc bệnh sùi mào gà sẽ mắc bệnh bẩm sinh ở các vùng da như mắt, môi, họng…

 

Sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu: Nhận biết dấu hiệu

Nhận biết những dấu hiệu cảnh báo sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu như:

Xuất hiện các nốt sần, mụn sùi ở môi

Đây chính là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết là bản thân đã mắc bệnh sùi mào gà. Ban đầu thì những nốt mụn sùi này sẽ mọc thưa thớt, chỉ nhô cao hơn so với bề mặt da. Do vậy khiến người bệnh rất hay nhầm lẫn với những mụn nóng, vết loét nhiệt sinh lý thông thường, dẫn đến chậm trễ trong việc nhận biết sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu.

Trải qua thời gian sau, các nốt mụn sùi này sẽ mọc cao lên, liên kết lại như mào gà hoặc bông súp lơ, thậm chí nó còn lan rộng ra các vị trí khác bên trong miệng. Các nốt mụn sùi mào gà lúc này không ngứa không đau nhưng chứa dịch mủ màu vàng bên trong, chỉ cần sự va chạm nhẹ cũng có thể làm chúng vỡ ra, làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh ra nhiều vị trí khác trên cơ thể. 

Sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu

Sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu

Đau rát khó chịu và nhận thấy môi bị sưng đỏ

Sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu? Khi virus HPV phát triển với số lượng ngày càng nhiều, sẽ xuất hiện thêm nhiều mảng trắng sưng đỏ kèm cảm giác đau rát khó chịu ở phía mặt trong của môi. Cảm giác đau rát này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống, nói chuyện hàng ngày của người bệnh, lâu dần khiến người bệnh mệt mỏi, cáu gắt, tinh thần giảm sút nghiêm trọng.

Khó khăn khi ăn uống

Sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu làm người bệnh có cảm giác vướng víu, nóng rát, đau đớn mỗi khi ăn uống. Ngoài ra thức ăn cũng có thể tác động, va chạm đến các nốt mụn sùi làm chúng vỡ ra khiến bệnh trở nặng, tăng thêm nguy cơ biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm, nhiễm trùng,… Vì thế, người bệnh nên tiêu thụ các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt, không quá nóng hoặc quá lạnh để tránh mọi tác động tới mụn sùi mào gà. 

Xem thêm: Sùi mào gà ở miệng có tự khỏi được không? Những phương pháp điều trị?

Môi chảy máu, nhiễm trùng khoang miệng

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu ra máu ở môi, tình trạng viêm nhiễm- sưng đau lan sang các bộ phận khác trong khoang miệng như vòm họng, lưỡi,… Do những nốt mụn sùi này sưng to hơn, dễ vỡ gây chảy máu và nhiễm trùng ở khoang miệng, lúc này miệng sẽ có mùi hôi khó chịu, nhiều trường hợp nặng còn khiến người bệnh không thể ăn uống được, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như tính mạng bệnh nhân.

Do biểu hiện sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu thường xuất hiện rời rạc nên người bệnh thường chủ quan, lơ là và không điều trị sớm. Cần phải chú ý nếu đã từng quan hệ tình dục qua đường miệng hoặc tiếp xúc với dịch thể của người khác ở gần môi miệng thì cần chủ động quan sát vùng miệng và môi của bản thân xem có triệu chứng bất thường nào hay không. Nếu phát hiện những nốt mụn sùi mọc lên bất thường thì nên đến bệnh viện, phòng khám chuyên môn để được bác sĩ thăm khám kiểm tra và tư vấn điều trị bệnh.

Sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu gây chảy máu viêm nhiễm khoang miệng

Sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu gây chảy máu viêm nhiễm khoang miệng

Làm thế nào để phân biệt sùi mào gà ở môi với nhiệt miệng?

Sùi mào gà ở môi thường bị nhầm lẫn với vết loét. Bệnh gây ra các triệu chứng như đau họng, đau khi ăn hoặc nuốt, rất giống với bệnh nhiệt miệng. Tuy nhiên, các vết nhiệt miệng có các triệu chứng khác biệt sau:

 

Nhiệt miệng, lỡ miệng là vết loét có viền đỏ trong khoang miệng

Thường gây đau nhức khi ăn uống, hàm đau, sưng và đỏ.

Vết loét nhỏ trên môi, sàn miệng, lưỡi, nướu hoặc miệng.

Đau khi nuốt nước bọt 

Thường chỉ kéo dài 2 tuần rồi tự lành không để lại sẹo.

 

Sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu: Cách điều trị

Cách điều trị sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu có thể áp dụng như phương pháp nội khoa (thuốc uống và thuốc bôi) và các kỹ thuật ngoại khoa (đốt điện, áp lạnh, phẫu thuật, đốt laser, ALA-PDT,…). Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, bác sĩ phụ trách sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh, vị trí mụn sùi, tiền sử bệnh lý… rồi đưa ra lộ trình điều trị phù hợp và an toàn nhất, bao gồm những cách như:

Dùng thuốc

Sẽ được bác sĩ lựa chọn, áp dụng điều trị cho những trường hợp bệnh với các nốt mụn sùi mào gà còn nhỏ, có 2 dạng là thuốc uống hoặc thuốc bôi ở môi. Thuốc có tác dụng ngăn chặn được sự phát triển, lây lan, gây hại của virus HPV chứ không thể tiêu diệt tận gốc mầm bệnh sùi mào gà.

Ngoài ra còn có thuốc dạng tiêm như Imiquimod, Sinecatechin, Interferon… với thời gian điều trị khoảng từ 2 – 4 tháng, nhưng nguy cơ tái nhiễm cao do không tiêu diệt được tận gốc mầm bệnh sùi mào gà.

 

Điều trị sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu

Điều trị sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu

Xem thêm: Sùi mào gà ở dương vật: Biểu hiện và phương pháp điều trị hiệu quả

Phương pháp đốt điện, đốt laser, áp lạnh, phẫu thuật

Những phương pháp kỹ thuật ngoại khoa này được áp dụng đối với trường hợp các nốt mụn sùi đã có kích thước khá lớn và lan ra diện tích rộng. Tuy có giá thành điều trị thấp và ưu điểm trên nhưng cần chú ý nhược điểm của những phương pháp này là gây nhiều đau đớn cho người bệnh, không thể điều trị tận gốc, thường để lại sẹo và vết thương lâu lành, nguy cơ tái nhiễm cao.

Công nghệ ALA – PDT

Đây là phương pháp điều trị hiện đại, tiên tiến có thể khắc phục được hầu hết những nhược điểm của các phương pháp điều trị ngoại khoa truyền thống kể trên như không gây đau đớn, tiêu diệt vào sâu tận bên trong tế bào giúp tiêu diệt tận gốc virus HPV, không để lại sẹo, đảm bảo tính thẩm mỹ, còn hỗ trợ kích thích tái tạo tế bào giúp mau lành vết thương, thời gian điều trị bệnh ngắn nên được nhiều người bệnh lựa chọn điều trị.

Nhưng cần chú ý, dù điều trị bằng phương pháp nào, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, ngoài ra cũng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác như:

Tránh quan hệ tình dục trong khoảng thời gian điều trị bệnh

Điều trị bệnh tình dục khác như lậu giang, mai,.. nếu có

Định kỳ thăm khám để tránh nguy cơ tái nhiễm bệnh

Nếu dấu hiệu sùi mào gà không thuyên giảm cần báo lại cho bác sĩ để thay đổi cách điều trị

Tại Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị ở khu vực Đà Nẵng, với đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao, tận tình chăm sóc người bệnh cũng như trang thiết bị y tế hiện đại sẽ đáp ứng mọi phương pháp điều trị thích hợp cho người bệnh,

Hy vọng bài viết “Sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu: Nhận biết dấu hiệu cảnh báo” ở trên đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc đang quan tâm, nếu cần được tư vấn sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu thêm hãy gọi ngay số: Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp khung chat: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ, giải đáp sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu cụ thể miễn phí và đặt lịch thăm khám ngay nhé.

Xem thêm: Tìm hiểu bệnh sùi mào gà lây qua đường nào?