Mục Lục
Một trong những bệnh lây truyền qua con đường tình dục không an toàn thường gặp nhất chính là sùi mào gà. Bệnh thường xuất hiện ở vùng kín, đôi khi nó còn ở cả lưỡi và miệng. Bệnh gây ra nhiều biến chứng, nhiễm trùng và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Cùng tìm hiểu bệnh lý sùi mào gà ở lưỡi: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị qua nội dung bài viết sau đây.

Sùi mào gà ở lưỡi là bệnh gì?
Sùi mào gà tại lưỡi là một trong những bệnh truyền nhiễm lây lan qua con đường tình dục. Bệnh do một loại virus gây u nhú ở người HPV (Human Papilloma Virus) gây ra với biểu hiện là các nốt sùi, nhô trên bề mặt vùng niêm mạc và vùng da ở lưỡi. Sùi mào gà tồn tại ở dạng các nốt sần màu hồng nhạt ở nhiều vị trí khác nhau như ở bộ phận sinh dục, âm hộ, âm đạo, hậu môn, cổ tử cung, lỗ tiết niệu, khoang miệng, trong đó có cả vùng lưỡi.

Sùi mào gà ở lưỡi là bệnh gì?
Hiểu một cách đơn giản, khi các nốt sùi mào gà xuất hiện ở lưỡi thì được gọi là sùi mào gà tại lưỡi. Điểm đặc biệt và nguy hiểm của bệnh sùi mào gà chính là khả năng lây lan nhanh chóng và không dễ dàng nhận biết triệu chứng ở giai đoạn đầu. Nếu như không sớm được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Các triệu chứng sùi mào gà ở lưỡi
Triệu chứng của bệnh sùi gà ở lưỡi là các nốt mụn sùi hoặc u nhú mọc xung quanh lưỡi. Thông thường, người bệnh sẽ khó quan sát được nếu như chúng mọc ở vòm họng hoặc dưới cuống lưỡi. Các nốt sùi mào gà thường có màu hồng hoặc màu trắng, chúng xuất hiện với bề mặt lồi lõm và gồ ghề. Riêng những nốt sùi ở trên đầu lưỡi và gần họng có thể quan sát bởi màu đỏ và sự khó chịu mà nó gây ra (cảm giác cộm cấn như có vật thể lạ gắn kết).

Triệu chứng sùi mào gà ở lưỡi
Khi các nốt sùi xuất hiện sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy vướng víu, ngứa ngáy và có cảm giác khó chịu. Vì vậy mà việc ăn uống cũng không còn ngon miệng hoặc thậm chí là gây tình trạng đau rát, kể cả khi uống nước là cũng khó khăn hơn.
Tùy vào từng tình trạng và mức độ lây nhiễm ở người bệnh mà các nốt sùi có thể mọc thành từng cụm hoặc mọc lẻ tẻ. Chúng thường có hình dạng sần sùi với đỉnh hơi nhô cao giống như mào gà, hoa súp lơ với kích thước to nhỏ khác nhau. Khi ấn hoặc chạm vào thì các nốt sùi sẽ bị vỡ kèm theo biểu hiện chảy mủ.
Bệnh sùi mào gà xuất hiện ở lưỡi thường bị nhầm lẫn với tình trạng nhiệt miệng thông thường. Vì vậy mà người bệnh thường không phát hiện mà đến khi bệnh tiến triển nặng hơn kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây sùi mào gà ở lưỡi
Virus HPV chính là nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà tại lưỡi, bao gồm một nhóm gồm hơn 200 chủng loại virus HPV khác nhau. Trong đó, một số loại virus liên quan trực tiếp đến sự phát triển của bệnh sùi mào gà và có thể truyền nhiễm dễ dàng qua con đường tình dục không an toàn. Tổng kết lại thì virus HPV gây bệnh sùi mào gà tại lưỡi có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau như:
Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính làm lây nhiễm virus HPV, gồm cả oral sex (quan hệ tình dục bằng đường miệng). Khi quan hệ với người nhiễm virus HPV thì virus có thể tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc miệng, họng, lưỡi và gây nên sự hình thành của sùi mào gà ở lưỡi.
Hôn môi
Mặc dù việc hôn môi có nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà là rất thấp, tuy nhiên nếu một người đã nhiễm HPV ở vùng miệng, bao gồm môi, lưỡi, họng,… thì khi hôn sẽ làm cho virus HPV từ người mắc bệnh tiếp xúc và lây nhiễm với vùng miệng lưỡi của đối phương.

Nguyên nhân gây sùi mào gà ở lưỡi
Dùng chung đồ vật cá nhân
Virus HPV có thể sống sót và tồn tại một khoảng thời gian ở trên bề mặt vật dụng như dao cạo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, dụng cụ trang điểm,… Chính vì vậy, nếu dùng chung những vật dụng này với người nhiễm bệnh sùi mào gà có thể tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Tự lây nhiễm trên bản thân
Nếu người đã mắc sùi mào gà ở vùng kín không chú ý cẩn thận làm tiếp xúc dịch tiết ở vị trí bệnh với khu vực lưỡi, miệng hoặc vết thương nhỏ ở miệng sẽ có thể làm virus lây lan đến miệng và gây bệnh sùi mào gà tại lưỡi.
Ngoài ra, người có thói quen cắn móng tay cũng là nguy cơ lây nhiễm bệnh sùi mào gà nếu không may chạm tay vào vết hở chứa mầm bệnh sùi mào gà, sau đó đưa tay lên miệng thì virus HPV sẽ lây lan nhanh chóng tại khu vực này.
Cách chẩn đoán sùi mào gà ở lưỡi
Bác sĩ có thể dựa vào những triệu chứng lâm sàng của sùi mào gà ở miệng lưỡi người bệnh để chẩn đoán. Bệnh sùi mào gà xuất hiện ở lưỡi thường được chia làm 3 giai đoạn chính. Tùy theo từng cấp độ mà bệnh này có những biểu hiện khác nhau, cụ thể gồm:
– Khi bệnh ở giai đoạn 1, triệu chứng của bệnh chưa rõ ràng nên người bệnh thường nhầm lẫn những u nhú nhỏ nổi lên với bệnh lý nhiệt miệng thông thường. Đa số những nốt sần này xuất hiện thưa thớt ở xung quanh lưỡi và khoang miệng chưa gây ra vấn đề bất tiện nào nên người mắc bệnh thường chủ quan.
– Khi bệnh ở giai đoạn 2, những vết sần mụn sùi sẽ to dần lên và lan rộng ra ở phạm vi lớn hơn. Lâu dần tại vị trí mụn sùi sẽ xuất hiện những mảng trắng hoặc mảng hồng lớn, kèm theo đó là biểu hiện của tình trạng mưng mủ. Tuy nhiên, người bệnh sẽ không có bất kỳ cảm giác đau đớn nào, chỉ khi có tác động ngoại lực nhẹ như lúc ăn uống, nhai nuốt sẽ dễ gây tình trạng vỡ bọc trắng và trầy xước nhẹ.
– Khi bước vào giai đoạn 3, người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn khó chịu ở khoang miệng, bởi vì khi này các nốt sần đã phát triển to và gây nhiều viêm loét và cản trở các hoạt động ăn uống thông thường. Chỉ cần có sự cọ xát nhẹ cũng có thể khiến mụn sùi bị tổn thương chảy máu và viêm nhiễm nặng. Ngoài ra, người bệnh còn có một số biểu hiện khác như có mùi hôi miệng khó chịu, điều này có thể dễ dàng nhận ra khiến người bệnh dần tự ti khi giao tiếp với người khác.

Cách chẩn đoán sùi mào gà ở lưỡi
Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để tìm kiếm virus HPV nếu người bệnh chưa có triệu chứng vụ thể rõ ràng.
– Xét nghiệm mô bệnh phẩm: Bác sĩ có thể tiến hành thu thập mẫu mô trực tiếp từ vùng nghi ngờ bị nhiễm sùi mào gà (như là các vết mụn cóc, u nhú, mụn sần,…). Mẫu mô này sau đó sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích dưới kính hiển vi nhằm xác định sự hiện diện của virus gây ra sùi mào gà và đánh giá giai đoạn bệnh tùy theo kết quả phân tích.
– Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp được áp dụng cho những trường hợp đang trong tình trạng nghi ngờ bị sùi mào gà nhưng chưa có biểu hiện rõ ràng cụ thể nào. Mẫu máu của bệnh nhân sẽ được sử dụng để xét nghiệm tìm ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus HPV, từ đó nhận biết người bệnh đã từng lây nhiễm loại virus này.
– Xét nghiệm mẫu dịch: Virus gây sùi mào gà có thể cư trú tồn tại sâu trong dịch tiết của người bệnh (từ dịch âm đạo ở phụ nữ và dịch niệu đạo ở nam giới), do đó việc xét nghiệm mẫu dịch tiết này sẽ giúp xác định tình trạng lây nhiễm cũng như diễn biến của bệnh nếu người bệnh mắc sùi mào gà ở miệng lưỡi do tự lây nhiễm trên chính bản thân.
– Xét nghiệm PCR: Phương pháp chẩn đoán này giúp bác sĩ xác định liệu người bệnh có nhiễm HPV gây sùi mào gà hay không và nếu có sẽ có thể xác định được chính xác chủng loại HPV gây bệnh. Xét nghiệm này được thường thực hiện bằng cách lấy mẫu bệnh phẩm từ cổ tử cung, âm đạo hoặc mảnh sinh thiết ở cổ tử cung nữ giới, cũng như mẫu niệu đạo hoặc dịch tiết niệu đạo ở nam giới để đem vào phòng thí nghiệm hóa sinh phân tích và đánh giá.
Phương pháp điều trị sùi mào gà ở lưỡi
Khi bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà tại lưỡi, nó sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu trong vấn đề ăn uống, giao tiếp hàng ngày và còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống sinh hoạt.

Phương pháp điều trị sùi mào gà ở lưỡi
Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc được chẩn đoán mắc sùi mào gà ở lưỡi thì bệnh nhân nên tiến hành điều trị tại các cơ sở chuyên khoa càng sớm càng tốt. Hiện nay có những phương pháp điều trị sùi mào gà được áp dụng tại cơ sở y tế uy tín như Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Đà Nẵng gồm:
– Điều trị sùi mào gà bằng thuốc: Áp dụng với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Các bác sĩ chuyên môn sẽ thăm khám và dựa vào tình trạng bệnh để áp dụng các đơn thuốc phù hợp. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc chấm cũng như thuốc uống phù hợp với tình trạng sức khỏe và mức độ lây nhiễm sùi mào gà của người bệnh.
– Liệu pháp áp lạnh: Đây là phương pháp sử dụng nitơ lỏng để đóng băng và phá hủy các mô mụn sùi bất thường.
– Đốt điện: Là phương pháp sử dụng dòng điện cao tầng được điều chỉnh phù hợp để cắt bỏ mụn cóc, loại bỏ tế bào hoặc các mô mụn sùi bất thường.
– Phẫu thuật: Bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ trực tiếp các nốt mụn sùi mào gà ở trên lưỡi nếu chúng gây nguy hiểm hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
– Tăng cường điều chỉnh chức năng hệ miễn dịch: Việc bổ sung các vitamin như C, E, A, khoáng chất Zinc, Selenium, L-Arginine,… được bác sĩ đề xuất thực hiện nhằm tăng cường khả năng đề kháng của hệ miễn dịch, giúp cơ thể phản ứng hiệu quả hơn trước tác động có hại của virus HPV, đồng thời giảm thiểu khả năng tái phát sùi mào gà ở vùng lưỡi.
Ngoài ra, các biện pháp như sử dụng thuốc bôi hoặc tiêm như Interferon, Imiquimod, Sinecatechin,… có thể điều chỉnh hỗ trợ hệ miễn dịch trên các khu vực niêm mạc miệng – lưỡi bị tổn thương do sùi mào gà.
Cách phòng bệnh sùi mào gà ở lưỡi

Cách phòng bệnh sùi mào gà ở lưỡi
Tiêm vắc xin ngừa virus HPV
Vắc xin Gardasil có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây nhiễm của một số chủng virus HPV gây bệnh truyền nhiễm qua con đường tình dục. Vì sự an toàn và hiệu quả cao, nên vắc xin phòng ngừa HPV thường khan hiếm do nhu cầu của người sử dụng cao.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Thực hiện kiểm tra sức khỏe là biện pháp để bảo vệ sức khỏe tổng thể, đặc biệt là trong việc phát hiện, phòng ngừa bệnh tật. Chuyên gia khuyến cáo nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần chính là cách để phát hiện sớm mầm bệnh, nhận thấy những thay đổi trong cơ thể, nhất là những bệnh lý liên quan đến sự lây nhiễm qua con đường tình dục như sùi mào gà ở lưỡi.
Sinh hoạt tình dục lành mạnh
Việc sinh hoạt tình dục lành mạnh không phải là biện pháp hoàn hảo để phòng ngừa bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên điều này có thể giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh. Để giảm tình trạng mắc bệnh lây nhiễm, bạn có thể sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục bằng cách sử dụng bao cao su sẽ giúp giảm khả năng lây nhiễm HPV.
Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế quan hệ bằng đường miệng, duy trì mối quan hệ chung thủy 1 vợ – 1 chồng, không quan hệ với nhiều bạn tình, đặc biệt là những người chưa xác định rõ tình trạng sức khỏe.
Như vậy, qua bài viết về chủ đề “Sùi mào gà ở lưỡi: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị” hy vọng đã cung cấp nhiều thông tin liên quan chi tiết nhất về bệnh lý này. Khi bạn có bất cứ biểu hiện nghi ngờ nào thì cần nhanh chóng đến những cơ sở y tế đảm bảo độ uy tín để được chẩn đoán và điều trị từ sớm.
Nếu cần thêm tư vấn hoặc lên lịch điều trị thì xin hãy liên hệ đến ngay số đường dây nóng Hotline: 039 957 5631 hoặc nhắn vào khung chat online sau đây: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được đội ngũ chuyên viên y tế trực ban tại phòng khám Hữu Nghị hỗ trợ tư vấn miễn phí và sắp xếp thời gian thăm khám điều trị sớm cho bạn (nếu cần thiết).