Mục Lục
Sùi mào gà thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục và hậu môn, tuy nhiên nếu virus HPV lây nhiễm ở vùng miệng thì người bệnh có thể bị nổi mụn sùi ở khu vực này. Để giúp bạn đọc nắm thêm thông tin về tình trạng bệnh lý trên, bài viết sẽ giải đáp “Sùi mào gà ở họng giai đoạn đầu: Nguyên nhân, nhận biết và điều trị bệnh”.

Tìm hiểu chung: Sùi mào gà ở họng
Sùi mào gà ở họng là một trong những biểu hiện lây nhiễm của bệnh sùi mào gà do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Đây là một dạng nhiễm trùng virus HPV trong khu vực cổ họng hoặc vùng miệng, gây ra những u nhú hoặc mụn sùi mào gà trên niêm mạc mô mềm ở họng. Tuy virus HPV thường lây nhiễm và phát triệu chứng ở bộ phận sinh dục (âm đạo, niệu đạo, dương vật, bẹn, háng,..) hoặc khu vực hậu môn, nhưng chúng cũng có thể lây nhiễm và phát triển ở vùng miệng và cổ họng.

Sùi mào gà ở họng
Sùi mào gà ở họng có thể lây nhiễm ở cả nam và nữ, gây nhiều sự khó chịu, ngứa ngáy và khiến người bệnh có cảm giác xuất hiện vật lạ kẹt trong cuống họng. Hầu hết các vết mụn sùi mào gà khu vực miệng sẽ xuất hiện trên lưỡi, môi, vòm miệng, nướu nhưng một vài trường hợp hiếm gặp cũng xuất hiện ở vùng họng. Chúng có thể có màu trắng, hồng hoặc xám và có kích thước lớn hoặc nhỏ khác nhau, mọc đơn lẻ hoặc tập trung thành cụm.
Nguyên nhân bị sùi mào gà ở họng và miệng
Quan hệ tình dục
Quá trình lây nhiễm virus HPV thông qua quan hệ tình dục là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sùi mào gà ở họng. Sùi mào gà có thể lây nhiễm qua quan hệ tình dục bằng đường miệng với người đã nhiễm virus HPV (miệng tiếp xúc với dương vật hoặc miệng tiếp xúc với âm đạo).
Tiếp xúc gián tiếp
Sự tiếp xúc gián tiếp với đồ vật có chứa dịch tiết từ người bệnh mang mầm virus HPV có thể gây ra sự lây nhiễm bệnh sùi mào gà ở họng. Chủ yếu là tình trạng sử dụng chung vật dụng cá nhân như bàn chải răng, khăn mặt, cốc ly, chén bát,… không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách có thể làm lây nhiễm virus HPV.

Nguyên nhân bị sùi mào gà ở họng và miệng
Tự lây nhiễm
Nếu người bệnh đã mắc sùi mào gà ở vị trí khác trên cơ thể nhưng không giữ vệ sinh sạch sẽ có thể khiến sùi mào gà lây nhiễm tới vùng mặt, miệng, mặt hoặc cổ họng. Tuy trường hợp này hiếm khi xảy ra nhưng không thể loại trừ.
Hôn môi, tiếp xúc nước bọt
Nếu hôn môi hoặc tiếp xúc với nước bọt của người mang mầm bệnh sùi mào gà (ho, hắt hơi) cũng có thể lây nhiễm sùi mào gà ở vùng miệng và họng. Nguyên nhân này cũng ít khi xảy ra nhưng không thể loại trừ.
Từ mẹ sang con
Phụ nữ trong giai đoạn mang thai nếu bị lây nhiễm virus sùi mào gà và không được điều trị hiệu quả sẽ có thể lây nhiễm sang con trong quá trình sinh nở (qua đường sinh dục). Trẻ sinh ra có thể mắc bệnh sùi mào gà ở mắt, miệng, họng hoặc bộ phận sinh dục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Có thể bạn quan tâm: Sùi mào gà ở môi lớn, môi bé ở nữ
Dấu hiệu nhận biết sùi mào gà ở họng giai đoạn đầu
Giai đoạn đầu

Dấu hiệu sùi mào gà ở họng giai đoạn đầu
– Các vết sùi mào gà xuất hiện trên niêm mạc họng với hình dạng mụn thịt hoặc u nhú nhỏ. Khoảng 1-2 mm. Chúng có thể có màu trắng, hồng hoặc xám, có kích thước to nhỏ khác nhau và mọc riêng lẻ. Các vết sùi mào gà có thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường hoặc sử dụng công cụ hỗ trợ như kính lúp.
– Sự hiện diện của các nốt mụn sùi mào gà trong họng sẽ khiến người bệnh chịu khó khăn và đau rát khó chịu khi nuốt thức ăn, nước hoặc nước bọt. Người bệnh cũng có thể cảm thấy có vật thể lạ cản trở ở cuống họng trong quá trình nuốt.
– Những dấu hiệu sùi mào gà ở họng giai đoạn đầu này khá giống với tình trạng nhiệt miệng hoặc cảm mạo thông thường khiến người bệnh chủ quan, lơ là không thăm khám và điều trị kịp thời. Điều này khiến bệnh có cơ hội trở nặng sang giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn sau

Dấu hiệu sùi mào gà ở họng giai đoạn sau
– Một số người có thể ghi nhận sự thay đổi trong giọng nói như giọng nói trở nên khàn hoặc khó nói. Điều này có thể xảy ra khi sùi mào gà phát triển với kích thước lớn hơn ảnh hưởng đến vùng họng gần phế quản hoặc dây thanh quản.
– Các vết sùi mào gà phát triển cả về số lượng lẫn kích thước, nhiều trường hợp còn liên kết lại thành những mảng sùi lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình nuốt của người bệnh.
– Nếu những nốt mụn sùi này bị vỡ, chúng sẽ chảy ra dịch tiết có mùi hôi thối và khiến người bệnh đau rát khó chịu dữ dội. Tình trạng này gia tăng sự viêm nhiễm, nhiễm trùng cho khu vực cổ họng, đồng thời làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus HPV cho người khác.
– Nếu tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, nó có thể lan đến khu vực khác gần miệng như môi, lưỡi, nướu,.. và khiến người bệnh sốt, khó thở hoặc nổi nhiều hạch ở cổ.
Cách điều trị bệnh sùi mào gà ở họng giai đoạn đầu
Thuốc tăng cường miễn dịch: Bác sĩ có thể sử dụng thuốc trị liệu để loại bỏ sùi mào gà ở trong giai đoạn đầu bằng thuốc tăng cường miễn dịch để giúp hỗ trợ cơ thể chiến đấu chống lại virus HPV và loại bỏ dần mụn sùi mào gà.
Điều trị laser: Laser được sử dụng để loại bỏ sùi mào gà bằng cách sử dụng ánh sáng tập trung để tiêu diệt mô nhiễm. Phương pháp này được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm.
Phẫu thuật: Trong trường hợp sùi mào gà ở họng không phản ứng với các phương pháp điều trị ở trên hoặc nếu nó khiến cho việc nuốt hoặc hô hấp của người bệnh gặp nhiều khó khăn thì bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ mụn sùi.
Điều trị áp lạnh: Trong một số trường hợp sùi mào gà lan ra vùng môi hoặc trên mặt, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp áp lạnh dùng Nitơ để điều trị, tuy nhiên phương pháp này không phù hợp để sử dụng ở họng.
Phương pháp ALA-PDT: Đây là một phương pháp mới dùng để điều trị sùi mào gà ở họng giai đoạn đầu và giai đoạn sau hiệu quả, sử dụng kỹ thuật ánh sáng và thuốc quang động để tiêu diệt tế bào nhiễm HPV và làm giảm sự phát triển của tổn thương do sùi mào gà. Phương pháp này thường được sử dụng cho các vùng da nhạy cảm, bao gồm cả vòng miệng và họng, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm.

Tuy nhiên, để giúp cho quá trình điều trị sùi mào gà ở họng giai đoạn đầu và giai đoạn sau hiệu quả nhất, người bệnh cần tuân thủ theo các yêu cầu:
- Không được tự ý điều trị khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa
- Tuân thủ quá trình điều trị và chăm sóc vết thương sau khi điều trị từ bác sĩ
- Thông báo ngay khi có những triệu chứng bất thường sau khi điều trị
- Thăm khám kiểm tra định kỳ để hạn chế nguy cơ tái phát của sùi mào gà
Để việc điều trị sùi mào gà vùng miệng hoặc họng kịp thời, người bệnh hãy đến ngay cơ sở chuyên khoa bệnh lây nhiễm qua đường tình dục tại Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị Đà Nẵng. Tại đây, người bệnh sẽ được các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn chẩn đoán và tư vấn liệu trình điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả nhất.
Mong rằng bài viết “Sùi mào gà ở họng giai đoạn đầu: Nguyên nhân, nhận biết và điều trị” vừa rồi đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến với các bạn đọc quan tâm theo dõi xuyên suốt từ đầu. Nếu bạn đọc có câu hỏi hoặc cần sự hỗ trợ thì xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến số đường dây nóng sau đây: Hotline: 039 957 5631, hoặc nhắn ngay qua ô tư vấn trực tuyến này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Đội ngũ chuyên viên y tế tại Đa Khoa Hữu Nghị sẽ hỗ trợ giải đáp miễn phí và đặt lịch hẹn sớm nhất cho bạn.
Có thể bạn quan tâm: Sùi mào gà ở lỗ sáo