Sùi mào gà là bệnh lý nguy hiểm do virus HPV gây ra, chúng không chỉ liên quan đến tình trạng u nhú ở người mà còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư. Bài viết dưới đây sẽ giải thích vấn đề này cụ thể hơn thông qua chuyên mục “Sùi mào gà có gây ung thư không? Biến chứng nguy hiểm của mụn sùi”.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu: Sùi mào gà

Sùi mào gà là một loại bệnh viêm nhiễm dưới dạng những tổn thương u nhú xuất hiện trên da hoặc niêm mạc mô mềm do virus HPV – Human Papillomavirus gây ra. Với đặc tính dễ dàng lây nhiễm, đặc biệt là qua đường tình dục không an toàn, sùi mào gà hiện nay đang là một trong những bệnh lý đường tình dục phổ biến nhất trên toàn thế giới.

Sùi mào gà

Sùi mào gà

Sùi mào gà mới khởi phát thường không gây ra triệu chứng rõ ràng, chúng có thể xuất hiện những nốt sùi, u nhú nhỏ với số lượng ít trên da và niêm mạc, lúc này chúng không gây ra bất kỳ cảm giác khó chịu hoặc bất tiện này. Tuy nhiên, vào giai đoạn sau, mụn sùi bắt đầu gia tăng nhanh chóng cả về số lượng lẫn kích thước, chúng mọc liên kết lại với nhau thành từng cụm hoặc mảng sùi lớn giống như mào gà.

Sùi mào gà khi đã đạt kích thước sẽ dẫn đến nguy cơ bị vỡ làm chảy dịch, gây cảm giác đau rát, ngứa ngáy khó chịu đồng thời làm tăng khả năng viêm nhiễm trở nặng và lan rộng. Người bệnh lúc này có thể xuất hiện triệu chứng toàn thân như sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, sưng hạch nhiều vùng,… Không những vậy, một vài loại virus HPV gây sùi mào gà còn có thể dẫn đến bệnh lý ung thư nguy hiểm.

Sùi mào gà có gây ung thư không?

Sùi mào gà do virus HPV gây ra, một số chủng loại virus này có thể gây kích thích tăng sinh các tế bào bất thường, khiến chúng trở nên ác tính và chuyển hóa thành ung thư như ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn, dương vật, vòm họng và miệng.

Sùi mào gà có gây ung thư không?

Sùi mào gà có gây ung thư không?

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ liên quan đến HPV. Nếu nhiễm virus HPV kéo dài và không được điều trị thích hợp, sùi mào gà có thể xảy ra các biến chứng với nguy cơ tiến triển thành ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, nhiễm virus HPV cũng có thể gây ra ung thư âm đạo, âm hộ, hậu môn, dương vật, vòm họng và miệng, cụ thể như sau:

  • Chủng HPV-16HPV-18: Đây là hai loại virus HPV có khả năng gây ung thư cao nhất. Chúng có thể gây ra ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản và ung thư lưỡi.
  • Chủng HPV-31, HPV-33, HPV-45, HPV-52 và HPV-58: Đây là những loại virus HPV cũng có khả năng gây ung thư cổ tử cung nhưng hiếm gặp hơn.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp lây nhiễm virus HPV đều dẫn đến bệnh ung thư. Sự phát triển của ung thư liên quan đến HPV thường diễn ra trong thời gian dài và thông qua một số yếu tố khác nhau ở từng người. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm sùi mào gà và thường xuyên xét nghiệm HPV, tầm soát ung thư là điều rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Các biến chứng nguy hiểm khác của sùi mào gà

Biến chứng của sùi mào gà

Biến chứng của sùi mào gà

icon Nguy cơ tái phát: Dù đã được điều trị, sùi mào gà có thể tái phát nhiều lần do virus HPV chưa có thuốc đặc trị. Nhưng việc sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị thích hợp có thể ức chế và ngăn cản số lần tái phát của sùi mào gà.

icon Nhiễm trùng lan rộng: Sùi mào gà có thể gây ra tình trạng viêm – nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt khi các tổn thương sùi mào gà trên da bị vỡ và kích ứng, điều này khiến người bệnh bị sưng và đau rát tại khu vực mụn sùi, đồng thời tăng nguy cơ viêm nhiễm lan rộng sang các khu vực lân cận hoặc lây nhiễm ra cộng đồng.

icon Ảnh hưởng đến tâm lý và tình dục: Sự xuất hiện của u nhú, mụn sùi mào gà có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý và tình dục của người bệnh. Những người bị sùi mào gà có thể cảm thấy xấu hổ, tự ti và gặp khó khăn trong các mối quan hệ.

icon Các vấn đề sức khỏe sinh sản: Nếu không được điều trị, viêm nhiễm do HPV có thể gây ra các vấn đề sức khỏe sinh sản. Ở phụ nữ, sùi mào gà có thể gây viêm nhiễm nghiêm trọng như viêm tử cung, viêm nhiễm hoặc tắc nghẽn ống dẫn trứng. Ở nam giới, sùi mào gà có thể gây viêm nhiễm nghiêm trọng đến tinh hoàn, tuyến tiền liệt hoặc tắc nghẽn ống dẫn tinh. Những vấn đề này đều ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của người bệnh và dẫn đến chứng vô sinh hiếm muộn.

icon Sùi mào gà diện rộng: Nếu hệ miễn dịch bị suy yếu, virus HPV có thể lây lan sang các vùng khác trên cơ thể, gây ra các biểu hiện sùi mào gà ở các vùng da và niêm mạc khác nhau như tay, ngón tay, chân, nách, bẹn, đùi và miệng.

icon Ảnh hưởng đến thai kỳ: Phụ nữ đang mang thai bị lây nhiễm rất nguy hiểm, có thể xảy ra các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng như sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Đồng thời có thể lây nhiễm virus HPV sang trẻ khi sinh thường, từ đó khiến trẻ bị suy giảm sức khỏe và bị viêm nhiễm trùng nặng.

Thực hiện chẩn đoán và điều trị sùi mào gà

Chẩn đoán và điều trị sùi mào gà

Chẩn đoán và điều trị sùi mào gà

Chẩn đoán

– Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra khu vực da và niêm mạc nghi ngờ có sùi mào gà. Sùi mào gà có thể xuất hiện dưới dạng những vết phồng rộp da nhỏ có màu da hoặc hồng nhạt với hình dạng và số lượng khác nhau.

– Xét nghiệm HPV: Xét nghiệm HPV có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện nhằm phát hiện sự hiện diện của virus HPV trong cơ thể. Các phương pháp xét nghiệm HPV bao gồm xét nghiệm PCR và xét nghiệm ISH.

– Xét nghiệm Pap (xét nghiệm chẩn đoán ung thư cổ tử cung): Phụ nữ có thể được thực hiện xét nghiệm Pap smear để phát hiện các tế bào bất thường trong cổ tử cung. Nếu các tế bào bất thường được phát hiện, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm khác để xác định có phải là sùi mào gà hay không để thực hiện điều trị phù hợp.

Điều trị

Thuốc bôi: Bác sĩ có thể sử dụng các thuốc bôi như imiquimod, podophyllin, podofilox, trichloroacetic acid (TCA) hoặc bichloroacetic acid (BCA) để thoa trực tiếp lên các vết mụn sùi mào gà.

Áp lạnh: Phương pháp này sử dụng nitơ lỏng ở nhiệt độ rất thấp nhằm đông lạnh và phá vỡ các mụn sùi mào gà. Sau khi bị đông lạnh, các mụn sùi mào gà bị khô lại và dần bong ra.

Đốt laser: Biện pháp này dùng laser CO2 để loại bỏ các mụn sùi mào gà bằng cách tạo ra nhiệt đốt cháy các mô nhiễm HPV. Quá trình này gây phá hủy các sùi mào gà và kích thích quá trình phục hồi của da.

Đốt điện: Là phương pháp điều trị sùi mào gà bằng cách sử dụng dòng điện cao tầng để tiêu diệt các mô nhiễm HPV. Quá trình điều trị này được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người bệnh.

Phẫu thuật: Trong trường hợp sùi mào gà lớn, khó điều trị hoặc đã lan rộng, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để loại bỏ các mụn sùi mào gà này.

Điều trị khác: Đối với các trường hợp viêm nhiễm lan rộng hoặc có nguy cơ gây ung thư, bác sĩ sẽ kiểm tra cụ thể và lên liệu trình điều trị phù hợp (hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật) cho từng bệnh nhân cụ thể.

Nếu cần kiểm tra và điều trị sùi mào gà thì người bệnh hãy đến ngay cơ sở chuyên khoa bệnh lây nhiễm đường tình dục tại: Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để được các y bác sĩ nhiều kinh nghiệm chuyên môn thực hiện xét nghiệm, kiểm tra thăm khám tình trạng sức khỏe hiện tại, từ đó tư vấn liệu pháp điều trị phù hợp và mang lại hiệu quả nhất.

Hy vọng bài viết “Sùi mào gà có gây ung thư không? Biến chứng nguy hiểm của mụn sùi” đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc quan tâm theo dõi. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm hãy liên hệ nhanh chóng tới số: Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấn vào bảng tư vấn bên: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được nhân viên y tế có kinh nghiệm tư vấn giải đáp và hỗ trợ sắp xếp lịch thăm khám sớm nhất.