Sỏi đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến hiện nay, có thể gặp ở cả nam và nữ giới. Nếu không sớm nhận biết và điều trị, bệnh có thể dẫn đến biến chứng như bế tắc, viêm nhiễm, suy giảm chức năng ở thận,… thậm chí gây tử vong. Chính vì thế hãy cùng bài viết tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả của bệnh lý trên.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu: Sỏi đường tiết niệu là gì?

Sỏi đường tiết niệu (hay còn gọi sỏi niệu) là những viên sỏi nhỏ hình thành do sự kết tinh tự nhiên của các tinh thể vô cơ như canxi, oxalat, photpho ở trong nước tiểu. Đa phần sỏi sẽ bắt đầu hình thành từ thận, di chuyển dọc theo đường đi của hệ tiết niệu (bao gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, bàng quang và cuối cùng là niệu đạo) bài tiết ra ngoài nên còn có cách gọi khác là sỏi thận.

Sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu

Thông thường những cục sỏi đường tiết niệu này có kích thước khác nhau. Một viên sỏi nhỏ có thể tự trôi qua, ít gây ra cảm giác đau hoặc không hề đau. Nhưng nếu một viên sỏi lớn hơn đi qua có thể gây mắc kẹt dọc theo đường tiết niệu, đồng thời có thể chặn dòng chảy của nước tiểu gây ra đau đớn dữ dội, thậm chí chảy máu khi tiểu tiện.

Sỏi đường niệu thường hay xảy ra đối với trường hợp người lớn tuổi và rất dễ tái phát lại, vì vậy người bệnh phải được theo dõi thăm khám và có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý để hạn chế sự tái phát sỏi trở lại.

Sỏi đường tiết niệu: Phân loại

Theo thành phần cấu tạo

Sỏi Calcium: 

  • Là loại sỏi thường gặp nhất, lên tới gần 90% tổng số các ca bệnh sỏi bao gồm sỏi Calci Oxalat, Calci Phosphat, sỏi rất cứng có hình dáng gồ ghề, màu vàng hoặc màu nâu.
  • Nguyên nhân gia tăng Calcium là do cường tuyến giáp cận giáp, gãy xương lớn và bị bất động lâu ngày, dùng nhiều vitamin D và Corticoid hoặc di căn của ung thư qua xương, gây phá hủy xương làm lẫn vào nước tiểu.
  • Ngoài ra ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, oxalat thường kết hợp với calci để tạo thành sỏi oxalat calci.
Sỏi đường tiết niệu do cấu tạo hóa học

Sỏi đường tiết niệu do cấu tạo hóa học

Sỏi Phospho (Magnesium Ammonium Phosphate):

  • Thường do nhiễm trùng niệu đạo lâu ngày gây ra, có màu vàng và hơi bở, sỏi loại này thường rất lớn có thể lấp kín các đài bể thận gây ra sỏi san hô, cản quang.
  • Hình thành do nhiễm khuẩn, đặc biệt là do vi khuẩn proteus gây ra sỏi.

Sỏi Cystin:

  • Hình thành do sai sót của việc tái hấp thu ở ống thận của chất cystine, tương đối hiếm gặp. Sỏi cystin là sỏi không cản quang, có bề mặt trơn láng, có nhiều cục và ở cả hai thận. 

Sỏi Acid Uric:

  • Có thể xuất hiện kết tủa ngay trong chủ mô thận, không cản quang nên không thấy được trên phim X-quang, dễ xuất hiện khi chuyển hóa chất purin tăng trong cơ thể.
  • Nguyên nhân làm tăng chuyển hoá purine trong nước tiểu là do sử dụng nhiều thức ăn có chứa nhiều chất purin (như lòng heo, lòng bò, thịt cá khô, nấm), bệnh Gout, dùng thuốc hóa trị ung thư.
Sỏi đường tiết niệu: Phân loại

Sỏi đường tiết niệu: Phân loại

Theo vị trí xuất hiện

Sỏi thận: gồm sỏi ở đài thận và sỏi bể. Sỏi có thể gây ra những cơn đau quặn ở thận, gây nhiễm trùng và biến chứng trầm trọng nếu không sớm điều trị. 

Sỏi niệu quản: dạng sỏi di chuyển từ bể thận xuống niệu quản và gây bế tắc đường tiết niệu, gây đau quặn ở thận, cơn đau xuất hiện đột ngột, cường độ đau càng ngày càng lớn hơn. Bệnh nhân sẽ xuất hiện vị trí đau từ hông lưng lan trước bụng xuống vùng hố chậu cùng bên kèm theo triệu chứng bị bí tiểu, tiểu lắt nhắt, gắt buốt, có thể lẫn cả máu khi tiểu. 

Sỏi bàng quang: đa phần hình thành là do sỏi từ thận, niệu quản rớt xuống hoặc do bế tắc vùng cổ bọng đái, niệu đạo như phì đại ở tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo,… Do đó tình trạng sỏi này thường gặp ở người nam lớn tuổi, ít gặp ở nữ, có triệu chứng như tiểu buốt gắt, tiểu nhiều lần, tiểu khó,…

Sỏi niệu đạo: dạng sỏi từ bàng quang theo dòng nước tiểu chui xuống ống niệu đạo và bị mắc kẹt không thoát ra được. Sỏi gây bí tiểu cấp tính làm cho người bệnh vô cùng đau đớn khó chịu, có thể có chảy máu ở niệu đạo.

Sỏi đường tiết niệu: Nguyên nhân gây ra

icon Sự hòa tan của các thành phần muối khoáng vào trong nước tiểu: oxalat, canxi, urat,… lâu dần tích tự thành sỏi.

icon Uống quá ít nước, không cung cấp đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày cho cơ thể và thường xuyên nhịn không đi tiểu dẫn đến nước tiểu bị lắng đọng lại hình thành nên sỏi.

icon Người đang mắc các bệnh lý liên quan tới đường tiết niệu như nhiễm trùng đường tiết niệu, u tiền liệt tuyến,…

icon Ảnh hưởng từ yếu tố di truyền, cơ thể bất động lâu ngày do bệnh lý hoặc liệt,…

icon Thói quen ăn uống không khoa học, dùng quá nhiều muối, hấp thụ quá nhiều canxi,… dẫn đến dư thừa là tích tụ sỏi.

Xem thêm bài viết khác : Cách nhận biết có thai tại nhà dễ dàng và chính xác nhất

Sỏi đường tiết niệu: Cách chẩn đoán bệnh

Sỏi đường tiết niệu: Cách chẩn đoán bệnh

Sỏi đường tiết niệu: Cách chẩn đoán bệnh

Dựa vào các triệu chứng cũng như vị trí cơn đau nhức xuất hiện mà bác sĩ sẽ đưa ra kết luận khách quan, sau đó yêu cầu bệnh nhân tiến hành làm một số xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng tìm hiểu chính xác nguyên nhân và vị trí sỏi như:

Siêu âm ổ bụng nhằm phát hiện sỏi, độ ứ nước ở thận và niệu quản, độ dày mỏng của chủ mô thận

Xét nghiệm nước tiểu để tìm tế bào và vi trùng, soi cặn lắng ở nước tiểu, kiểm tra pH nước tiểu và kiểm tra Protein niệu

Chụp X-quang để xác định vị trí – kích thước- số lượng, kiểm tra mức độ giãn nở dài bể thận – niệu quản, chức năng bài tiết chất cản quang của thận, hình dạng chính xác của thận – bể thận – niệu quản

Chụp CT-Scan bụng nhằm chẩn đoán sỏi chính xác, ngoài ra có thể phân biệt các tổn thương khác không phải sỏi như u bướu hệ tiết niệu, dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu

Soi bàng quang giúp hỗ trợ phát hiện sỏi bàng quang và các bệnh kết hợp ở bàng quang, niệu đạo.

Sỏi đường tiết niệu: Cách điều trị hiệu quả bệnh

Nếu sỏi còn nhỏ: 

Người bệnh có sỏi nhỏ hơn 5mm, không bị nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn, bác sĩ có thể chỉ định cho uống thuốc giảm đau. Bệnh nhân cần phải uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể kèm theo vận động thể dục thể thao để hệ bài tiết hoạt động đồng thời tránh được tình trạng cặn lắng tích tụ sỏi trở lại.

Dạng sỏi urat có thể điều trị làm tan sỏi bằng các dược chất có tác dụng thay đổi pH nước tiểu hoặc làm tan sỏi trực tiếp. Còn với dạng sỏi acid uric có thể được hòa tan bằng cách sử dụng liệu pháp kiềm hóa nước tiểu kéo dài .

Nếu sỏi có kích thước lớn: 

Người bệnh có sỏi lớn hoặc gây ra nhiễm trùng lan rộng, đau đớn vùng bụng cùng nhiều triệu chứng khác thì cần phải can thiệp điều trị bằng biện pháp ngoại khoa. Phụ thuộc vào vị trí và kích thước của sỏi để lựa chọn các thức phù hợp:

  • Kỹ thuật loại bỏ sỏi bao gồm tán sỏi và nội soi lấy sỏi.
  • Kỹ thuật nội soi gồm nội soi niệu quản (ống mềm hoặc ống cứng) để lấy sỏi ra trực tiếp
  • Phẫu thuật nội soi phía sau hông lưng và mổ hở

Nếu có những dấu hiệu hoặc cảm thấy bản thân có nguy cơ mắc sỏi đường niệu quản, người bệnh nên nhanh chóng kiểm tra khám tại cơ sở y tế uy tín như Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị Đà Nẵng để được các bác sĩ kiểm tra, xét nghiệm, siêu âm,… tình trạng bất thường tại đường tiết niệu, nếu nguyên nhân đúng là do sỏi đường tiết niệu thì sẽ được lên lịch chữa trị phù hợp và an toàn nhất.

Hy vọng bài viết “Sỏi đường tiết niệu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả” ở trên đã giải đáp thắc mắc, băn khoăn của bạn đọc đang quan tâm, nếu còn câu hỏi nào khác về nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả sỏi đường tiết niệu hãy gọi ngay số: Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp khung chat: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ giải đáp sỏi đường tiết niệu nhanh chóng.