Mục Lục
- 1 Siêu âm hậu môn trực tràng là phương pháp gì?
- 2 Một số dấu hiệu của cơ thể báo hiệu cần phải siêu âm hậu môn trực tràng
- 3 Trường hợp nào chỉ định và chống chỉ định thực hiện siêu âm hậu môn trực tràng
- 4 Quy trình siêu âm hậu môn trực tràng (nội soi)
- 5 Ưu nhược điểm siêu âm hậu môn trực tràng
- 6 Siêu âm hậu môn trực tràng bao nhiêu tiền?
- 7 Địa chỉ siêu âm hậu môn trực tràng uy tín ở Đà Nẵng
Các bệnh lý hậu môn trực tràng hiện nay có xu hướng ngày càng gia tăng, gây ra không ít phiền toái, bất tiện và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, việc sớm thăm khám kiểm tra chẩn đoán bệnh để kịp thời điều trị là hết sức quan trọng và cần thiết. Bài viết sau sẽ giải đáp một phần thông tin qua chuyên mục “Siêu âm hậu môn trực tràng: Khi nào có chỉ định?”, bạn đọc quan tâm hãy cùng theo dõi nhé.
Siêu âm hậu môn trực tràng là phương pháp gì?
Siêu âm hậu môn trực tràng (hay còn gọi là siêu âm đầu dò hoặc siêu âm qua ngã trực tràng) là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh được áp dụng rộng rãi với độ chính xác tuyệt đối. Siêu âm được thực hiện bằng một đầu dò chuyên dụng giúp bác sĩ quan sát và đánh giá được các dấu hiệu bất thường ở vùng hậu môn – trực tràng.

Siêu âm hậu môn trực tràng
Siêu âm hậu môn trực tràng bằng đầu dò là cách kiểm tra ít xâm lấn, phương pháp này cần được các bác sĩ có chuyên môn tay nghề đảm nhiệm thực hiện để có thể đánh giá chuẩn xác tình trạng của các cơ quan như buồng trứng, tử cung, nội mạc tử cung, tuyến tiền liệt, túi tinh,…với hình ảnh sắc nét, rõ ràng hơn so với các phương pháp siêu âm thông thường.
Tìm hiểu thêm: Rát hậu môn có nguyên nhân do đâu? Cách giảm đau rát hiệu quả
Một số dấu hiệu của cơ thể báo hiệu cần phải siêu âm hậu môn trực tràng
Táo bón
Táo bón là tình trạng khó khăn khi đi đại tiện hoặc thậm chí là không thể đi đại tiện được trong một thời gian dài (ít hơn 3 lần một tuần). Người bệnh khi bị táo bón có thể cảm thấy đầy hơi, khó chịu, đau bụng và buồn nôn. Nguyên nhân của táo bón có thể do nhiều yếu tố tác động như lối sống thiếu hoạt động, chế độ ăn uống không đủ chất xơ, uống không đủ nước hoặc do các vấn đề bệnh lý khác như bệnh trĩ, bệnh lý đường ruột hoặc do sử dụng thuốc tây.

Khi nào cần siêu âm hậu môn trực tràng – Táo bón
Phân nhỏ và khô cứng
Phân cứng và khô thường xảy ra khi lượng nước trong phân quá ít, dẫn đến khó khăn trong quá trình đi đại tiện. Nguyên nhân có thể do lối sống thiếu khoa học, chế độ ăn uống không đủ chất xơ, uống nước quá ít, sử dụng thuốc hoặc các bệnh lý đường ruột gây ra.
Phân nhỏ thường xảy ra khi đại tràng bị kích thích và phân được đào thải nhanh qua đường ruột. Nguyên nhân có thể là do người bệnh có chế ăn uống không đúng cách, sử dụng các loại thực phẩm gây kích ứng hệ tiêu hóa (như thực phẩm quá chua hoặc quá cay), rối loạn tiêu hóa hoặc bệnh lý đường ruột (như có khối u, polyp,..) gây ra.
Đầy bụng, khó tiêu
Tình trạng đầy bụng và khó tiêu có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề bất thường ở hệ tiêu hóa, bao gồm chứng táo bón, loét dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn chức năng cơ trơn trong đường tiêu hóa và nhiều bệnh lý khác.
Khi ăn quá nhiều hoặc ăn nhanh, thực phẩm sẽ không thể tiêu hóa kịp thời, dẫn đến cảm giác đầy bụng khó chịu. Tình trạng táo bón và tiêu hóa chậm cũng có thể khiến thức ăn bị dồn lại trong đường tiêu hóa, loét dạ dày và viêm đại tràng có thể gây ra đau và khó chịu trong quá trình tiêu hóa, rối loạn chức năng cơ trơn trong đường tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Tất cả yếu tố này đều có thể dẫn đến chứng khó tiêu, chướng bụng đầy hơi,… vì vậy cần phải siêu âm hậu môn trực tràng để xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng trên.
Tăng – giảm cân bất thường
Tăng – giảm cân bất thường có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đối với trường hợp tăng cân bất thường, có thể là bởi thói quen ăn uống không tốt, tiền sử bệnh gia đình, tăng đường huyết, rối loạn tuyến giáp, tăng cortisol (hormone stress) và nhiều bệnh lý rối loạn tiêu hóa khác.
Đối với trường hợp giảm cân bất thường, có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề như suy dinh dưỡng, tiểu đường, bệnh lý tiêu hóa, loạn chức năng tuyến giáp, bệnh ung thư và các bệnh lý khác.
Nếu có bất kỳ biểu hiện nào liên quan đến tăng hoặc giảm cân không rõ ràng, người bệnh nên tư vấn ý kiến bác sĩ để được siêu âm hậu môn trực tràng nhằm xác định nguyên nhân gây ra và điều trị kịp thời.

Khi nào cần siêu âm hậu môn trực tràng – Đại tiện ra máu
Đại tiện ra máu
Khi đại tiện nếu người bệnh nhận thấy trong phân có lẫn máu hoặc máu dính trên giấy vệ sinh khi sử dụng lau chùi thì cần hết sức cảnh giác bởi đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như trĩ, viêm đại tràng, polyp đại tràng,… hoặc ung thư đại tràng.
Nếu bạn phát hiện có máu trong phân, đặc biệt là nếu máu có màu đỏ tươi kèm theo những triệu chứng như sốt, đau bụng, mệt mỏi, sụt cân, chướng bụng,… thì người bệnh cần đi khám ngay để được kiểm tra xác định nguyên nhân gây ra vấn đề và điều trị kịp thời.
Đau dạ dày
Đau dạ dày hay còn gọi là co thắt dạ dày là tình trạng cơ dạ dày co bóp quá mức, gây ra cảm giác khó chịu, đau tức ngực, chán ăn, chướng bụng khó tiêu. Tình trạng này thường xảy ra do các nguyên nhân như thói quen ăn uống không tốt, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu mỡ hoặc thức ăn nhanh chế biến sẵn, nhiễm trùng dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày,… hoặc tinh thần bị stress, áp lực đè nén cũng có thể gây kích thích lên dạ dày.
Tìm hiểu thêm: Nứt hậu môn là gì ? Nguyên nhân,chẩn đoán,điều trị, phòng ngừa
Trường hợp nào chỉ định và chống chỉ định thực hiện siêu âm hậu môn trực tràng

Chỉ định và chống chỉ định siêu âm hậu môn trực tràng
Chỉ định
Chẩn đoán và theo dõi các vấn đề về đại tràng: Siêu âm hậu môn trực tràng được sử dụng để xác định các bất thường trong đại tràng như chứng polyp, tắc nghẽn mạch máu, lở loét, viêm loét và các vấn đề khác. Nó cũng có thể giúp đánh giá kích thước, hình dạng và tính chất của các bất thường xảy ra trong đại tràng.
Đánh giá và điều trị bệnh trĩ: Phương pháp siêu âm hậu môn trực tràng cũng có thể giúp đánh giá tình trạng của các mạch máu bị sưng phồng ở hậu môn (búi trĩ) và giúp bác sĩ đưa ra quyết định về phương pháp điều trị phù hợp với bệnh nhân.
Giám sát và đánh giá kết quả của quá trình điều trị: Phương pháp siêu âm này có thể được áp dụng để đánh giá tình trạng của bệnh nhân sau khi thực hiện điều trị hoặc đánh giá kết quả của phẫu thuật nhằm xác định liệu pháp điều trị có hiệu quả hay không.
Chẩn đoán bệnh lý sản phụ khoa: Phương pháp siêu âm này được thực hiện khi bệnh nhân nữ không thể thực hiện phương pháp siêu âm qua ngã âm đạo thông thường (nữ giới chưa quan hệ tình dục).
Chẩn đoán ung thư trực tràng, tuyến tiền liệt: Cách chẩn đoán siêu âm hậu môn trực tràng có thể giúp xác định có sự xuất hiện của khối u trong trực tràng hoặc tuyến tiền liệt (ở nam) hay không, qua đó đánh giá kích thước và tính chất của khối u ung thư cũng như xác định vị trí của khối u trong trực tràng hoặc tuyến tiền liệt và đánh giá mức độ di căn của ung thư.
Chống chỉ định
Các trường hợp người bệnh đang bị nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng toàn thân
Người bệnh có dấu hiệu kiệt sức, cơ thể suy nhược nghiêm trọng
Người bệnh mắc bệnh lý nội khoa về tim mạch, huyết áp, rối loạn đông máu,…
Người bệnh mắc chứng hẹp trực tràng do khối u chèn ép, bệnh trĩ hoặc viêm nhiễm gây ra
Tìm hiểu thêm: Sử dụng thuốc giảm đau nhét hậu môn an toàn và đúng cách
Quy trình siêu âm hậu môn trực tràng (nội soi)
Chuẩn bị
Sau khi được bác sĩ thăm khám và chỉ định sử dụng phương pháp siêu âm hậu môn trực tràng. Bệnh nhân cần chuẩn bị bằng cách nhịn ăn ít nhất 6 giờ và làm sạch đường ruột với các thuốc xổ. Bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng nội soi và được bắt đầu phương pháp gây tê.
Gây tê
Bệnh nhân sẽ được đưa vào trạng thái gây tê bằng các loại thuốc để giảm đau và giúp bệnh nhân thư giãn. Thuốc gây tê có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc được bôi trực tiếp lên hậu môn.
Tiến hành nội soi
Sau khi bệnh nhân đã vào trạng thái gây tê, đầu dò siêu âm sẽ được đưa qua hậu môn vào đại tràng. Đây là một thiết bị dài, mảnh với đầu dò được gắn máy ảnh nhỏ để chuyển hình ảnh đến màn hình máy tính.
Kiểm tra
Khi đầu dò được chèn vào trực tràng, bác sĩ sẽ bắt đầu kiểm tra các bộ phận bên trong bằng cách quay và điều chỉnh đầu dò để có thể nhìn thấy toàn bộ trực tràng. Đồng thời bác sĩ có thể lấy mẫu tế bào để kiểm tra và xác định các bất thường.
Kết thúc
Sau khi quá trình kiểm tra triệu chứng bất thường kết thúc, đầu dò sẽ được lấy ra nhẹ nhàng khỏi trực tràng và bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng nghỉ để hồi phục từ tác động của thuốc gây tê. Sau đó, bệnh nhân có thể được xuất viện hoặc tiếp tục theo dõi điều trị tại bệnh viện.
Tiến hành siêu âm hậu môn trực tràng (nội soi)
Ưu nhược điểm siêu âm hậu môn trực tràng
Ưu điểm
Chẩn đoán chính xác: phương pháp này có thể tạo ra hình ảnh chi tiết chính xác của các cơ quan bên trong đại tràng hậu môn như trực tràng, cơ trơn, búi trĩ, tuyến tiền liệt, dạ dày, gan, túi mật và tử cung. Điều này giúp cho các bác sĩ có thể chẩn đoán các bệnh lý trong khu vực này với độ chính xác cao hơn so với các phương pháp chẩn đoán khác.
Chẩn đoán không cần xâm lấn: Khi thực hiện nội soi có thể đưa đầu dò sâu vào trong đại tràng để đánh giá những khu vực sâu và khó quan sát hơn mà không cần can thiệp ngoại khoa, giúp phát hiện các khối u nhỏ hoặc các vết viêm loét trên thành ruột.
Không gây đau và an toàn: Nội soi siêu âm hậu môn trực tràng được thực hiện bằng cách đưa đầu dò thông qua hậu môn, vì vậy không cần phải can thiệp xâm lấn bằng cách sử dụng dao mổ như những phương pháp khác. Nó cũng không gây ra cảm giác đau nào vì được thực hiện trong tình trạng gây tê, giúp bệnh nhân giảm bớt áp lực căng thẳng và ít đau đớn hơn trong quá trình thực hiện.
Thời gian phục hồi nhanh: Vì không cần phải can thiệp xâm lấn sử dụng dao mổ nên thời gian phục hồi của bệnh nhân sau khi thực hiện nội soi thường ngắn hơn so với các phương pháp chẩn đoán hoặc điều trị khác.
Nhược điểm
Trang thiết bị giá thành cao: Phương pháp này yêu cầu một trang thiết bị hiện đại và tương đối đắt tiền. Vì vậy nó chỉ được trang bị ở phòng khám chuyên khoa, có cơ sở cũng như được trang bị đầy đủ dụng cụ y khoa chuyên dụng khác đi kèm.
Khó khăn trong thực hiện: Siêu âm hậu môn trực tràng yêu cầu các bác sĩ hoặc nhân viên y tế có kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn trong việc thực hiện, đặc biệt là khi sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý khác nhau.
Giới hạn về độ sâu và vùng quan sát: Vì nội soi chỉ có thể đưa đầu dò vào một phạm vi nhất định trong đại tràng và không thể quan sát toàn bộ đại tràng. Điều này có thể gây thiếu sót trong việc chẩn đoán các bệnh lý nằm ở vùng khác ngoài phạm vi đầu dò có thể tiếp cận được.
Siêu âm hậu môn trực tràng bao nhiêu tiền?
Chi phí để thực hiện một buổi siêu âm nội soi hậu môn trực tràng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trang thiết bị y tế được sử dụng, trình độ chuyên môn kỹ thuật của bác sĩ thực hiện, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, cơ sở y tế thực hiện,…
Chính vì vậy mà chi phí nội soi hậu môn trực tràng khó có thể đưa ra được con số cụ thể. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng chưa có bất kỳ quy định nào trong việc đề xuất mức thu chi hợp lý cho việc thực hiện siêu âm nội soi trực tràng – hậu môn tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập hoặc tư nhân.
Tuy nhiên, về tổng thể thì phương pháp này có chi phí không cao vì chỉ thực hiện ở một đoạn ngắn trực tràng nghi ngờ phát bệnh, thời gian thực hiện khá nhanh chóng và cũng không gây ra nhiều khó chịu cũng như bất tiện nào cho người bệnh.
Địa chỉ siêu âm hậu môn trực tràng uy tín ở Đà Nẵng

Địa chỉ siêu âm hậu môn trực tràng
Phương pháp siêu âm hậu môn trực tràng đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có trình độ và kinh nghiệm chuyên sâu để có thể sử dụng và đánh giá chính xác. Chính vì vậy, người bệnh khi muốn thực hiện siêu âm hậu môn trực tràng tại cơ sở chuyên khoa uy tín thì hãy đến ngay Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị ( tại Đà Nẵng):
Đội ngũ chuyên gia: Phòng khám với đội ngũ chuyên gia bác sĩ, kỹ thuật viên và nhân viên y tế có chuyên môn và kinh nghiệm trong siêu âm hậu môn trực tràng.
Trang thiết bị và vật tư y tế: Phòng khám sử dụng các trang thiết bị và công nghệ hiện đại để đảm bảo chất lượng hình ảnh siêu âm, giúp các chuyên gia chẩn đoán và điều trị tốt hơn.
Chất lượng dịch vụ: Phòng khám cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo và đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân.
Giá cả hợp lý: Phòng khám cung cấp dịch vụ với giá cả hợp lý, công khai minh bạch cho bệnh nhân và người nhà theo dõi trước khi thực hiện. Mọi mong muốn từ bệnh nhân luôn được các bác sĩ lắng nghe và đáp ứng.
Hy vọng bài viết “Siêu âm hậu môn trực tràng: Khi nào có chỉ định?” đã mang lại nhiều thông tin hữu ích và đầy đủ cho bạn đọc tìm hiểu, nếu còn có câu hỏi khác liên quan đến sức khỏe hoặc bệnh lý thì chỉ cần liên lạc nhanh đến số địa chỉ tư vấn sau: Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hay nhấp khung chat giải đáp online này >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được nhân viên y tế hỗ trợ và sắp xếp lịch thăm khám bệnh sớm nhất.
Tìm hiểu thêm: Viêm hậu môn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị