Mục Lục
Giang mai là bệnh nguy hiểm bởi những hậu quả khôn lường của nó tới sức khỏe, những tổn thương do giang mai gây ra có thể để lại di chứng suốt đời và không thể chữa trị hoàn toàn được. Chính vì vậy mà việc tìm hiểu thông tin về bệnh giang mai là rất cần thiết, giúp mọi người phòng tránh hoặc nhận biết và điều trị bệnh sớm. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc: Săng giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa bệnh mang lại hiệu quả.

Tìm hiểu thông tin: Săng giang mai là gì?
Bệnh giang mai do loại xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra và có thể lây nhiễm trực tiếp qua đường tình dục không an toàn. Bên cạnh đó, xoắn khuẩn này thường xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương trên da hoặc qua các lớp niêm mạc (chẳng hạn như niêm mạc âm đạo, hậu môn hoặc miệng).

Xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum
Trong đó, săng giang mai chính là triệu chứng nhận biết đầu tiên và rõ ràng nhất của bệnh giang mai. Săng giang mai có thể xuất hiện ở cả nam giới lẫn nữ giới, đặc biệt là những đối tượng trước đó thực hiện hoạt động quan hệ tình dục nhưng không sử dụng kèm theo biện pháp an toàn nào. Nếu nhận thấy cơ thể đột nhiên có một hoặc nhiều vết loét nông nhỏ dẹt nhưng có gờ vết loét khá cứng thì đây có thể chính là săng giang mai.
Thông thường, sau khi lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai từ 3 – 4 tuần thì cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu phát ra những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Tùy theo cơ địa sức khỏe và đề kháng của từng người mà bệnh có thể xuất hiện săng giang mai trên cơ thể sớm hoặc muộn hơn so với thời gian trên. Tuy nhiên, nếu nhận biết sớm biểu hiện săng giang mai đầu tiên này, cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn sẽ tăng lên rất cao và còn không gặp phải những biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe.

Săng giang mai
Chính vì vậy, để nhận thấy được triệu chứng săng giang mai xuất hiện từ sớm, người bệnh cần chú ý xem cơ thể của bản thân có những vết loét nhỏ dẹt màu đỏ nhưng không gây đau hoặc không chảy máu và khi sờ vào có cảm giác cồm cộm, hơi cứng, hình oval không đều hoặc có nhiều kích thước khác nhau hay không.
Săng giang mai sẽ không phát triển sang giai đoạn nặng và nguy hiểm hơn nếu như người bệnh chủ động phát hiện và đến khám bệnh tại cơ sở y tế uy tín từ sớm. Đây là cách duy nhất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh.
Xem thêm: Giang mai thời kỳ đầu có đặc điểm gì? Dấu hiệu nhận biết giang mai
Dấu hiệu nhận biết săng giang mai chính xác nhất
Việc nhận biết săng giang mai sớm sẽ giúp cho việc điều trị bệnh dễ dàng, hạn chế được nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy cơ lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai cho người khác. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết săng giang mai chính xác mà mọi người có thể nhận thấy trên cơ thể:
Vết loét xuất hiện
Săng giang mai là biểu hiện xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh giang mai, chính vì vậy đây còn là cách gọi khác của những vết loét với kích thước nhỏ dẹt, có màu đỏ hình dạng hơi tròn hoặc oval, mặt vết loét thường nhẵn không sần sùi nhưng có gờ khá cứng, tuy vậy thì nó không gây ra cơn đau, cũng không ngứa và không bị chảy dịch bất thường nào, có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí khác nhau như bộ phận sinh dục, chân, tay, lưng, môi, miệng, lưỡi,…

Vết loét xuất hiện
Vị trí tổn thương
Vì xoắn khuẩn giang mai thường lây nhiễm chủ yếu qua con đường quan hệ tình dục không an toàn như quan hệ tình dục với nhiều người hoặc quan hệ mà không sử dụng bao cao su,… nên săng giang mai thường xuất hiện nhiều nhất tại cơ quan sinh dục nhưng cũng có thể xuất hiện ở một số vị trí khác trên cơ thể.

Vị trí tổn thương
Do xoắn khuẩn giang mai khi xâm nhập vào cơ thể thường trú ngụ trên da và lớp niêm mạc nên triệu chứng đầu tiên của bệnh cũng sẽ xuất hiện tại đây. Nam giới bị bệnh giang mai trong giai đoạn đầu sẽ nhận thấy săng giang mai xuất hiện ở quy đầu, thân dương vật, bìu, lỗ sáo, hậu môn. Còn ở nữ giới sẽ nhận thấy nhiều tổn thương săng giang mai tồn tại ở âm đạo, hậu môn, môi lớn, môi bé, ngực, họng,…
Xem thêm: Hình ảnh giang mai ở nam và nữ qua từng giai đoạn tiến triển
Hạch tròn không mủ xuất hiện
Bên cạnh những vết loét hình thành trên cơ thể, người bệnh còn có thể xuất hiện các hạch tròn không mủ xuất hiện kèm theo, đây cũng chính là hiện tượng do tổn thương của săng giang mai gây ra. Nếu nhận biết được tình trạng hạch xuất hiện trên cơ thể bản thân thì sẽ giúp người bệnh nhận biết được triệu chứng của bệnh mà đi thăm khám và điều trị sớm.

Hạch tròn không mủ xuất hiện
Cách điều trị săng giang mai như thế nào?
Săng giang mai là giai đoạn đầu tiên của bệnh giang mai và thường được điều trị bằng kháng sinh, cụ thể như sau:
Tiêm penicillin: Kháng sinh penicillin được tiêm vào cơ thể hoặc truyền qua đường tĩnh mạch với mục đích tiêu diệt xoắn khuẩn gây bệnh. Liều lượng và thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ tổn thương và nhiễm trùng của săng giang mai gây ra. Với săng giang mai giai đoạn đầu, một liều penicillin đơn sẽ có thể giúp điều trị bệnh triệt để.

Điều trị săng giang mai
Sử dụng kháng sinh khác: Nếu người bệnh không thể sử dụng penicillin hoặc không đáp ứng với việc sử dụng kháng sinh này, bác sĩ có thể chọn các loại kháng sinh khác để điều trị như doxycycline, tetracycline hoặc azithromycin.
Lưu ý sau quá trình điều trị trên, bác sĩ cần phải kiểm tra xét nghiệm và theo dõi sát sao để đảm bảo rằng bệnh nhân đã khỏi bệnh hoàn toàn và không còn dấu hiệu của xoắn khuẩn giang mai bên trong cơ thể.
Xem thêm: Điều trị giang mai hiệu quả và nhanh chóng
Cách phòng ngừa săng giang mai hiệu quả

Phòng ngừa săng giang mai bằng biện pháp tình dục an toàn
Sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ: Mọi người nên sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục, chẳng hạn như dùng bao cao su – đây là một cách hiệu quả để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai. Tuy nhiên, không phải bảo vệ tình dục nào cũng hoàn toàn hiệu quả, do đó người bệnh nên lựa chọn loại bảo vệ tốt nhất hoặc có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Mọi người nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lây qua đường tình dục, bao gồm cả bệnh giang mai. Nếu người bệnh có triệu chứng nghi ngờ là do bệnh giang mai hoặc đã từng quan hệ tình dục không an toàn với người có nguy cơ lây nhiễm cao thì hãy đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Tránh quan hệ tình dục với nhiều người: Nếu phát sinh quan hệ tình dục với nhiều đối tượng khác nhau sẽ không tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm giang mai. Nhiều trường hợp dù cơ thể không có triệu chứng của săng giang mai nhưng vẫn có thể lây nhiễm xoắn khuẩn của bệnh. Chính vì vậy mọi người nên chung thủy với bạn tình để tránh nguy cơ lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai.
Nếu phát hiện bản thân hoặc bạn tình đang có những triệu chứng, dấu hiệu săng giang mai thì hãy đến ngay trung tâm y tế chuyên khoa tại Đa Khoa Hữu Nghị để được các bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn cao xét nghiệm chẩn đoán bệnh tình, từ đó có được biện pháp chữa trị giang mai an toàn và hiệu quả. Như vậy không chỉ bảo vệ được sức khỏe bản thân mà còn bảo vệ được sức khỏe của bạn tình và người thân xung quanh.
Hy vọng bài viết “Săng giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa” đã mang lại nhiều thông tin cần thiết cho bạn đọc quan tâm, nếu còn câu hỏi nào khác liên quan đến săng giang mai chỉ cần liên lạc ngay đến số tư vấn Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp bảng tư vấn này >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được nhân viên y tế giải đáp cụ thể hơn, đồng thời hỗ trợ sắp xếp lịch thăm khám bệnh sớm nhất.
Xem thêm: 6 dấu hiệu bệnh giang mai có thể nhận biết sớm