Mục Lục
Sa tử cung là tình trạng bệnh lý nguy hiểm ở phụ nữ, nhất là đối với trường hợp phụ nữ đã trải qua nhiều lần sinh nở có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Tuy vậy có rất ít chị em biết đến căn bệnh này, sau đây hãy cùng bài viết tìm hiểu “Sa tử cung là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm ở phụ nữ” để phòng ngừa bệnh nhé.

Hiện tượng sa tử cung là gì?
Sa tử cung là gì? Sa tử cung (sa dạ con hay sa thành âm đạo) là hiện tượng tử cung của phụ nữ bị tụt xuống, rơi một phần vào trong âm đạo, thậm chí trường hợp tiến triển nặng tử cung sẽ lộ hẳn ra bên ngoài lỗ âm đạo do các cơ và dây chằng đã bị giãn ra nên không còn đủ khả sức để nâng đỡ cho tử cung.

Sa tử cung là gì?
Sa thành âm đạo tuy có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là ở phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ đã trải qua nhiều lần mang thai do quá trình rặn đẻ, sinh nở gây giãn các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung, tình trạng bệnh được chia thành các cấp độ khác nhau như:
Mức độ 1: Tử cung đã bắt đầu sa tụt một phần vào âm đạo
Mức độ 2: Tử cung sa xuống nặng hơn, có một phần nằm trong, một phần rơi ra ngoài âm đạo
Mức độ 3: Toàn bộ tử cung tụt hẳn ra bên ngoài âm đạo, có thể quan sát bằng mắt thường, không thể tự co lên trở lại
Giải đáp sa tử cung là gì? Hiện tượng sa dạ con không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt tình dục và quan hệ vợ chồng mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng phụ nữ. Do bệnh rất dễ gây ra viêm nhiễm nếu không xử lý kịp thời, chính vì thế mà khi gặp phải tình trạng này chị em phụ nữ hay cảm thấy rất mặc cảm, tự ti, không xử lý kịp thời dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.
Sa tử cung: Nguyên nhân tạo thành
Nguyên nhân gây ra tình trạng sa tử cung hiện vẫn chưa được xác định rõ, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh sa tử cung bao gồm:
- Dị tật bẩm sinh: hình dạng cổ tử cung bất thường ngay khi sinh ra cũng được cho là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ gây sa tử cung.
- Quá trình mang thai: kích thước tử cung bị to lên nhiều lần khiến cho dây chằng giãn ra. Ngoài ra nếu khi sinh đẻ có thời gian chuyển dạ lâu hoặc khó sinh cũng khiến âm hộ bị tổn thương, dễ sa tử cung hơn bình thường.

Sa tự cung: Nguyên nhân tạo thành
- Lao động quá sức sau khi sinh: khi phụ nữ vừa trải qua sinh nở, các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung chưa kịp hồi phục hoàn toàn, vì vậy nếu phụ nữ phải lao động nặng nhọc thì sẽ rất dễ khiến những cơ quan này bị tổn thương, từ đó làm tử cung tụt xuống âm đạo.
- Phụ nữ bị táo bón thường xuyên, cơ thể phải ra sức rặn mỗi khi đi đại tiện nên gây giãn các cơ ở tử cung.
- Hành động can thiệp ngoại khoa khi sinh nở như sinh mổ, nội soi, loại bỏ nhau thai,… cũng có thể khiến cho các cơ tử cung bị tổn thương.
- Tăng cân, béo phì cũng là nguyên nhân làm gia tăng áp lực bên trong ổ bụng, khiến tình trạng sa tử cung xuất hiện.
- Phụ nữ sau mãn kinh, sự lão hóa khiến cho các cơ vùng chậu suy yếu, dễ bị sa tử cung hơn.
Sa tử cung: Dấu hiệu nhận biết sớm ở phụ nữ
Sau khi tìm hiểu sa tử cung là gì?, chị em cũng nên sớm nhận biết các dấu hiệu bệnh ở giai đoạn đầu nhằm giúp chị em tốn ít chi phí cũng như rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu tác động từ bệnh xảy ra.
Trường hợp bệnh nhân mức độ 1:
Bệnh nhân có cảm giác nặng, tức bụng, đặc biệt là trước kỳ kinh nguyệt, bị đau bụng dưới, hay đau mỏi lưng, đi tiểu nhiều lần nhưng lượng tiểu ít. Vì các dấu hiệu bệnh trong thời gian này không rõ ràng, mà còn có thể gây nhầm lẫn với các bình lý thông thường khác nên chị em cần chú ý theo dõi cũng như sớm thăm khám điều trị.

Nhận biết sa tử cung là đau bụng dưới
Ở giai đoạn sau, bệnh đã tiến triển gây nhiều ảnh hưởng hơn đến sức khỏe phụ nữ
Trường hợp bệnh nhân mức độ 2:
Triệu chứng bệnh đã bắt đầu nghiêm trọng hơn. Lúc này người bệnh sẽ khó khăn trong việc đi đại tiện, thậm chí bị đau khi đại tiện, xuất hiện nhiều khí hư, đôi khi ra máu âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục, có thể cảm thấy tử cung đã sa xuống,…
Trường hợp bệnh nhân mức độ 3:
Bệnh đã ở giai đoạn nặng nhất, vì vậy triệu chứng của bệnh cũng nghiêm trọng hơn rất nhiều. Phần tử cung của người bệnh bắt đầu có hiện tượng phù, sưng lên, mưng mủ, lở loét, chảy dịch mủ, dịch vàng, có thể kèm theo sốt cao và một số biểu hiện khác. Do tử cung lúc này không còn khả năng tự co lại nữa nên bác sĩ buộc phải tiến hành cắt bỏ để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Nhận biết sa tử cung là tử cung lộ ra bên ngoài
Sa tử cung: Biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra
- Loét âm đạo: xảy ra khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Nguyên nhân là do khi tử cung sa tụt có thể sẽ kéo theo cả một phần âm đạo ra ngoài. Nếu không được xử lý sớm và đúng cách thì sự cọ xát thường xuyên giữa âm đạo với quần lâu ngày sẽ rất dễ khiến âm đạo bị nhiễm trùng, lở loét, chảy máu.
- Sa các cơ quan lân cận ở vùng chậu: nếu áp lực bên trong tử cung quá lớn, khi các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung không còn đủ sức thì cả trực tràng, bàng quang cũng có thể bị tử cung kéo theo ra ngoài.
Tình trạng này xảy ra sẽ khiến cho quá trình bài tiết nước tiểu và các chất cặn bã trong cơ thể gặp nhiều khó khăn, cản trở, làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường niệu. Vì thế phụ nữ cần phát hiện sớm dấu hiệu bệnh và điều trị kịp thời chính là giải pháp hiệu quả và an toàn nhất để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của bản thân.
Xem thêm : Nước tiểu đục: Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh gì?
Sa tử cung: Cách điều trị hiệu quả
Tùy vào tình trạng phát triển của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật hay không, sa tử cung sẽ có 2 hướng điều trị bao gồm:
Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật cắt tử cung: sẽ được chỉ định trong những trường hợp nặng, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần tử cung bị sa xuống hoặc toàn bộ tử cung. Ngoài ra nếu bất kỳ cơ quan nào như âm đạo bàng quang, trực tràng bị tử cung kéo xuống cũng đều có thể được phẫu thuật xử lý cùng lúc. Việc cắt bỏ tử cung nghĩa là phụ nữ sẽ không còn khả năng mang thai, không thể có con sau này.

Phẫu thuật điều trị sa tử cung
Phẫu thuật treo tử cung: cách này nhằm mục đích cải thiện và nâng cao khả năng nâng đỡ của tử cung. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ y tế là một mảnh ghép tổng hợp có thể tồn tại bên trong cơ thể suốt đời để làm nhiệm vụ nâng đỡ tử cung thay thế cho những khối cơ, dây chằng đã bị giãn và hư hại. Kỹ thuật này hiện nay đang được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới trong điều trị chứng sa tử cung.
Phương pháp không phẫu thuật
Bài tập cơ sàn chậu hay Kegel: thường được áp dụng trong những trường hợp sa tử cung còn nhẹ, giúp tăng cường sức mạnh của các cơ nâng đỡ tử cung. Bài tập này được thực hiện đơn giản tại nhà, chỉ cần siết cơ vùng chậu như khi nhịn đi tiểu và giữ chặt trong vài giây, lặp lại 10 lần và cứ thực hiện mỗi ngày 4-6 lần như vậy sẽ cải thiện chứng sa tử cung.
Đặt vòng hỗ trợ nâng đỡ tử cung: đây là một dạng dụng cụ y khoa được đặt vào bên trong âm đạo nữ nhằm giữ cho tử cung không bị sa xuống. Tùy vào nhu cầu của mỗi phụ nữ mà có thể lựa chọn phương pháp sử dụng tạm thời hoặc vĩnh viễn. Sau khi thăm khám kỹ lưỡng sàn chậu của người bệnh để tìm ra loại vòng có kích thước phù hợp thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách để đặt vòng và quá trình tháo lắp, vệ sinh sau khi sử dụng.
Thắc mắc “Sa tử cung là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm ở phụ nữ” đã được bài viết giải đáp cụ thể hy vọng giúp cho người chị em phụ nữ và bạn đọc có nhiều thông tin hữu ích về bệnh. Nếu có dấu hiệu hoặc nghi ngờ bản thân có tình trạng tử cung bị sa xuống thì hãy đến ngay Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị Đà Nẵng để được bác sĩ kiểm tra thăm khám kỹ càng và điều trị bệnh.
Hoặc còn thắc mắc sa tử cung là gì khác gọi ngay Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc bấm vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn sa tử cung là gì nhé.