Mục Lục
- 1 Rối loạn kinh nguyệt là gì?
- 2 Dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt
- 3 Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
- 4 Các dạng rối loạn kinh nguyệt phổ biến hiện nay
- 5 Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
- 6 Phương pháp chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt
- 7 Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt
- 8 Cách phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt
Các biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt thường xuất hiện ở nhiều phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi khác nhau. Tình trạng này không chỉ tác động đến tâm lý và cuộc sống hàng ngày của chị em phụ nữ mà còn có thể mang đến nhiều rủi ro cho sức khỏe cũng như khả năng sinh sản trong tương lai nếu kéo dài mà không kịp thời điều trị. Để tìm hiểu thêm về tình trạng này, cũng theo dõi các thông tin quan trọng được các chuyên gia chia sẻ qua bài viết bên dưới.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên ở phụ nữ, trong đó lớp niêm mạc tử cung sẽ bị bong tróc và được loại bỏ khỏi cơ thể phụ nữ qua âm đạo tạo thành hiện tượng hành kinh hàng tháng. Thường thì chị em phụ nữ sẽ có kinh nguyệt bắt đầu ở độ tuổi trung bình khoảng 12 tuổi, nhưng vài trường hợp cũng có thể xảy ra sớm hơn ở khoảng 8 tuổi hoặc trễ hơn ở khoảng 16 tuổi.
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường trung bình sẽ kéo dài từ 28 – 32 ngày, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp có thể có chu kỳ ngắn hơn (khoảng 24 ngày) hoặc dài hơn (khoảng 38 ngày), những trường hợp này vẫn được xem là chu kỳ bình thường. Thời gian hành kinh có sự thay đổi ở từng người, nhưng thường kéo dài trong khoảng từ 3-5 ngày, kèm theo đó là lượng máu xuất ra trong mỗi chu kỳ kinh thường nằm trong khoảng từ 50-150ml.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Tuy nhiên, nếu chu kỳ kinh diễn ra ngắn hoặc dài hơn kỳ kinh nguyệt bình thường, trở nên thất thường khó dự đoán hoặc mất kinh trong thời gian dài,… kèm theo đó là lượng máu kinh đột nhiên ra ít hoặc nhiều hơn bình thường thì đây được gọi là tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Khi kinh nguyệt có dấu hiệu bị rối loạn, thay đổi thất thường thì đây có thể đây là do bệnh lý liên quan đến nội tiết hoặc sự thay đổi hormone gây ra. Vì vậy, chị em phụ nữ nên thực hiện kiểm tra thăm khám sớm khi có dấu hiệu bất thường để tìm ra nguyên nhân, từ đó có thể can thiệp xử lý kịp thời để bảo vệ sức khỏe và khả năng sinh sản của bản thân.
Dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt
Chu kỳ kinh thay đổi
Khi các chị em phụ nữ đang có chu kỳ kinh ổn định hàng tháng, đột nhiên chu kỳ hiện tại dài hơn hoặc ngắn hơn so với bình thường. thậm chí trong một số trường hợp, còn không có kinh trong thời gian dài. Khi không có kinh nguyệt từ 6 tháng trở lên thì sẽ được xem như là bị vô kinh.
Lượng máu kinh thay đổi
Nếu lượng máu kinh ra nhiều hơn hoặc ít hơn so với bình thường thì đây được xem là một dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt. Lượng máu mất đi sau mỗi kỳ hành kinh thường nằm trong khoảng từ 50 – 150ml trung bình. Do đó, nếu phụ nữ chỉ xuất kinh trong vòng 2 ngày và lượng máu mất ít hơn 20ml thì gọi là tình trạng thiểu kinh. Ngược lại, cường kinh là hiện tượng lượng máu kinh nhiều hơn bình thường trên 20ml. Nếu chị em có số ngày hành kinh lớn 7 ngày thì được gọi là rong kinh.

Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt
Màu sắc máu kinh khác thường
Khi phụ nữ có tình trạng rối loạn kinh nguyệt, máu kinh thường có thể xuất hiện dưới dạng màu đỏ tươi hoặc màu hồng nhạt, kèm theo mùi hơi tanh có thể chứa cục máu đông.
Dấu hiệu khác
Phụ nữ có thể trải qua một số triệu chứng không bình thường khi đến chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm tình trạng đau bụng dữ dội và liên tục, đau lưng lan xuống đùi và bụng, đau hông, sưng tức ngực, cảm giác buồn nôn, dễ thay đổi cảm xcus, xuất hiện hiện tượng thống kinh,…
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Thay đổi nội tiết tố
Tình trạng mất cân bằng nội tiết trong cơ thể phụ nữ có thể xảy ra tại một số giai đoạn quan trọng trong cuộc đời, bao gồm khi chị em bước vào giai đoạn dậy thì, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh và mãn kinh.
- Dậy thì: Khi bước vào giai đoạn dậy thì, cơ thể phụ nữ phải trải qua một quá trình thay đổi kéo dài nhiều năm để điều chỉnh nồng độ hormone nội tiết Estrogen và Progesterone trong cơ thể. Do đó, rối loạn kinh nguyệt dễ xảy ra trong giai đoạn dậy thì này.
- Mang thai và cho con bú: Trong suốt thời kỳ mang thai và thậm chí trong giai đoạn cho con bú trong 6 tháng đầu, phụ nữ thường không có chu kỳ kinh nguyệt do hormone thai kỳ và hormone kích thích tiết sữa mẹ ảnh hưởng đến các hormone nội tiết khác trong cơ thể.
- Tiền mãn kinh và mãn kinh: Khi buồng trứng suy giảm chức năng và không còn hiện tượng rụng trứng xảy ra do lượng hormone trong cơ thể ít dần, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ trải qua tình trạng kinh nguyệt giảm dần cho đến khi mất hẳn. Giai đoạn mãn kinh được xác định khi kinh nguyệt không xuất hiện trong ít nhất 1 năm.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Nguyên nhân bệnh lý
- Các tình trạng thai kỳ không bình thường, chẳng hạn như thai ngoài tử cung và tình trạng đe dọa sảy thai,…
- Các vấn đề phụ khoa như polyp tử cung, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, sự tăng trưởng quá mức của niêm mạc tử cung và ung thư cổ tử cung,…
- Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm nhiễm đường sinh dục, viêm vùng chậu và viêm niêm mạc tử cung…
- Các bệnh khác như đái tháo đường, u giáp, cường giáp và bệnh về tuyến yên,…
Yếu tố bên ngoài
Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể xảy ra khi có sự thay đổi trong các thói quen hàng ngày liên quan đến chế độ ăn uống, hoạt động thể dục và sinh hoạt hằng ngày, cụ thể gồm:
- Chế độ ăn uống: Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày, thiếu hụt dưỡng chất, giảm cân hoặc tăng cân đột ngột có thể dẫn đến kinh nguyệt rối loạn.
- Hoạt động thể dục và thể thao: Tập luyện, làm việc quá sức hoặc tham gia vào hoạt động thể thao cường độ có thể kéo dài thời gian của chu kỳ kinh nguyệt và làm tăng lượng máu kinh xuất ra.
- Sử dụng các loại thuốc: Việc sử dụng thuốc tránh thai, thuốc điều trị bệnh đái tháo đường hoặc thuốc cao huyết áp,… cũng có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt do tác dụng phụ từ các loại thuốc này.
Các dạng rối loạn kinh nguyệt phổ biến hiện nay
Rong kinh
Nếu tình trạng chảy máu kinh nguyệt nặng, kéo dài gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và công việc thì được gọi là rong kinh. Tình trạng này khiến cho chị em phụ nữ mất một lượng máu lớn (tăng gấp nhiều lần so với lượng máu kinh bình thường trong mỗi chu kỳ kinh) hoặc chị em cần phải thay băng vệ sinh mỗi giờ thay vì 3-4 lần mỗi ngày thì đều là biểu hiện rong kinh nghiêm trọng. Điều này khiến phụ nữ có thể buộc phải tạm dừng các hoạt động hàng ngày và công việc chỉ để xử lý khắc phục lượng máu kinh nguyệt ra quá nhiều.
Hiện tượng rong kinh có thể xảy ra ở nhiều giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của phụ nữ, nó có thể xảy ra vào những năm đầu tiên khi chị em bắt đầu xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong giai đoạn từ 40-50 tuổi khi phụ nữ tiến vào giai đoạn tiền mãn kinh. Tuy nhiên, rong kinh còn xuất phát từ nhiều yếu tố khác như:
- Mất cân bằng nồng độ hormone nội tiết tố trong cơ thể
- Viêm nhiễm khu vực cổ tử cung hoặc tử cung
- U xơ tử cung làm thay đổi kích thước và dạng của tử cung
- Tác dụng phụ không mong muốn khi đặt vòng tránh thai ở tử cung
- Suy giáp bởi tuyến giáp hoạt động yếu kém
- Thay đổi trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc tập luyện thể dục thể thao cường độ cao

Các dạng rối loạn kinh nguyệt phổ biến
Vô kinh
Một số phụ nữ lại gặp phải tình trạng chu kỳ kinh nguyệt được gọi là vô kinh hoặc mất kinh. Tình trạng vô kinh được xem là hiện tượng sinh lý bình thường trong trường hợp chị em phụ nữ trước tuổi dậy thì, khi mang thai và sau khi đã mãn kinh. Tuy nhiên, nếu một phụ nữ không có chu kỳ kinh hàng tháng và không thuộc vào ba nhóm trường hợp nêu trên thì nên thăm khám ngay để được tư vấn và đề xuất giải pháp can thiệp điều trị phù hợp từ bác sĩ. Tình trạng vô kinh hay mất kinh được phân thành 2 loại gồm:
- Vô kinh nguyên phát: Đây là trường hợp khi phụ nữ đã qua tuổi 16 nhưng vẫn chưa có chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ các sự bất thường trong hệ thống nội tiết, vấn đề ở buồng trứng, vùng dưới đồi hoặc các biến đổi trong gen di truyền.
- Vô kinh thứ phát: Trong trường hợp này, phụ nữ đã có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn nhưng đột ngột mất kinh trong ít nhất 3 tháng hoặc thậm chí lâu hơn. Nguyên nhân có thể liên quan đến rối loạn hormone trong cơ thể, vấn đề liên quan đến tuyến yên, tuyến giáp, bệnh u nang buồng trứng hoặc có thể là kết quả của phuong pháp phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng.
Đau bụng kinh
Hầu hết chị em phụ nữ nào cũng đã từng trải qua cơn đau bụng kinh khó chịu trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt tại một thời điểm nào đó. Thông thường thì triệu chứng đau bụng kinh này chỉ diễn ra nhẹ nhàng và ít gây ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt khác. Tuy nhiên, nếu cơn đau đớn kéo dài và trở nên nghiêm trọng (được gọi là thống kinh) thì chị em nên tới gặp bác sĩ để trao đổi và nhận được sự chăm sóc sức khỏe thích hợp.
Các cơn đau bụng kinh nguyệt thường xuất phát từ sự co bóp của tử cung dưới tác động của Prostaglandin – một chất tương tự hormone được sản xuất bởi niêm mạc tử cung và lưu thông trong máu. Khi bị thống kinh, phụ nữ có thể trải qua các triệu chứng đau bụng dữ dội, thậm chí là tiêu chảy hoặc ngất xỉu. Một vài trường hợp có thể trở nên mệt mỏi và ra nhiều mồ hôi bởi vì Prostaglandin gia tăng sự co bóp tử cung cũng làm giãn mạch máu, giảm áp lực máu và gây ra tình trạng chóng mặt.
Hội chứng tiền kinh nguyệt
Triệu chứng tiền kinh nguyệt thường xuất hiện khoảng từ 5-7 ngày trước khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu và biến mất ngay khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu hoặc vài ngày sau đó. Có phụ nữ phải trải qua một loạt các triệu chứng về cả về thể chất và cảm xúc, trong khi một số khác có thể ít triệu chứng hoặc thậm chí không có triệu chứng gì xảy ra. Tuy vậy thì theo thống kê có khoảng 30-40% phụ nữ có thể trải qua các triệu chứng tiền kinh nguyệt nặng, ảnh hưởng đến công việc và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Các triệu chứng tiền kinh nguyệt mà các chị em có thể gặp phải như đầy hơi chướng bụng, khó tiêu, căng tức vùng ngực, táo bón, đau nhức đầu, chóng mặt, dễ tức giận và cáu gắt, tâm trạng thường xuyên thay đổi, khó tập trung, căng thẳng và lo lắng,…
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) xuất hiện là do sự tăng và giảm nồng độ Estrogen và Progesterone trong cơ thể, từ đó tác động đến các chất có trong não như Serotonin – một chất có khả năng ảnh hưởng mạnh đến tâm trạng và cảm xúc.
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) là biểu hiện nghiêm trọng nhất của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Khoảng 3-8% phụ nữ có thể trải qua các triệu chứng của PMDD, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của họ.
Các triệu chứng phổ biến dễ nhận thấy nhất của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt bao gồm cảm xúc dễ bị tác động, trở nên cáu gắt, lo lắng và biến đổi tâm trạng liên tục. Phụ nữ có tiền sử liên quan đến chứng trầm cảm, trầm cảm sau khi sinh hoặc rối loạn cảm xúc sẽ có nguy cơ cao mắc rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt so với những phụ nữ khác.
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Các chuyên gia cho biết rối loạn kinh nguyệt có thể mang nhiều nguy hiểm nếu nó là biểu hiện của các vấn đề về sức khỏe hoặc bệnh lý gây ra. Đặc biệt nó còn có thể dẫn đến nhiều nguy cơ như:

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
– Thiếu máu: Tình trạng rong kinh hoặc kinh nguyệt kéo dài có thể khiến cơ thể phụ nữ bị mất nhiều máu, thiếu máu nghiêm trọng. Các triệu chứng thiếu máu lúc này có thể dễ dàng nhận biết như da xanh xao, thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, hơi thở nhanh, nhịp tim không đều,… Nguy hiểm hơn, thiếu máu nặng có thể đe dọa tính mạng của người phụ nữ.
– Tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa: Khi kinh nguyệt kéo dài không chỉ gây khó khăn trong các hoạt động hàng ngày mà còn tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây hại xâm nhập và tấn công, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm tử cung và viêm buồng trứng.
– Giảm khả năng mang thai: Chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn do chức năng buồng trứng bị ảnh hưởng hoặc suy giảm có thể gây khó khăn cho phụ nữ trong việc thụ thai và mang thai.
– Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Chu kỳ kinh nguyệt bị bất thường, kéo dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý của phụ nữ, gây ảnh hưởng lớn hoạt động quan hệ tình dục. Nếu chị em cố tình quan hệ tình dục khi đang xảy ra kinh nguyệt thì có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa.
– Ảnh hưởng làn da: Bởi hai hormone Estrogen và Progesterone đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và nhan sắc của phụ nữ. Tình trạng rối loạn hormone có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ đẹp tự nhiên của các chị em, khiến cho làn da không còn mịn màng, dễ nổi mụn và làm tâm trạng dễ cáu gắt, nóng nảy,…
– Dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa: Một số trường hợp rối loạn kinh nguyệt có thể là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa, chẳng hạn như u xơ tử cung, u nang buồng trứng… Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hoặc chèn ép lên các cơ quan xung quanh.
Bên cạnh đó, tình trạng rối loạn kinh nguyệt cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung… đây đều là các bệnh lý nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng của phụ nữ nếu không được điều trị kịp thời.
Phương pháp chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt
Để có thể chẩn đoán nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, bác sĩ sẽ tiến hành quy trình thăm khám và đánh giá sức khỏe toàn diện của bệnh nhân, bao gồm thu thập thông tin về tiền sử bệnh lý và triệu chứng liên quan, thăm khám phụ khoa và thực hiện xét nghiệm PAP nếu cần thiết. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người, bác sĩ có thể tiến hành thực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung như:
- Xét nghiệm máu: Để kiểm tra các chỉ số quan trọng của máu như hồng cầu và sự hiện diện của các hormone nội tiết.
- Xét nghiệm nội tiết tố: Để đánh giá sự cân bằng lượng hormone nội tiết trong cơ thể.
- Siêu âm: Để xem xét sự tồn tại của bất kỳ dấu hiệu bất thường nào có trong tử cung hoặc buồng trứng.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Được thực hiện để đánh giá chi tiết hơn về cơ quan nội tiết bên trong.
- Nội soi buồng tử cung: Sử dụng để kiểm tra khu vực tử cung và buồng trứng.
- Sinh thiết nội mạc tử cung: Nếu cần thiết, để xác định các biểu hiện bất thường liên quan đến ung thư.
- Nội soi ổ bụng: Được thực hiện trong một số trường hợp để xem xét cơ quan ổ bụng.
Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt
Đối với các tình trạng kinh nguyệt thất thường và rối loạn do các yếu tố sinh lý, thói quen ăn uống sinh hoạt chưa tốt,… thì bác sĩ sẽ khuyến khích chị em nên để cơ thể tự điều chỉnh lại chu kỳ kinh nguyệt bằng cách thay đổi lối sống, ăn uống, sau đó mới xem xét khả năng áp dụng liệu pháp nội khoa hoặc ngoại khoa khi cần thiết.

Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt
– Thay đổi lối sống: Chị em nên xây dựng một chế độ ăn uống dinh dưỡng đảm bảo khoa học và lành mạnh, đồng thời hạn chế tiêu thụ muối, caffeine, đường cũng như không uống rượu bia trước kỳ kinh. Điều này giúp ngăn ngừa các triệu chứng tiền kinh nguyệt xảy ra.
– Điều trị nội khoa: Một số loại thuốc có thể được kê đơn để giúp giảm cơn đau kinh, điều hòa chu kỳ kinh và điều trị tình trạng vô kinh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên khoa, chị em không nên tự ý sử dụng thuốc vì có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng.
– Điều trị ngoại khoa: Thường được áp dụng theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt (chủ yếu liên quan đến các bệnh lý).
Cách phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt
- Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học và cân đối, kèm theo việc tập luyện thể dục và thể thao đều đặn nhưng không nên quá sức.
- Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi hợp lý và có giấc ngủ đầy đủ, không nên thức khuya.
- Tránh tình trạng căng thẳng và lo âu kéo dài bằng cách thực hiện các phương pháp thư giãn và cân bằng cảm xúc.
- Duy trì vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là trong những ngày hành kinh. Thay băng vệ sinh sau mỗi 4 giờ hoặc có thể ngắn hơn nếu kinh nguyệt ra nhiều để đảm bảo vệ sinh và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp và an toàn (nếu nguyên nhân khiến kinh nguyệt thất thường do biện pháp tránh thai đang sử dụng).
- Phụ nữ nên thực hiện kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ, tối thiểu là mỗi 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe được quan tâm và kiểm soát hiệu quả.
Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Đà Nẵng là một trong những địa chỉ khám sức khỏe sản phụ khoa uy tín với chất lượng chuyên môn rất cao. Tại đây có đội ngũ bác sĩ với chuyên môn giỏi, cơ sở vật chất hiện đại tiên tiến sẽ có thể hỗ trợ đầy đủ từ các các dịch vụ khám đến dịch vụ điều trị chuyên sâu, đảm bảo quy trình thăm khám điều trị tốt nhất dành cho từng bệnh nhân.
Với những chia sẻ về tình trạng “Toàn bộ những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt” trong bài viết trên, hy vọng phòng khám đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Nếu chị em nhận thấy bản thân có những triệu chứng kinh nguyệt thất thường thì nên thăm khám càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng này kéo dài và gây nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản trong tương lai. Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 039 957 5631 hoặc khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.