Chế độ ăn uống dựa trên các cơ sở khoa học thực tiễn với đầy đủ thành phần dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một chu kỳ kinh ổn định cũng như hạn chế tình trạng rối loạn thất thường xảy ra. Hãy cùng theo dõi bài viết sau với những thông tin liên quan được chia sẻ từ các chuyên gia về câu hỏi được nhiều chị em quan tâm “Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì và không nên ăn gì?”.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Yếu tố nào gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ?

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên của cơ thể phụ nữ, nhưng có rất nhiều yếu tố khác nhau có thể tác động và dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, cụ thể gồm:

– Mất cân bằng nội tiết tố: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra sự rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt và các thay đổi bất thường liên quan. Các hormone nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chu kỳ kinh hàng tháng. Tuy nhiên, cơ chế sản xuất và cân bằng hormone trong cơ thể rất phức tạp, chịu nhiều ảnh hưởng liên quan đến hoạt động của các cơ quan buồng trứng, tuyến yên và vùng dưới đồi. Vì vậy, chỉ cần một trong ba cơ quan trên có vấn đề bất thường xảy ra thì sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Yếu tố gây nên rối loạn kinh nguyệt

Yếu tố gây nên rối loạn kinh nguyệt

– Stress: Stress là một trong những nguyên nhân phổ biến gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Khi cơ thể chị em chịu sự căng thẳng, lo lắng hoặc stress kéo dài, nó sẽ sản xuất các hormone cortisol và adrenaline, dẫn đến sự thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, việc ổn định và cân bằng cảm xúc tinh thần đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều tiết nội tiết tố và duy trì chu kỳ kinh nguyệt ổn định của phụ nữ.

– Chế độ ăn uống không khoa học: Rất nhiều phụ nữ đã và đang áp dụng các phương pháp ăn kiêng không khoa học, thiếu cân đối chất dinh dưỡng cần thiết, điều này có thể khiến cho việc sản xuất hormone estrogen trong cơ thể bị giảm mạnh, từ đó gây ra sự rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, những phụ nữ thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích cũng có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề không ổn định trong chu kỳ kinh.

– Bệnh lý: Các rối loạn sản xuất hormone nội tiết cũng có thể gây ra sự thất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Những bệnh lý liên quan đến tình trạng này thường là bệnh tuyến yên hoặc hội chứng buồng trứng đa nang có thể tác động đến quá trình sản xuất hormone trong cơ thể và dẫn đến kinh nguyệt rối loạn.

– Tuổi tác: Tuổi tác tăng cao cũng có thể dẫn đến sự rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Khi phụ nữ bước sang giai đoạn mãn kinh, quá trình sản xuất hormone nội tiết tố nữ estrogen sẽ giảm dần. Điều này khiến kinh nguyệt bị rối loạn thất thường và kéo theo sự xuất hiện các triệu chứng khác như đau đầu, khô âm đạo, rụng tóc, suy giảm ham muốn tình dục,…

– Yếu tố khác: Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc điều trị tiểu đường, huyết áp và ung thư,… cũng có khả năng gây rối loạn bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, việc thiếu hoạt động thể chất lành mạnh và thường xuyên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì?

Thực phẩm giàu Omega-3

Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì? Thực phẩm giàu Omega-3

Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì? Thực phẩm giàu Omega-3

Omega-3 là một dạng axit béo quan trọng cho sự phát triển và duy trì hoạt động của cơ thể, giúp điều chỉnh tuần hoàn máu cũng như cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ. Bổ sung Omega-3 còn cung cấp nguồn protein tự nhiên, chị em có thể bổ sung thông qua việc tiêu thụ thực phẩm như cá hồi, hạt lanh, hạt chia, rau cải xanh, dầu ô liu,… để có thể hỗ trợ giúp giảm đau bụng kinh và các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt liên quan.

Thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất

Các loại vitamin và khoáng chất đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và quá trình phát triển của cơ thể. Để cải thiện sức khỏe, sức đề kháng cũng như giảm thiểu tình trạng căng thẳng và các triệu chứng kinh nguyệt rối loạn thì chị em phụ nữ có thể bổ sung thông qua các nguồn thực phẩm tự nhiên như trái cây tươi, rau củ, thịt gia cầm, hải sản, ngũ cốc và các loại đậu,…

Ngải cứu

Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì? Lá ngải cứu

Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì? Lá ngải cứu

Ngải cứu từ lâu đã là một loại thảo dược được sử dụng trong các bài thuốc Đông y với khả năng cải thiện hiệu quả các vấn đề liên quan đến chứng rối loạn kinh nguyệt. Với đặc tính ấm và vị đắng nhẹ, ngải cứu không chỉ giúp làm giảm viêm và cơn đau bụng kinh khó chịu mà còn có khả năng điều trị nhiều vấn đề liên quan đến viêm nhiễm phụ khoa.

Mướp đắng

Mướp đắng (còn được gọi là khổ qua) có khả năng kích thích tử cung co bóp tử cung và giúp quá trình hành kinh diễn ra mạnh hơn nhằm loại bỏ toàn bộ máu kinh bị ứ đọng bên trong. Chính vì vậy, mướp đắng thường được khuyến nghị sử dụng cho các chị em phụ nữ gặp vấn đề tắc kinh hoặc có kinh nguyệt ra ít. Ngoài ra, nó cũng mang lại lợi ích khác như tăng cường sức đề kháng, giảm viêm nhiễm phụ khoa, giúp kiểm soát mỡ máu và đường huyết.

Gừng

Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì? Gừng

Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì? Gừng

Gừng được xem như một nguyên liệu tự nhiên mang lại nhiều hiệu quả trong việc điều trị rối loạn kinh nguyệt ngay tại nhà. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng gừng có thể hỗ trợ giảm lượng máu kinh xuất ra và giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả. Vì thế, các chị em có thể uống nước gừng ấm trong 7 ngày trước khi hành kinh để cải thiện tâm trạng, sức khỏe cũng như các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Quế

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra nhiều tác dụng của quế trong việc hỗ trợ điều trị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt cũng như điều hòa giúp kinh nguyệt diễn ra ổn định hơn. Quế cũng được coi là một phương pháp điều trị hiệu quả cho phụ nữ gặp vấn đề hội chứng buồng trứng đa nang, đồng thời có khả năng giảm đau bụng kinh và lượng máu kinh xuất ra trong một chu kỳ.

Dứa

Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì? Dứa

Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì? Dứa

Dứa là một loại trái cây có khả năng hỗ trợ các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt. Một trong những thành phần trong dứa được tìm thấy chính là bromelain – loại enzyme có khả năng làm mềm niêm mạc tử cung và giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Bromelain cũng có tính chất chống viêm và giảm đau bụng kinh, điều này mang lại nhiều lợi ích cho các trường hợp phụ nữ có tình trạng kinh nguyệt không đều.

Giấm táo

Một trong những nguyên liệu có khả năng cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều mà ít ai biết đến đó chính là giấm táo. Dựa trên kết quả của một nghiên cứu được công bố vào năm 2013, việc uống 15ml giấm táo hàng ngày được cho là có thể cải thiện chu kỳ rụng trứng ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Giấm táo cũng có khả năng giúp giảm cân hiệu quả, hạ nồng độ đường trong máu và giảm hàm lượng insulin một cách đáng kể.

Thực phẩm giàu chất xơ và nước

Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì? Thực phẩm giàu chất xơ

Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì? Thực phẩm giàu chất xơ

Chị em phụ nữ có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, như rau xanh sậm màu, trái cây tươi, các loại đậu hạt và ngũ cốc nguyên hạt,… sẽ có thể giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và thanh nhiệt cho cơ thể. Điều này cũng giúp giảm bớt phần nào các triệu chứng kinh nguyệt khó chịu.

Bên cạnh đó, duy trì bổ sung nước hoặc các loại nước ép hoa quả cho cơ thể là điều quan trọng giúp làm giảm tình trạng khô họng, giảm cảm giác mệt mỏi, bổ sung dưỡng chất và cải thiện tâm trạng trong thời kỳ kinh nguyệt.

Không nên ăn gì để làm tránh kinh nguyệt thêm rối loạn

– Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm hoặc sản phẩm chứa nhiều caffeine (trà, cà phê) vì chúng có thể gia tăng các cơn co thắt tử cung, làm tình trạng đau bụng kinh trở nên nặng hơn và kéo dài chu kỳ kinh nguyệt.

– Nên tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều hàm lượng muối, chất béo và dầu mỡ như thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn,… vì chúng có thể dẫn đến tình trạng tích nước trong cơ thể, gây đau bụng khó chịu, cảm giác đầy hơi và khó tiêu trong những ngày hành kinh.

– Nên tránh ăn các thực phẩm có tính hàn như các loại hải sản, nước hoặc thực phẩm lạnh,… vì chúng có thể kích thích quá trình đông máu và làm cản trở sự lưu thông máu kinh ra ngoài và khiến cơn đau bụng kinh nặng hơn.

– Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, khoai tây chiên, mì ăn liền,… vì chúng chứa nhiều chất béo không tốt có thể gây rối loạn nội tiết. Ngoài ra, các loại thức ăn nhanh này còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và liên quan đến sự hình thành của các tế bào ung thư.

Những khuyến cáo ở trên chỉ có thể hỗ trợ nếu tình trạng rối loạn là do yếu tố sinh lý, còn đối với yếu tố bệnh lý thì cần thực hiện các phương pháp điều trị phù hợp. Vì vậy, nếu chị em phát hiện bất kỳ triệu chứng nào không bình thường liên quan đến kinh nguyệt như chậm kinh hơn 3 tháng, mất kinh đột ngột, lượng máu kinh ra ít hoặc nhiều hơn bình thường, kinh kéo dài hơn 7 ngày, vón cục có mùi hôi,… thì nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Đà Nẵng để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe cụ thể hơn.

Với những chia sẻ “Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì và không nên ăn gì?”  trong bài viết trên, hy vọng rằng chúng tôi đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Điều quan trọng mà chị em phụ nữ cần ghi nhớ kỹ đó chính là sớm nhận biết bản thân có những triệu chứng kinh nguyệt bất thường và đi thăm khám càng sớm càng tốt để tránh để tình trạng này kéo dài gây nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chức năng sinh sản sau này. 

Nếu chị em phụ nữ đang có những biểu hiện bất thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< hoặc Hotline: 039 957 5631 này để được hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.