Mục Lục
Bị rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai là một trong những tác dụng phụ không mong muốn mà các chị em phụ nữ thường xuyên gặp phải. Tuy vậy, tình trạng này xảy ra vẫn khiến cho các chị em lo lắng và băn khoăn. Hiểu được mối bận tâm này, bài viết dưới đây từ các chuyên gia sẽ giải đáp tình trạng rối loạn kinh nguyệt trong trường hợp này cụ thể hơn, bạn đọc quan tâm hãy cùng theo dõi nhé.

Tác dụng của que tránh thai giúp ngừa thai như thế nào?
Trong thời gian gần đây, việc thực hiện cấy que tránh thai đang dần trở thành một trong những phương pháp tránh thai hiện đại thay thế cho những phương pháp tránh thai truyền thống trước kia như sử dụng thuốc tránh thai hoặc đặt vòng tránh thai.
Phương pháp cấy que tránh thai mang lại hiệu quả ngừa thai cao, dễ dàng sử dụng mà không gây ra các khó khăn như cần phải sử dụng liên tục hoặc ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục của phụ nữ. Điều này là bởi vì que tránh thai được cấy trực tiếp vào vùng da dưới cánh tay của các chị em và có thể duy trì tác dụng ngừa thai lên đến hơn 5 năm.

Tác dụng của que tránh thai giúp ngừa thai như thế nào?
Sau khi được cấy vào vùng da dưới cánh tay, que tránh thai sẽ tiết ra hormone progesterone tổng hợp dần dần, tác động trực tiếp đến quá trình rụng trứng, đồng thời tạo ra một lớp màng nhầy xung quanh cổ tử cung, qua đó ngăn chặn tinh trùng xâm nhập sâu vào bên trong để gặp trứng thụ tinh.
Với nhiều ưu điểm trên cùng với hiệu quả phòng tránh thai cao (lên đến 99%) và khả năng sử dụng cho cả phụ nữ sau khi sinh hoặc trong giai đoạn cho con bú, phương pháp cấy que tránh thai đã trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều chị em phụ nữ hiện nay.
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai là gì?
Thực tế chứng minh rằng có khoảng 40% trường hợp phụ nữ có thể xuất hiện tình trạng không có kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt ra ít, khoảng 15% phụ nữ có thể gặp tình trạng ra máu kinh nhiều hoặc bị rong kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai. Các biểu hiện liên quan đến kinh nguyệt trên thường xuất hiện trong 6 tháng đầu khi vừa thực hiện cấy que tránh thai, điều này cho thấy rằng tình trạng rối loạn kinh nguyệt là một trong những tác dụng phụ của biện pháp tránh thai này.
Vì vậy, các chuyên gia cho biết tình trạng rối loạn kinh nguyệt khi sử dụng que tránh thai là điều bình thường, có thể ổn định trở lại sau một khoảng thời gian ngắn. Rối loạn kinh nguyệt có thể gây tác động khác nhau ở mỗi người, điều này là bởi nó phụ thuộc vào việc cơ thể phụ nữ phản ứng khác nhau với lượng hormone có trong que tránh thai (nếu lượng hormone ít thì tác động đến chu kỳ kinh ít, ngược lại lượng hormone nhiều sẽ tác động đến chu kỳ kinh nhiều hơn).

Rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai
Thời gian bị rối loạn kinh nguyệt do cấy que tránh thai phụ thuộc vào tình trạng cơ địa của từng người. Có trường hợp sau khi cấy que tránh thai, một số người có thể gặp tình trạng rối loạn kéo dài trong một đến hai tháng, hoặc thậm chí nhiều trường hợp còn diễn ra lâu hơn. Một số phụ nữ còn có thể gặp phải tình trạng mất kinh (vô kinh) sau khi cấy que tránh thai, tuy nhiên kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường sau đó một khoảng thời gian.
Nhưng các chị em cần lưu ý: Nếu sau 3 tháng sử dụng que tránh thai mà kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện, chị em phụ nữ nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và khắc phục, đảm bảo sức khỏe không có vấn đề bất thường nào xảy ra. Ngoài ra, chị em có thể xảy ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt xảy ra các nguyên nhân khác như:
- Chất lượng que tránh thai không đảm bảo
- Việc thực hiện cấy que tránh thai không đúng kỹ thuật
- Thiếu việc thăm khám sàng lọc bởi bác sĩ chuyên khoa trước khi cấy que tránh thai
Rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai ảnh hưởng như thế nào?
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt khi sử dụng biện pháp cấy que tránh thai là điều phổ biến ở nhiều chị em. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt trong trường hợp này thường ảnh hưởng đến vẻ ngoài, vóc dáng và tâm trạng của phụ nữ.

Rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai ảnh hưởng như thế nào?
Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài quá lâu, nó có thể gây xáo trộn và thay đổi hàm lượng hormone nội tiết của nữ giới. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về làn da như thâm nám, da khô, da sạm màu và nổi mụn. Không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài của phụ nữ, nó còn có thể góp phần vào sự gia tăng cân nặng không kiểm soát.
Khi phụ nữ gặp phải rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt, họ sẽ gặp khó khăn trong việc tính toán chu kỳ kinh của bản thân. Thêm vào đó, sự biến đổi trong chu kỳ kinh có thể làm thay đổi thời gian hành kinh trở nên thất thường khó dự đoán, bên cạnh đó là sự thay đổi về lượng máu kinh nhiều ít khác nhau. Việc này có thể khiến chị em phụ nữ xấu hổ tự ti và tác động đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của họ.
Hơn nữa, tình trạng rối loạn kinh nguyệt cũng dẫn đến cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, khó chịu, tính tình dễ bị cáu gắt, căng thẳng, kèm theo các triệu chứng đau lưng, đau đầu, buồn nôn,… Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt cũng làm suy giảm ham muốn tình dục của các chị em, lâu dần ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ gia đình và hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai?
Để giảm thiểu cũng như khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai, chị em có thể thực hiện theo các hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa, cụ thể như:
+ Đầu tiên là tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa phụ sản đáng tin cậy để tiến hành thăm khám, kiểm tra và nhận tư vấn cụ thể về phương pháp điều trị thích hợp nhất.
+ Khi đã được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc, chị em cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Đồng thời tái khám theo đúng lịch trình bác sĩ đã đề ra để theo dõi tình trạng sức khỏe và tiến triển của quá trình điều trị.
+ Nếu trong quá trình tái khám mà tình trạng rối loạn kinh nguyệt vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm đi thì chị em cần xem xét việc sử dụng các phương pháp tránh thai khác để ngăn chặn việc mang thai ngoài ý muốn.
+ Ngoài việc tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ, phụ nữ cũng cần duy trì tâm trạng thoải mái, tích cực và thiết lập chế độ ăn uống cân đối khoa học, hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồng thời thực hiện các hoạt động thể chất phù hợp và lành mạnh để hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra hiệu quả – nhanh chóng hơn.
Nếu chị em có nhu cầu điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai như cấy que, đặt vòng,… thì hãy tìm đến địa chỉ uy tín sau Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị Đà Nẵng để được các bác sĩ nhiều kinh nghiệm chuyên môn tại đây kiểm tra và tư vấn cụ thể, qua đó mang lại hiệu quả và an toàn khi thực hiện, đồng thời giảm thiểu nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bản thân.
Mong là bài viết “Bị rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai có sao không?” đã giải đáp được nhiều vấn đề quan trọng đến với bạn đọc và chị em quan tâm theo dõi. Nếu cần thêm tư vấn hoặc hỗ trợ y tế liên quan thì xin hãy nhanh chóng gọi đến đường dây nóng Hotline: 039 957 5631 hoặc nhắn tin ngay lập tức vào khung bên: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để nhận hỗ trợ miễn phí, đồng thời lên lịch thăm khám – điều trị nhanh chóng cho bạn.