Sớm điều trị bệnh trĩ không chỉ tránh được các triệu chứng khó chịu của bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống mà còn hạn chế được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bài viết sau sẽ giúp người bệnh tìm hiểu thêm về việc thăm khám điều trị bệnh trĩ qua chuyên mục giải đáp “Quy trình khám trĩ như thế nào? Một số lưu ý khi khám trĩ”.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu: Khám trĩ là gì?

Bệnh trĩ là một tình trạng viêm nhiễm ở các mao mạch xung quanh hậu môn và trực tràng dưới, gây ra các triệu chứng như đau, ngứa, chảy máu và sưng tấy. Bệnh trĩ có thể phát triển do nhiều nguyên nhân, như táo bón, tiêu chảy, mang thai, hoặc thói quen ngồi lâu.

Khám trĩ là quá trình kiểm tra, đánh giá sức khỏe của hậu môn và trực tràng dưới bằng cách sử dụng các thiết bị y tế chuyên dụng như ống nội soi hoặc đèn pin. Để khám trĩ, các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh nhân về các triệu chứng, tiền sử bệnh, đồng thời thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu cần thiết để xác định mức độ và loại bệnh trĩ.

Khám trĩ là gì?

Khám trĩ là gì?

Mục đích của quá trình thăm khám trĩ là để chẩn đoán chính xác loại trĩ và mức độ phát triển của búi trĩ, đồng thời loại trừ các bệnh lý khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự ở khu vực trực tràng hậu môn. Việc thăm khám trĩ là rất cần thiết để có thể lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả cho từng bệnh nhân, qua đó có thể phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, hoại tử hoặc ung thư.

Bệnh nhân cần đến khám trĩ khi có các dấu hiệu như có máu lẫn trong phân, đau rát ở hậu môn, tiết dịch ẩm ướt và ngứa ngáy ở hậu môn, có cảm giác cồm cộm hoặc có khối thịt lồi ra ở hậu môn. Bệnh nhân nên chọn những phòng khám chuyên khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm để thực hiện khám trĩ và được tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp với trường hợp của bản thân.

Quy trình khám trĩ chính xác và hiệu quả

Bước 1: Thăm khám tổng quát

Đây là bước quan trọng trong quy trình khám trĩ để bác sĩ có thể hiểu rõ tình trạng của bệnh nhân và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Bệnh nhân nên chuẩn bị trước một số thông tin cần thiết như:

  – Tiền sử bệnh lý của gia đình, có người thân nào mắc bệnh trĩ hay không?

  – Nghề nghiệp, đặc điểm yêu cầu của công việc hiện tại?

  – Đã hoặc đang sử dụng loại thuốc, thực phẩm chức năng nào?

Quy trình khám trĩ - Thăm khám tổng quát

Quy trình khám trĩ – Thăm khám tổng quát

 – Thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày như thế nào? Có thường xuyên ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, quá chua hoặc quá mặn,… hay không? Việc uống nước như thế nào?

 – Có uống bia, rượu, cà phê hoặc sử dụng các thực phẩm chứa chất kích thích nào khác hay không?

 – Đã từng có tiền sử bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng như táo bón, bệnh trĩ, polyp,… hay không? Nếu từng mắc bệnh trĩ thì đã sử dụng thuốc điều trị nào và thời gian điều trị trong bao lâu?

 – Thói quen và thời gian đi đại tiện như thế nào? Có gặp phải vấn đề khó khăn khi đi đại tiện không? Số lần đi đại tiện trong ngày hoặc trong tuần?

 – Có các triệu chứng bất thường nào nghi ngờ là do bệnh trĩ gây ra hay không? Tần suất, mức độ và thời gian xuất hiện của triệu chứng trĩ? 

Người bệnh nên trả lời một cách chính xác và thành thật những câu hỏi của bác sĩ. Đừng ngại ngần hay che giấu vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và làm quá trình điều trị không đạt được hiệu quả. Nếu có thắc mắc thì người bệnh cũng có thể trao đổi cụ thể với bác sĩ để được giải đáp chính xác.

Bước 2: Kiểm tra khu vực ngoài hậu môn

Quy trình khám trĩ - Kiểm tra khu vực ngoài hậu môn

Quy trình khám trĩ – Kiểm tra khu vực ngoài hậu môn

Để khám trĩ, bác sĩ cần kiểm tra kỹ lưỡng khu vực hậu môn bên ngoài. Bằng cách này, bác sĩ có thể xác định các triệu chứng liên quan đến bệnh như sau có vết nứt kẽ ở niêm mạc hậu môn, có khối thịt màu đỏ hoặc tím sẫm (búi trĩ) lồi ra ngoài, viêm da quanh hậu môn, hậu môn tiết nhiều dịch nhầy, hậu môn bị sưng tấy hoặc có khối u hơi cứng, xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch,…

Bước 3: Khám trực tràng

Đây là bước quan trọng để bác sĩ có thể đánh giá chính xác tình trạng bệnh trĩ của người bệnh. Bệnh nhân không cần phải ngại ngùng hay e ngại khi thực hiện bước này, vì bác sĩ sẽ luôn tôn trọng và chăm sóc mỗi người bệnh một cách nhẹ nhàng và chu đáo nhất. Để khám trực tràng, người bệnh cần làm theo các bước như sau:

Quy trình khám trĩ - Khám trực tràng

Quy trình khám trĩ – Khám trực tràng

– Người bệnh thay quần áo và mặc áo choàng do phòng khám cung cấp. Sau đó nằm nghiêng về một bên hoặc nằm sấp với hông hướng lên cao trên giường khám để bác sĩ dễ dàng tiến hành kiểm tra.

– Bác sĩ sẽ đeo găng tay và bôi gel trơn lên ngón tay, sau đó nhẹ nhàng đưa vào hậu môn của người bệnh. Việc này sẽ giúp bác sĩ cảm nhận được cấu trúc và các cơ quan bên trong hậu môn, kiểm tra xem có tổn thương, viêm nhiễm hay khối u bất thường nào hay không.

– Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể quan sát màu sắc và tính chất của máu hoặc chất dịch nhầy trên găng tay để xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng bất thường ở hậu môn.

Nếu bước thăm khám này không đủ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để có kết luận cuối cùng.

Bước 4: Xét nghiệm chuyên sâu

Để bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh trĩ một cách chính xác trong khi quy trình khám trĩ, bệnh nhân có thể cần phải thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu như:

Quy trình khám trĩ - Xét nghiệm nội soi chuyên sâu

Quy trình khám trĩ – Xét nghiệm nội soi chuyên sâu

  • Xét nghiệm máu

Bệnh trĩ có thể gây ra tình trạng đại tiện ra máu, điều này sẽ làm giảm lượng máu trong cơ thể. Do đó, xét nghiệm máu là một cách hiệu quả để kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân và phát hiện bệnh trĩ. Bên cạnh đó, việc xét nghiệm máu cũng có thể giúp bác sĩ biết được lượng bạch cầu trong máu của bệnh nhân có tăng lên hay không – một trong biến chứng hay gặp do bệnh trĩ gây ra.

  • Nội soi hậu môn – trực tràng

Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ chính xác và hiệu quả nhất. Bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi có phần đầu gắn camera để quan sát bên trong khu vực hậu môn và trực tràng của bệnh nhân. Thông qua quá trình nội soi, bác sĩ có thể nhìn rõ được tình trạng của các mô lót, các u tuyến, niêm mạc mô mềm và các triệu chứng khác do bệnh trĩ gây ra. Phương pháp nội soi này không gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân và chỉ mất vài phút để hoàn thành.

Bước 5: Chẩn đoán và điều trị

Các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy khó chịu, chảy máu khi đi đại tiện,… không chỉ do bệnh trĩ mà có thể là do nhiều bệnh khác gây ra. Các bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng và phân biệt bệnh trĩ với các bệnh lý khác như bệnh viêm ruột, nứt kẽ hậu môn, rò lỗ hậu môn, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, polyp đại – trực tràng,…

Quy trình khám trĩ - Chẩn đoán và điều trị

Quy trình khám trĩ – Chẩn đoán và điều trị

Cuối cùng, để hoàn tất quá trình khám bệnh, bác sĩ sẽ thông báo cho bệnh nhân biết kết quả chẩn đoán bệnh, sau đó dựa vào từng trường hợp mà đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp nhất với mỗi bệnh nhân.

Trong quá trình điều trị bệnh trĩ, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn cụ thể cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống phù hợp để phòng ngừa nguy cơ tái phát và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Người bệnh nên áp dụng và tuân theo những hướng dẫn này một cách nghiêm túc và đều đặn. Đồng thời tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ để đảm bảo quá trình điều trị đang đi đúng hướng và giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh trĩ.

Một số lưu ý khi khám trĩ

– Lựa chọn địa chỉ uy tín và có kinh nghiệm trong việc khám và điều trị trĩ. Người bệnh có đến ngay Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị – trung tâm chuyên khoa bệnh hậu môn trực tràng nhiều năm uy tín tại Đà Nẵng.

– Chuẩn bị tâm lý trước khi khám trĩ vì đây là một vấn đề nhạy cảm và có thể gây ra xấu hổ hoặc ngại ngùng. Người bệnh nên trao đổi rõ ràng với bác sĩ, trình bày cụ thể các triệu chứng và thời gian xuất hiện của chúng cùng các thông tin liên quan khác.

– Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ khi khám trĩ, chẳng hạn như làm sạch vùng hậu môn, không ăn uống gì trong vài giờ trước khi khám hoặc sử dụng thuốc gây tê nếu cần thiết. Ngoài ra cần thực hiện các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân khác của các triệu chứng.

– Nên trao đổi cụ thể với bác sĩ phụ trách về các phương pháp điều trị, chi phí, thời gian và các biến chứng bệnh trĩ có thể xảy ra. Bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng và mong muốn của bản thân, đồng thời tuân thủ các chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị.

Mong rằng bài viết “Quy trình khám trĩ như thế nào? Một số lưu ý khi khám trĩ” ở trên đã mang lại nhiều thông tin quan trọng và hữu ích liên quan đến việc chữa trị bệnh trĩ cho bạn đọc quan tâm tìm hiểu. Nếu cần thêm hỗ trợ thì xin vui lòng liên hệ đến đường dây nóng 24/7 sau: Hotline: 039 957 5631 hoặc nhắn tin đến khung chat cạnh bên này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Đội ngũ chuyên viên y tế giàu kinh nghiệm tại phòng khám Hữu Nghị sẽ trực tiếp giải đáp, đồng thời hỗ trợ sắp xếp lịch điều trị cho bạn ngay lập tức nếu cần thiết.