Mục Lục
Hiện nay trên thị trường cũng như các trang mạng đang rao bán rất nhiều loại que thử viêm nhiễm phụ khoa tại nhà. Vì vậy nhiều chị em nữ giới thắc mắc “Có nên sử dụng que thử viêm nhiễm phụ khoa không?”, sau đây hãy cùng giải đáp thắc mắc trên từ chuyên gia nhé.

Que thử viêm nhiễm phụ khoa là cách kiểm tra như thế nào?
Que thử viêm nhiễm phụ khoa được sản xuất trên thị trường hiện nay là loại gồm một mảnh giấy có thể kiểm tra, đo đạc đơn giản nồng độ pH trong âm đạo nữ giới, bên ngoài giấy thử còn kèm theo một biểu đồ màu sắc để giúp chị em phụ nữ có thể so sánh cũng như nhận biết rõ ràng chính xác nồng độ pH âm đạo bản thân có chỉ số bao nhiêu, giúp nhận biết tình trạng phụ khoa hiện tại, để nếu có bệnh phụ khoa thì sẽ tiến hành điều trị để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chức năng sinh sản của chị em.

Que thử viêm nhiễm phụ khoa
Thông thường nồng độ âm đạo phụ nữ sẽ có độ pH 4.5 và có tính axit nhẹ. Nếu mức nồng độ pH trong âm đạo cao sẽ khiến các virus, vi khuẩn phát bệnh, ngược lại thì nếu nồng độ pH thấp thì nấm sẽ phát triển.
Vì vậy độ pH bình thường ở phụ nữ sẽ là:
- Phụ nữ mãn kinh nồng độ pH sẽ dao động từ 6 – 7 độ
- Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản nồng độ pH sẽ dao động từ 4 – 5 độ
Sau khi đọc kết quả có thể kịp thời phát hiện ra bệnh viêm nhiễm để sớm tìm gặp bác sĩ chuyên khoa và điều trị kịp thời.
Có nên sử dụng que thử viêm nhiễm phụ khoa không?
Chuyên gia về vấn đề “Có nên sử dụng que thử viêm nhiễm vùng phụ khoa không?” cho biết rằng: Kết quả do bất cứ loại que thử nào cũng chỉ mang tính chất tham khảo, không thể dự đoán hoàn toàn kết quả có viêm nhiễm hay không. Chỉ dự đoán được có nguy cơ viêm nhiễm âm đạo chứ không xác định rõ ràng loại bệnh cũng như nguyên nhân bệnh.

Có nên sử dụng que thử viêm nhiễm phụ khoa không?
Vì vậy nữ giới khi sử dụng que thử chỉ để biết được tình trạng hiện tại âm đạo như thế nào chứ không thể thay thế cho việc thăm khám chuyên phụ khoa. Nữ giới tuyệt đối không tùy tiện, tự quyết định mua thuốc tự điều trị bệnh ở nhà, có thể gây tình trạng nguy hiểm không mong muốn nếu không đúng loại bệnh.
Ngoài ra, các loại bệnh phụ khoa có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, dù chưa quan hệ hay đã quan hệ tình dục, vậy nên nữ giới không nên chủ quan, làm bệnh tiến triển nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Cách sử dụng que thử viêm nhiễm phụ khoa đúng và lưu ý khi sử dụng
Cách sử dụng
Bước 1: Dùng tăm bông sạch nhúng lấy một lượng dịch âm đạo và quẹt trực tiếp lên mảnh giấy thử, phải chắc chắn thấm ướt phần màu vàng của que thử.
Bước 2: Đợi khoảng 5 – 10 phút để quan sát hiện tượng màu sắc thay đổi của que, sau đó mang đi so sánh với biểu đồ màu sắc đính kèm que thử.
Bước 3: Xem kỹ kết quả trên que thử viêm nhiễm phụ khoa
- Que không đổi màu – kết quả không có hiện tượng viêm nhiễm.
- Que đổi màu xanh – kết quả nhiều khả năng đang bị viêm nhiễm do vi khuẩn, virus
- Que đổi màu vàng đậm – kết quả nhiều khả năng đang bị viêm nhiễm do nấm.
- Que đổi màu đỏ đậm, xanh đậm – kết quả có thể đang bị viêm nhiễm phụ khoa rất nặng.
Lưu ý khi sử dụng
- Nên thử que thử viêm nhiễm phụ khoa vào buổi sáng sớm, chưa ăn sáng để kết quả được chính xác.
- Mỗi que thử viêm nhiễm phụ khoa chỉ dùng được 1 lần, không nên tái sử dụng lại vì sẽ cho kết quả sai lệch, không chính xác.
- Không sử dụng que thử viêm nhiễm phụ khoa trong khoảng 24 giờ sau khi quan hệ tình dục.
- Không sử dụng que thử viêm nhiễm phụ khoa khi đang trong kinh nguyệt hoặc khi chu kỳ kinh mới kết thúc dưới 3 ngày.
- Que thử viêm nhiễm phụ khoa chỉ có tính chất dự đoán, thông qua việc so sánh thang màu độ pH vì vậy mà kết quả này có thể không chính xác tuyệt đối.
Xem thêm : Biểu hiện của u nang buồng trứng ác tính không nên xem thường
Dấu hiệu để nhận biết tình trạng viêm nhiễm phụ khoa
Ngoài sử dụng que thử viêm nhiễm phụ khoa, chị em phụ nữ có thể quan sát các dấu hiệu bất thường của cơ thể khi có tình trạng viêm nhiễm vùng kín như:
Tiết dịch vùng âm đạo tăng bất thường
Dịch âm đạo khi có tình trạng viêm nhiễm sẽ có những đặc điểm bất thường cả về màu sắc, mùi và số lượng tiết ra. Hay gặp nhất là tình trạng khí hư có màu vàng, vàng hơi xanh hoặc xám, có mùi hôi nồng và hơi dính đặc, nguyên nhân gây viêm nhiễm là do nấm men hoặc vi khuẩn tấn công.
Ngứa rát âm đạo
Do các tác nhân gây viêm âm đạo là nấm, vi khuẩn lậu hay trùng roi,… làm vùng âm đạo bị viêm nhiễm khiến vùng kín bị ngứa rát khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và đời sống tình dục của nhiều chị em.

Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa
Đau tức, đau âm ỉ ở vùng bụng dưới
Nếu có dấu hiệu đau tức vùng bụng dưới, xuất huyết âm đạo, tiểu rắt, tiểu buốt, sốt,… chứng tỏ viêm nhiễm đã tiến triển nặng và có thể gây viêm nhiễm lan rộng. Cần sớm đi thăm khám và điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng làm mẹ của chị em phụ nữ.
Đau đớn, khó chịu, ái ngại khi quan hệ tình dục
Khi có tình trạng viêm nhiễm phụ khoa có thể sẽ dẫn đến hiện tượng đau rát, khó chịu ở vùng kín mỗi khi quan hệ.
Ra máu âm đạo bất thường
Nếu chị em phụ nữ không phải đang trong chu kỳ kinh nguyệt hay mang thai mà lại ra máu đen kèm theo những cơn đau bụng xuất hiện thì đây lại là vấn đề nghiêm trọng liên quan đến bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm tiết niệu, viêm niệu đạo,…
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
Kinh nguyệt khi bình thường sẽ lặp lại sau mỗi chu kỳ từ 28 đến 32 ngày tùy cơ địa từng người, nhưng nếu kinh nguyệt bất thường, không đều thì đây lại có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa nghiêm trọng gây ra.

Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa là chu kỳ kinh nguyệt bất thường
Khó tiểu
Do cơ quan sinh dục của phụ nữ có cấu tạo rất gần với đường tiết niệu nên nếu đường tiết niệu bị viêm nhiễm sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiểu khó, tiểu buốt kèm theo cảm giác đau rát ở vùng kín, cũng là một dấu hiệu nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn hoặc nấm men gây nên.
Các biện pháp phòng tránh hiệu quả viêm nhiễm phụ khoa
Vệ sinh vùng kín trong chu kỳ kinh nguyệt, cần thay băng vệ sinh sau 3 – 4 giờ/lần
Sử dụng quần lót phù hợp, tránh mặc các loại như quần lót có dây, quần lót ôm sát…
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh sử dụng các dụng cụ thụt rửa, nước hoa vùng kín và xà phòng để vệ sinh bên trong âm đạo hoặc có chứa chất kích ứng mạnh.
Trong thời kỳ mang thai hoặc hậu sản, chị em phụ nữ nên vệ sinh vùng kín theo hướng dẫn của bác sĩ, lựa chọn loại dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng, nhẹ dịu cho da và có thành phần thiên nhiên để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ tái phát kích ứng da gây viêm nhiễm.
Khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng để nếu phát hiện bệnh phụ khoa sẽ được bác sĩ chẩn đoán bệnh lý, nguyên nhân chính xác và có phác đồ điều trị bệnh lý phụ khoa phù hợp với người bệnh.
Khám phụ khoa định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ đưa ra, ngoài ra nếu phát hiện vùng kín có mùi hôi, độ pH trong môi trường âm đạo bất thường đi kèm với các biểu hiện như ngứa rát, ra khí hư bất thường, bạn cần đến gặp thăm khám ở cơ sở chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị (Đà Nẵng) để được bác sĩ để thăm khám và điều trị.
Bài viết đã giải đáp “Có nên sử dụng que thử viêm nhiễm phụ khoa không?” đến với chị em cũng như bạn đọc quan tâm, hy vọng đã đem đến nhiều thông tin hữu ích, nếu bạn đọc cần tư vấn thêm về que thử viêm nhiễm phụ khoa hãy gọi ngay Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<<.