Mục Lục
Sa trực tràng là một trong những bệnh lý ở hậu môn trực tràng. Tuy triệu chứng của sa trực tràng thường không đe dọa nhiều đến sức khỏe của người bệnh, nhưng nếu để sa trực tràng nghiêm trọng hơn thì nó sẽ gây ra nhiều phiền toái và bất tiện trong sinh hoạt. Cùng bài viết sau tìm hiểu về phẫu thuật sa trực tràng và những điều cần biết, bạn đọc quan tâm hãy cùng theo dõi nhé.

Sa trực tràng là gì?
Sa trực tràng là hiện trạng một phần niêm mạc hoặc toàn bộ niêm mạc trực tràng (bộ phận tiếp nối giữa đại tràng và hậu môn có tác dụng điều tiết khả năng co thắt hậu môn) bị lộn ngược lại và chui hẳn ra bên ngoài qua lỗ hậu môn. Tuy đây là bệnh lành tính với triệu chứng không quá nguy hiểm đối với sức khỏe nhưng nó lại gây ra nhiều phiền toái và bất tiện trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh sa trực tràng
Bệnh lý này hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy mà nó cũng có nhiều mức độ tiến triển khác nhau đòi hỏi các biện pháp điều trị chuyên biệt để phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân. Sa trực tràng được phân thành 2 loại chính gồm:
Sa niêm mạc
Cơ chế hoạt động thông thường của lớp niêm mạc hậu môn có thể lộn ngược lại nhằm mục đích giúp tống đẩy phân ra ngoài hậu môn dễ hơn. Sau khi đi đại tiện, lớp niêm mạc sẽ tự động co giãn trở lại như cũ mà không ảnh hưởng gì. Nhưng khi bệnh sa niêm mạc xảy ra, các mô niêm mạc của trực tràng bị căng dãn và kéo dài thường xuyên, khiến chúng không chỉ lộn ngược lại quá mức mà còn không thể co giãn trở về trạng thái như bình thường. Tình trạng này được phân thành 4 mức độ:
- Sa niêm mạc sau khi đại tiện có thể tự co giãn trở lại bình thường.
- Sau khi rặn đại tiện, trực tràng không tự co lên mà phải tác động vật lý (dùng tay đẩy) mới có thể trở lại trạng thái bình thường.
- Sa trực tràng khi ở trạng thái hoạt động bình thường, chỉ cần ho, hắt hơi, đi bộ hoặc ngồi xổm,.. cũng có thể gây ra.
- Sa niêm mạc ở trạng thái cơ thể không hoạt động.

Mặt cắt sa trực tràng
Sa toàn bộ
Sa toàn bộ là tình trạng sa trực tràng nghiêm trọng, đây là hiện trạng diễn ra khi cả trực tràng và ống hậu môn đều bị lộn ngược ra phía ngoài hậu môn. Lúc này mức độ nặng nề của triệu chứng sa toàn bộ trực tràng cũng được phân thành 4 loại:
- Tình trạng trực tràng bị sa khi người bệnh gắng sức rặn mạnh khi đại tiện nhưng trực tràng vẫn có thể tự co trở lại nhanh chóng.
- Trực tràng bị sa khi người bệnh rặn mạnh lúc đại tiện, tuy trực tràng vẫn có thể co lại nhưng với tốc độ rất chậm, phải dùng tay hoặc dụng cụ chuyên dụng để đẩy trở lại vị trí ban đầu. Lúc này, xuất hiện các triệu chứng khác như vết trợt ở niêm mạc, hậu môn bị lõm sâu vào, niêm mạc có triệu chứng sưng đỏ, phù nề.
- Trực tràng bị sa xuống khi hoạt động thể chất nhẹ nhàng bình thường như đi bộ, ngồi xổm, hắt hơi,… nhưng không thể tự co trở lại được. Triệu chứng lúc này đã nghiêm trọng hơn, niêm mạc tuyến hậu môn trực tràng bị chảy máu kèm theo hoại tử từng cụm nhỏ, hậu môn đã mất trương lực cơ thắt nhão.
- Trực tràng bị sa thường xuyên kể cả khi người bệnh không hoạt động, triệu chứng lúc này sẽ là tình trạng đại tiện không tự chủ, niêm mạc lở loét hoại tử, cơ thắt mất trương lực, tinh thần bệnh nhân bị suy giảm,…có thể kèm theo nổi mụn mủ, phồng rộp, ngứa ngáy khó chịu ở vùng đáy chậu.
Tìm hiểu thêm: Mẹo chữa sa trực tràng hiệu quả – Lời khuyên từ chuyên gia
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sa trực tràng
Nguyên nhân
Tình trạng táo bón kéo dài.
Do yếu tố di truyền.
Trẻ thiếu vitamin B, suy dinh dưỡng, mắc chứng ho gà, hẹp bao quy đầu.
Bệnh lý đường ruột hoặc dị tật bẩm sinh.
Mắc bệnh lý về thần kinh như bệnh tủy sống, thoát vị địa đệm, đa xơ cứng,…
Bị chấn thương vùng hậu môn hoặc hông.
Sự suy yếu mô, cơ và các dây chằng do quá trình lão hóa.
Tình trạng tổn thương ở các dây thần kinh điều khiển cơ vùng hậu môn – trực tràng. Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi phụ nữ mang thai, sinh thường khó hoặc sau khi điều trị phẫu thuật tại đây.

Triệu chứng sa trực tràng
Triệu chứng
Cảm thấy có khối u sưng sa ra ngoài hậu môn khi đại tiện, có thể tự co lại hoặc dùng tay để đẩy khối sa vào trở lại.
Khối sa xuất hiện nhiều hơn, nhất là khi ho, hắt hơi, di chuyển hoặc khi đứng lên ngồi xuống. Có thể cảm nhận khối sa to hơn, có cảm giác như ngồi lên quả bóng nhỏ cồm cộm.
Rối loạn đại tiện, táo bón, đi không hết phân, tiết dịch nhầy, có máu đỏ tươi chảy ra từ trực tràng, đau rát khó chịu ở hậu môn.
Tìm hiểu thêm: Cách khám hậu môn trực tràng – Giải đáp của chuyên gia
Phương pháp phẫu thuật điều trị chứng sa trực tràng

Điều trị phẫu thuật sa trực tràng
Phương pháp dùng để điều trị sa trực tràng được bác sĩ áp dụng phổ biến nhất chính là phẫu thuật nhằm mục đích đưa trực tràng trở lại vị trí ban đầu. Dựa trên các yếu tố tác động như thể trạng sức khỏe, tuổi tác, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng sa trực tràng và mong muốn từ phía bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện loại phẫu thuật phù hợp và hiệu quả nhất. Các loại phẫu thuật thường được áp dụng điều trị cho người bệnh sa trực tràng như là:
Phẫu thuật bụng: Bác sĩ có thể phẫu thuật bằng phương pháp mổ mở truyền thống hoặc phẫu thuật nội soi treo trực tràng bị sa vào xương thiêng.
Phẫu thuật tầng sinh môn: Phương pháp phẫu thuật này sẽ cắt đoạn trực tràng qua ngõ hậu môn nhằm tác động đến lớp niêm mạc bên trong của trực tràng hoặc phần trực tràng bị sa ra ngoài hậu môn để đưa chúng trở lại vị trí ban đầu.
Phẫu thuật Thiersch: Bác sĩ sẽ tiến hành khâu và bó quanh vòng ống hậu môn một sợi silicon đặc biệt với mục đích làm chắc lại cơ vòng – thường áp dụng trong sa trực tràng do nhão cơ vòng.
Lưu ý: Sau khi thực hiện phẫu thuật sa trực tràng, người bệnh cần
- Được theo dõi chỉ số sức khỏe như: Mạch, huyết áp, nhiệt độ, hô hấp,.. để đảm bảo an toàn
- Theo dõi sát tình trạng chảy máu, nhiễm khuẩn sau khi phẫu thuật
- Sử dụng 2 loại kháng sinh từ 5 – 7 ngày theo chỉ định của bác sĩ
- Bổ sung đủ nước, các chất điện giải và thực phẩm dinh dưỡng phù hợp theo lời bác sĩ hướng dẫn
- Tập luyện cơ tròn, cơ thắt sau khi thực hiện phẫu thuật
- Nếu có biến chứng bất thường xảy ra như chảy máu kéo dài, tổn thương các cơ quan lân cận gây đau nhức khó chịu, tái phát sa trực tràng,… Thì cần phải báo ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Chi phí phẫu thuật sa trực tràng
Các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị cho biết rằng chi phí phẫu thuật sa trực tràng không có con số chính xác vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Tình trạng tiến triển và mức độ nguy hại của triệu chứng sa trực tràng
Cơ sở y tế thực hiện điều trị phẫu thuật sa trực tràng
Trình độ tay nghề của bác sĩ phụ trách thực hiện
Độ khó của ca phẫu thuật sa trực tràng khi thực hiện
Hy vọng bài viết “Phẫu thuật sa trực tràng và những điều cần biết” đã mang lại nhiều thông tin cần thiết – hữu ích cho bạn đọc quan tâm theo dõi. Nếu người bệnh muốn tìm hiểu cụ thể hơn về chi phí thăm khám, điều trị, phẫu thuật sa trực tràng tại Đa Khoa Hữu Nghị hãy liên lạc ngay đến số địa chỉ tư vấn sau đây: Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp bảng giải đáp online trực tuyến >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được nhân viên y tế giải đáp chi tiết cũng như sắp xếp lịch thăm khám bệnh nhanh nhất.
Tìm hiểu thêm: Chỉ định siêu âm hậu môn trực tràng khi nào? Quy trình, chi phí nội soi