Nước tiểu đục, có màu bất thường như trắng dục như nước vo gạo, ngả vàng hoặc thậm chí có màu hồng là dấu hiệu cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn bệnh lý nguy hiểm như nhiễm trùng thận, bệnh lây qua đường tình dục, sỏi thận,… Bài viết sau đây sẽ giải đáp cặn kẽ hơn về nguyên nhân và biểu hiện của bệnh tới bạn đọc quan tâm.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Hiện tượng nước tiểu đục là tình trạng như thế nào?

Khi tiểu tiện, người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy màu sắc bất thường của nước tiểu, nước tiểu đục hơn, màu trắng loãng như nước vo gạo hoặc vùng đục, thậm chí là màu hồng. Vì thế, dựa vào màu sắc bất thường của nước tiểu mà chia làm 3 loại bao gồm:

Nước tiểu đục

Nước tiểu đục

Tiểu phosphate:

Là tình trạng có nhiều chất phosphate trong nước tiểu khiến nước tiểu đục như nước vo gạo, nếu để nước tiểu lắng đọng lại khi kiểm tra sẽ thấy có lớp cặn giống như cặn vôi. Hiện tượng nước tiểu đục do phosphate này không thường xuyên xảy ra, rất hiếm gặp, nó không phải là biểu hiện bệnh lý. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài kèm theo đó thói quen uống ít nước sẽ càng tăng nguy cơ hình thành sỏi ở thận, đường tiết niệu do tinh thể phosphate bị lắng đọng tạo thành.

Tiểu mủ: 

Ngoài ra có thể nước tiểu bị đục là do có dịch mủ, thậm chí là cả máu lẫn vào trong nước tiểu, lượng mủ này sản sinh ra do tình trạng viêm nhiễm niệu đạo do bệnh lậu, nấm Chlamydia hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây ra có thể dẫn tới chứng thận ứ mủ, sỏi, lao thận… Khi bệnh nhân có biểu hiện nước tiểu đục do mủ thường kèm theo các triệu chứng khác như tiểu buốt, lên cơn sốt, đau ở vùng hông hoặc lưng,…

Tiểu dưỡng chấp:

Loại này cũng có tình trạng nước tiểu bị đục, bởi do hiện tượng lỗ rò ở hệ thống mạch bạch huyết vào đường tiết niệu, khiến lượng dưỡng chấp tồn tại trong nước tiểu gây đục, biến đổi màu sắc. Dịch dưỡng chấp trong hệ thống mạch bạch huyết có thành phần chính là lipid và lỗ rò xuất hiện là do mắc giun chỉ. Nếu bệnh nhân có tình trạng nước tiểu đục do bị rò dưỡng chấp sẽ có đặc điểm nước tiểu đục như sữa, đôi khi có váng mỡ, nếu để lắng đọng lại sẽ tạo ra mảng keo như váng sữa hoặc mỡ bị đông lại.

Nước tiểu đục: Nguyên nhân gây ra

Không đủ nước bổ sung cho cơ thể

Nước tiểu đục do uống ít nước

Nước tiểu đục do uống ít nước

Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất ảnh hưởng đến màu sắc nước tiểu, thậm chí nước tiểu bị đục vàng do thiếu nước. Khi cung cấp không đủ lượng nước, cơ thể sẽ không thể lọc hết được những gì bên trong đường tiết niệu. Vì vậy, khi thấy dấu hiệu nước tiểu đục màu vàng đậm, tốt nhất là cần làm uống thêm nước mỗi ngày, nếu cung cấp cho cơ thể đủ 1-2 lít nước thì sẽ giúp nước tiểu trở lại bình thường, sau đó chỉ cần theo dõi thêm về tính chất màu sắc của nước tiểu.

Do tiêu thụ thực phẩm

Các loại thực phẩm tiêu thụ vào cơ thể hàng ngày cũng có ảnh hưởng rất lớn tới màu sắc và tính chất của nước tiểu. Nếu người bệnh ăn quá nhiều thịt, nhiều gia vị hoặc ăn nhiều thực phẩm có dầu mỡ sẽ có thể làm cho nước tiểu đục và nặng mùi hơn so với nước tiểu bình thường. Ngoài ra các loại nước cam, các sản phẩm từ sữa, củ cải đường, măng tây, uống nhiều rượu,… cũng có thể tác động làm cho nước tiểu đục hơn một chút.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc

Các loại thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nước tiểu hơi đục này. Trong đó thường gặp nhất là do các loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, thuốc bổ sung Vitamin B và Vitamin C gây ra tình trạng trên.

Nước tiểu đục do tác dụng phụ khi dùng thuốc

Nước tiểu đục do tác dụng phụ khi dùng thuốc

Bệnh lý

Nhiều bệnh lý gây ra hiện tượng nước tiểu bị đục như nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, viêm âm đạo,.. Vì thế nếu có dấu hiệu nước tiểu hơi đục, màu sắc bất thường thì người bệnh nên đi thăm khám để được kiểm tra tìm hiểu nguyên nhân cụ thể nhằm có hướng điều trị chính xác và hiệu quả nhất.

Xem thêm bài viết khác : Dương vật có mùi hôi: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Nước tiểu đục: Biểu hiện của bệnh gì?

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Đường tiết niệu (đường tiếu dưới) rất dễ bị vi khuẩn hoặc virus xâm nhập gây hại dẫn đến chứng nhiễm trùng, đặc biệt là trường hợp nữ giới đã có gia đình do đường tiết niệu ngắn. Tình trạng nhiễm khuẩn này khiến tiết dịch mủ vào đường tiết niệu, hòa lẫn với nước tiểu làm đục màu nước tiểu. Ngoài ra người bệnh cũng sẽ gặp các triệu chứng nhiễm trùng khác như: tiểu đau, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, cơ thể mệt mỏi, lên cơn sốt, chán ăn,…

Nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận là bệnh nguy hiểm, là dạng biến chứng của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng không được điều trị sớm hoặc đúng cách. Triệu chứng ban đầu của nhiễm trùng thận khá giống nhiễm trùng đường tiết niệu thông thường nên rất khó để nhận biết hiện sớm. Sang giai đoạn nặng hơn, nhiễm trùng thận sẽ gây đổi màu – làm đục nước tiểu đi kèm theo nhiều triệu chứng khác bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi, hay có cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
  • Sốt cao, cảm giác ớn lạnh liên tục.
  • Đau âm ỉ vùng hông lưng, bẹn hoặc háng.
  • Nước tiểu sẫm màu hơn, đôi khi nước tiểu có kèm theo máu hoặc có mùi hôi nồng khó chịu.
Dương vật có mùi hôi do nhiễm trùng thận

Dương vật có mùi hôi do nhiễm trùng thận

Nếu nghi ngờ bị nhiễm trùng thận, người bệnh cần sớm đi khám để được điều trị y tế càng sớm càng tốt, bởi nó có thể nguy hiểm đến tính mạng do biến chứng thành nhiễm khuẩn huyết, suy thận,…

Các bệnh lây qua đường tình dục

Các bệnh xã hội lây qua đường tình dục do vi khuẩn, virus và nấm lây qua đường tình dục cũng là nguyên nhân bệnh lý phổ biến gây tình trạng nước tiểu đục, điển hình là lậu, mụn rộp sinh dục và Chlamydia. Do cảm nhận thấy tác nhân gây hại đã sản xuất tế bào bạch cầu chống lại vi khuẩn nên chúng tồn tại trong nước tiểu. Khi lượng bạch cầu nhiều lên và bị chết đi do chống lại tác nhân gây bệnh chúng có thể lắng vào trong nước tiểu gây nên hiện tượng đục màu.

Tùy cơ địa mỗi người mà sẽ xuất hiện triệu chứng khác nhau như:

  • Tiết dịch ra bất thường ở dương vật hoặc âm đạo.
  • Cảm giác ngứa ngáy, nóng rát rất khó chịu ở bộ phận sinh dục và khi quan hệ tình dục
  • Phát ban, nổi mẩn hoặc mụn nước, bị loét ở bộ phận sinh dục

Khi có các dấu hiệu trên, người bệnh cần ngay lập tức làm xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm mẫu bệnh phẩm ở cơ quan sinh dục để có thể chẩn đoán chính xác bệnh tình dục và giai đoạn phát triển của bệnh nhằm điều trị phù hợp.

Sỏi thận

Sỏi thận có thể là nguyên nhân gây bệnh khiến cho nước tiểu bị đục, nguyên nhân gây bệnh là do sự kết tụ bất thường của các khoáng chất dư thừa tại thận vì nguồn nước chứa nhiều khoáng chất hoặc người bệnh uống ít nước, nhịn tiểu gây ra. Sỏi thận lớn có thể khiến tắc nghẽn đường tiết niệu đồng thời làm  nhiễm trùng, dịch mủ tiết ra với nước tiểu sẽ làm nước tiểu đục màu. Triệu chứng để nhận biết sỏi thận là xuất hiện tình trạng đau dữ dội ở hông lưng, đau rát khi tiểu, nước tiểu có mùi hôi nồng, sốt, cảm giác ớn lạnh,…

Đái tháo đường

Bệnh đái tháo thường cũng làm đục nước tiểu của người bệnh bởi có chứa lượng đường lớn, người bệnh cần điều trị cùng với kiểm soát an toàn lượng đường nạp vào cơ thể mới có thể cải thiện giảm thiểu triệu chứng bệnh.

Hy vọng bài viết “Nước tiểu đục: Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh gì?”đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc, nếu nam giới có tình trạng nước tiểu đục bất thường nên thăm khám tại Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị với nhiều bác sĩ có chuyên môn cao, tận tình phục phụ kiểm tra chẩn đoán bệnh và điều trị theo hướng thích hợp nhất. Nếu cần tư vấn thêm hãy gọi ngay Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp vào khung chat sau >>Tư Vấn Trực Tuyến<<