Một trong những bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất ở người bệnh đó là nhiễm trùng đường tiết niệu, thường thì nữ giới sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp đôi nam giới. Bệnh không được sớm phát hiện và điều trị đúng cách sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như: sốc nhiễm trùng, tổn thương tuyến thận, nhiễm trùng máu,…

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Đây là một bệnh không hiếm gặp, là tình trạng viêm nhiễm có thể xâm nhập vào bất kỳ tại bộ phận nào của hệ tiết niệu, thận, niệu quản, niệu đạo và bàng quang. Nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài có thể sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Hầu hết những ca bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, đường tiểu thường chỉ liên quan đến bàng quang và niệu đạo, dù nhiễm trùng tiểu đường trên hiếm hơn nhưng tình trạng cũng nguy hiểm hơn nhiều.

Kiểm tra nhiễm trùng đường tiết niệu

Kiểm tra nhiễm trùng đường tiết niệu

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh nhiễm trùng ở đường tiết niệu

Hầu hết hơn 80% trường hợp bệnh là vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) trú ngụ trong hệ tiêu hóa, là thủ phạm chính gây ra.

Ngoài ra còn nguyên nhân khác như vi khuẩn Staphylococcus saprophyticus (5-15% trường hợp), các vi khuẩn Chlamydia trachomatis, Proteus và Mycoplasma hominis gặp ít hơn. Hiếm hơn là các nấm, vi khuẩn bệnh viện, virus…

Khi nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis hay Mycoplasma hominis thì khi bệnh nhân quan hệ tình dục cũng sẽ truyền vi khuẩn này qua bạn tình làm lây lan nhanh bệnh.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng của nhiễm trùng đường tiết niệu

Cảnh báo bệnh lý không nên chủ quan của nhiễm trùng đường tiết niệu, đường tiểu tiện bao gồm:

Tiểu không hết, tiểu són: đi tiểu thường xuyên, hay cảm giác buồn tiểu, mới vừa đi tiểu xong lại muốn đi tiểu tiếp nhưng lượng nước tiểu rất ít hoặc ngắt quãng.

Cảm thấy đau rát, tiểu buốt, khó chịu mỗi khi đi tiểu: các mô nơi đường tiết niệu do có vi khuẩn xâm nhập vào nên bị viêm, trở nên rất nhạy cảm khi đi tiểu.

Nước tiểu đục, có mùi hôi bất thường, đôi lúc có cả máu nhưng số lượng ít.

Đau nhói cách quãng ở vùng trực tràng ở nam giới.

Đau vùng bụng dưới ở nữ giới: cảm giác đau bụng âm ỉ, đôi khi bị chuột rút rất đau đớn.

Tìm hiểu thêm: Bác sĩ tư vấn: Ngứa hậu môn là bệnh gì?

Cách điều trị khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Đầu tiên phải tìm hiểu và giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng ở đường tiết niệu để phòng tránh tốt nhất cho bản thân.

Chế độ ăn đơn giản nhẹ nhàng, giảm đạm động vật, muối và không nên ăn các loại thức ăn đóng hộp chế biến sẵn.

Nếu là phụ nữ đang mang thai thì cần trao đổi với bác sĩ để tiến hành điều trị sớm ngay lập tức bởi có thể sẽ gây ra nhiễm trùng máu hoặc gây ảnh hưởng đến thai nhi…

Điều trị khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Điều trị khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Trường hợp đây là nhiễm trùng đường tiểu cấp tính thì trên hết cần bất động bệnh nhân, tăng cường lợi tiểu bằng cách truyền dịch và cho bệnh nhân uống nhiều nước để lợi tiểu tức thì.

Sử dụng kháng sinh đặc hiệu liều cao, kèm theo phối hợp các nhóm kháng sinh để tránh tình trạng kháng thuốc, dùng kháng sinh từ 5 – 7 ngày theo sự chỉ dẫn của bác sĩ có chuyên môn.

Có thể sử dụng thêm các thuốc sát khuẩn đường niệu, đường tiểu khác như: Miclacol Blue , Negram, Nitrofurantoin,…

Biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu như thế nào?

Uống nhiều nước mỗi ngày nếu có thể được (2 lít nước), ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh

Đi tiểu thường xuyên, tránh nhịn tiểu lâu gây nhiều bệnh khác

Giữ vệ sinh nơi vùng kín sạch sẽ, dùng khăn hoặc giấy lau sạch sau khi đi tiểu tiện

Quan hệ tình dục lành mạnh, vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ cũng giúp phòng ngừa

Khi cảm thấy nghi ngờ bản thân nhiễm trùng đường tiết niệu hay đường tiểu thì nên lập tức thăm khám bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị tọa lạc tại số 291 Điện Biên Phủ – Quận Thanh Khê – TP Đà Nẵng để được điều trị sớm và đúng cách bảo vệ sức khỏe cho chính mình tránh nguy hiểm đến tính mạng. Tư vấn trực tiếp gọi ngay Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<<