Mục Lục
- 1 14 nguyên nhân chậm kinh ở nữ giới thường gặp nhất
- 1.1 Rối loạn kinh nguyệt
- 1.2 Thụ thai, mang thai
- 1.3 Căng thẳng kéo dài, mệt mỏi liên tục, stress quá độ
- 1.4 Lạm dụng thuốc tránh thai
- 1.5 Thời kỳ mãn kinh
- 1.6 Giai đoạn bắt đầu dậy thì
- 1.7 Đa nang buồng trứng
- 1.8 Cân nặng không thể kiểm soát
- 1.9 Viêm nhiễm phụ khoa
- 1.10 Bệnh ở tuyến giáp
- 1.11 Vận động quá sức
- 1.12 Tác dụng phụ của thuốc
- 1.13 Đang cho con bú
- 1.14 Nguyên nhân khác
- 2 Khắc phục tình trạng chậm kinh
- 3 Thực phẩm giúp hạn chế tình trạng chậm kinh
Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới, nhưng tình trạng chậm kinh bất thường xảy ra khiến nữ giới hoang mang, lo lắng. Cùng bài viết tìm hiểu 14 nguyên nhân chậm kinh ở nữ giới thường gặp nhất để biết nhận biết nguyên nhân và sớm khắc phục được tình trạng này nhé.

14 nguyên nhân chậm kinh ở nữ giới thường gặp nhất
Rối loạn kinh nguyệt
Khi có bất kỳ bất thường nào xảy ra ở tuyến yên thì hormone nội tiết tố ở nữ giới cũng bị ảnh hưởng theo và gây ra hiện tượng rối loạn nội tiết dẫn đến các nguyên nhân chậm kinh, đau bụng kinh liên tục, ngày hành kinh dài ngắn bất thường, rong kinh,…

Nguyên nhân chậm kinh do rối loạn kinh nguyệt
Thụ thai, mang thai
Khi thụ thai thành công, hormone trong người nữ giới bắt đầu tiết ra đồng thời cũng không còn hiện tượng rụng trứng xảy ra, là nguyên nhân chậm kinh bình thường ở nữ giới.
Căng thẳng kéo dài, mệt mỏi liên tục, stress quá độ
Áp lực stress, căng thẳng kéo dài thì đều làm ảnh hưởng trực tiếp đến vùng dưới đồi, khiến cơ thể sản sinh ra các hormone cortisol và adrenalin với hàm lượng cao hơn mức bình thường, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, quá trình sản xuất hormone nội tiết tố bị gián đoạn hoặc rối loạn từ đó làm chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn chính là một trong những nguyên nhân chậm kinh.
Lạm dụng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai cũng là nguyên nhân chậm kinh do có tác động khiến nội tiết tố nữ tăng cao ức chế quá trình trứng rụng, ngăn chặn, cản trở khả năng thụ thai. Nếu thường xuyên bị chậm kinh do lạm dụng thuốc tránh thai thì cần đến bác sĩ tư vấn đổi sang phương pháp ngừa thai an toàn khác. Ngoài ra thuốc tránh thai cũng có một số tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, đau bụng dưới, căng tức ngực,…

Nguyên nhân chậm kinh do lạm dụng thuốc tránh thai
Thời kỳ mãn kinh
Vào giai đoạn thời kỳ mãn kinh, hormone sinh dục nữ gồm estrogen và progesterone suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, nhan sắc và sinh lý khiến chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, cũng là một nguyên nhân chậm kinh ở nữ.
Giai đoạn bắt đầu dậy thì
Nguyên nhân chậm kinh ở tuổi dậy thì còn là do hệ thống nội tiết tố nữ trong thời kỳ này mới bắt đầu hoạt động nên chưa ổn định. Do đó hiện tượng trễ kinh, kinh ra sớm trong giai đoạn này là điều hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại.
Đa nang buồng trứng
Hội chứng đa nang buồng trứng ở người bệnh thì trong buồng trứng sẽ hình thành nên nhiều nang nhỏ phát triển bất thường và khiến quá trình rụng trứng bị ức chế, từ đó gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, nguyên nhân chậm kinh phổ biến.
Cân nặng không thể kiểm soát
Nếu sụt cân hoặc thừa cân thường xuyên thay đổi thì cũng đều khiến nội tiết tố trong cơ thể không ổn định, mất cân bằng. Hiện tượng bất thường này có thể ức chế rụng trứng dẫn đến tình trạng chậm kinh nguyệt.

Nguyên nhân chậm kinh do cân nặng không thể kiểm soát
Viêm nhiễm phụ khoa
Bệnh viêm âm đạo, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm vòi trứng, u nang buồng trứng… cũng có thể dẫn đến nguyên nhân gây chậm kinh ở nữ giới.
Bệnh ở tuyến giáp
Tất cả bất thường và vấn đề có liên quan đến tuyến giáp đều có ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới làm kinh nguyệt chậm hơn bình thường, thậm chí là chậm kinh kéo dài. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác có thể gặp như da khô, giảm cân đột ngột, rụng tóc thường xuyên, mệt mỏi,…
Vận động quá sức
Nếu vận động quá sức còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt như chậm kinh, tắc kinh, rong kinh, thậm chí là bị vô kinh, mất kinh. Đây là một nguyên nhân chậm kinh mà nhiều phụ nữ không ngờ tới, vì vậy nên chú ý vận động vừa sức, phù hợp với khả năng sức khỏe của bản thân.
Tác dụng phụ của thuốc
Trong nhiều trường hợp thường xuyên sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh như thuốc giảm cân, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc nội tiết tố, thuốc chứa corticosteroid,… cũng đều có thể là nguyên nhân gây chậm kinh vài tuần thậm chí vài tháng.

Nguyên nhân chậm kinh do tác dụng phụ của thuốc
Khi ngưng sử dụng thuốc điều trị, thì tình trạng kinh nguyệt của nữ giới sẽ được cải thiện, ổn định trở lại như trước. Tốt nhất nữ giới nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn sử dụng một loại thuốc điều trị nào đó.
Đang cho con bú
Nếu phụ nữ đang cho con bú cũng khiến lượng hormone nội tiết tố bị ảnh hưởng, chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ không đều. Nguyên nhân là khi cho con bú, hàm lượng chất prolactin có trong sữa mẹ sẽ làm chậm chu kỳ kinh nên phụ nữ cũng sẽ có chu kỳ kinh nguyệt bị muộn hơn so với bình thường. Sau khi đã qua thời gian cho con bú, chu kỳ kinh của nữ giới sẽ trở lại nhưng cần một khoảng thời gian để duy trì trạng thái ổn định như trước.
Nguyên nhân khác
- Nạo phá thai nhiều lần
- Thay đổi lịch sinh hoạt
- Chế độ không lành mạnh, thiếu chất
Xem thêm : Đi ngoài ra máu nhưng không đau rát có phải dấu hiệu của bệnh trĩ?
Khắc phục tình trạng chậm kinh
Chậm kinh không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm về sức khỏe. Vì vậy phòng tránh và khắc phục tình trạng chậm kinh hiệu quả là vô cùng cần thiết bao gồm:
Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày với các mức độ phù hợp sức khỏe bản thân.
Duy trì cân nặng ổn định, an toàn với vóc dáng cơ thể, tránh đột ngột giảm hoặc tăng cân bất thường.
Có chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết và uống đủ nước.
Giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế căng thẳng stress, áp lực kéo dài.
Giữ thói quen vệ sinh vùng kín sạch sẽ, luôn giữ vùng kín khô ráo, mặc đồ lót có chất liệu thấm hút tốt, không bó sát cơ thể.
Tránh sử dụng các chất kích thích, lạm dụng thuốc tránh thai, đồ uống có cồn, có cafein,…
Thăm khám phụ khoa định kỳ theo chỉ định ít nhất 6 tháng/lần để sớm phát hiện bệnh hoặc vấn đề bất thường nếu có.
Thực phẩm giúp hạn chế tình trạng chậm kinh
Nhóm thực phẩm giàu vitamin C
Tác dụng của nhóm thực phẩm chứa nhiều Vitamin C là làm tăng nồng độ nội tiết tố hormone estrogen và progesteron – hai loại hormone quan trọng trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Hàm lượng Vitamin C được khuyến khích bổ sung hàng ngày là 60 mg từ thực phẩm và có thể kết hợp với viên uống bổ sung, không nên sử dụng nhiều hơn sẽ khiến phản tác dụng ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Thực phẩm giúp hạn chế tình trạng chậm kinh
Trái dứa
Ngoài các vitamin quan trọng tốt cho sức khỏe thì trong dứa có chứa bromelain – một loại enzyme có tác động đến nội tiết tố estrogen và nhiều loại hormone khác trong cơ thể phụ nữ. Chất enzyme này còn có tác dụng giảm viêm, hỗ trợ thúc đẩy ra máu kinh nếu có trễ kinh 1 cách hiệu quả nếu chu kỳ bất thường liên quan đến tình trạng viêm nhiễm.
Rau mùi tây
Rau mùi tây được đánh giá là có tác dụng rất tốt đối với phụ nữ, trong đó có tác dụng tích cực lên chu kỳ kinh nguyệt. Trong lá rau mùi tây có chứa hàm lượng chất myristicin và apoil giúp tử cung co bóp nhẹ nhàng, từ đó đẩy niêm mạc tử cung bong ra tự nhiên tạo thành kinh nguyệt bình thường nhanh chóng.
Gừng và nghệ
Gừng và nghệ là hai gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn, không những thế trong nó còn chứa nhiều dưỡng chất tốt giúp cho chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ ổn định.
14 nguyên nhân chậm kinh ở nữ giới thường gặp nhất đã được liệt kê ở bài viết trên, nếu có dấu hiệu chậm kinh và những triệu chứng bất thường khác, nữ giới cần đến ngay cơ sở y tế chuyên phụ khoa như Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để thăm khám kiểm tra bệnh tình hiện tại và điều trị bệnh phù hợp nhất.
Còn băn khoăn nguyên nhân chậm kinh hoặc thắc mắc khác gọi ngay Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, để được chuyên viên giàu kinh nghiệm tư vấn nguyên nhân chậm kinh cụ thể và xếp lịch thăm khám ngay.