Hiện nay, trĩ là đang bệnh phổ biến nhất trong những bệnh lý ở vùng hậu môn – trực tràng. Nó do nhiều nguyên nhân từ thói quen sinh hoạt như ăn uống, học tập làm việc,… cho đến sự rối loạn của hệ tiêu hóa gây ra.  Sau đây hãy cùng bài viết tìm hiểu nguyên nhân bị trĩ và biện pháp phòng tránh an toàn nhất nhé.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu về bệnh trĩ

Bệnh trĩ hình thành do sự giãn ra quá mức các tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng, tình trạng càng nặng hơn khi các tĩnh mạch này bị chèn ép to dần lên do máu bị ứ đọng tạo thành búi trĩ. Ở mức độ bệnh nghiêm trọng nhất, các búi trĩ này sa ra ngoài hậu môn ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Trĩ được phân thành 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ:

Tìm hiểu bệnh trĩ

Tìm hiểu bệnh trĩ

Trĩ nội hình thành bên trong ống trực tràng – hậu môn, búi trĩ phình to và được bao bọc bởi lớp niêm mạc

Ban đầu khi mới phát triển, búi trĩ nội nằm trên đường lược – đường giao giữa hậu môn và ống trực tràng, không gây ra đau đớn và có thể làm chảy máu khi đại tiện. Về sau búi trĩ đã phát triển nặng hơn và phình to dần làm các mô nâng đỡ và dây chằng ở đường lược chùng xuống khiến búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn gây tình trạng sa búi trĩ nội, người bệnh sẽ cảm thấy rất đau rát và khó chịu.

Trĩ ngoại thường hình thành ngay sát rìa hậu môn, được bao bọc bởi lớp da nhạy cảm dưới rìa hậu môn

Búi trĩ ngoại có thể nhìn thấy và sờ thấy được bằng mắt thường và gây ra tình trạng đau rát, khó chịu nhiều hơn trĩ nội do vùng da nhạy cảm bị tổn thương qua tiếp xúc, cọ xát trực tiếp với phân cứng hoặc đồ lót, ghế ngồi,…

Tùy vào mức độ phát triển của búi trĩ, bác sĩ có thể phân các cấp độ của bệnh trĩ như sau:

  • Cấp độ 1: Giai đoạn búi trĩ mới hình thành và vẫn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn và chưa bị lòi ra ngoài.
  • Cấp độ 2: Búi trĩ có thể lòi ra ngoài khi đi đại tiện nhưng có thể tự chui vào lại sau đó, có ít máu lẫn trong phân.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ đã phát triển to hơn, lòi ra ngoài khi đi đại tiện và cần phải dùng tay để đẩy vào lại sau đó. Khi đại tiện trong phân hoặc giấy vệ sinh khi chùi sẽ thấy có máu tươi.
  • Cấp độ 4: Giai đoạn này búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài ngay cả khi người bệnh không đi đại tiện, chỉ cần ngồi xổm, làm việc nặng hoặc đi lại nhiều là lòi ra, thậm chỉ chảy máu thành tia, thành dòng. Lúc này trĩ gây nhiều khó khăn cho việc đại tiện, sinh hoạt và khiến người bệnh thiếu máu.

Xem thêm : 5 Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ ở giai đoạn đầu

Tìm hiểu nguyên nhân bị trĩ

Thói quen ăn uống

Nếu người bệnh có thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn quá ít chất xơ hoặc ăn nhiều đồ chiên xào, cay nóng cũng dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Nguyên nhân bệnh trĩ do thói quen ăn uống không lành mạnh

Nguyên nhân bệnh trĩ do thói quen ăn uống không lành mạnh

Ngoài ra việc tiêu thụ các loại đồ uống chứa cồn như rượu, bia và chứa gas như nước ngọt cũng là nguyên nhân bị trĩ do những sự kích thích khiến cơ thể dễ mất nước, hệ tiêu hóa bị rối loạn dẫn đến táo bón và phân bị cứng,.., dần dần tạo thành bệnh trĩ.

Chứng táo bón mãn tính

Táo bón chính là yếu tố hàng đầu tác động dẫn đến bệnh trĩ, do người bệnh bị táo bón lâu ngày khiến đi đại tiện khó khăn, phải rặn mạnh và ngồi vệ sinh quá lâu dẫn đến chèn ép mạch máu ở hậu môn tạo thành búi trĩ, ngoài ra phân cứng cũng cọ xát vào búi trĩ và hậu môn khiến tình trạng này ngày càng tệ hơn, người bệnh có thể bị ngứa rát hậu môn và chảy máu khi đi đại tiện.

Bên cạnh đó, táo bón thường xuất hiện khi phụ nữ mang thai và sau khi sinh. Khi phụ nữ mang thai ở 3 tháng thai kỳ cuối, lúc này trọng lượng thai nhi và túi ối to dần đã đè nén tạo áp lực xuống vùng chậu, vùng trực tràng, tình trạng này kéo dài khiến các đám rối tĩnh mạch trĩ giãn nở, lâu dần làm phụ nữ mang bầu bị trĩ. Còn sau khi sinh, việc phải rặn mạnh trong quá trình sinh em bé cũng là một nguyên nhân bị trĩ ở phụ nữ.

Tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới có thể nhận biết sớm

Thói quen sinh hoạt

Nếu người bệnh có tư thế học tập, làm việc là ngồi hoặc đứng liên tục quá lâu sẽ dẫn đến nguy cơ mắc trĩ cao hơn những người khác, đây cũng là nguyên nhân bị trĩ thường gặp, nhất là giới trẻ hiện nay.

Nguyên nhân bị trĩ do thói quen sinh hoạt

Nguyên nhân bị trĩ do thói quen sinh hoạt

Chính vì thế, khi phải học tập – làm việc ngồi yên một chỗ hoặc thường xuyên ít hoạt động thì nên dành 5 – 10 phút nghỉ giải lao, vận động nhẹ nhàng. Thói quen khoa học này sẽ giúp cơ thể thư giãn, tinh thần thoải mái và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh trĩ nội, trĩ ngoại.

Áp lực ở khoang bụng

Đối với trường hợp những người mắc các bệnh lý viêm phế quản mãn tính, giãn phế quản, suy thận, suy tim,… sẽ có áp lực trong khoang bụng cao hơn người bình thường đã tác động tiêu cực lên tĩnh mạch trĩ ở hậu môn khiến người bệnh dễ bị bệnh trĩ. Ngoài ra nếu có các khối u ở khu vực hậu môn – trực tràng cũng sẽ làm cản trở sự lưu thông máu gây áp lực lớn hơn trên khu vực này, dẫn đến bệnh trĩ nghiêm trọng hơn.

Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ có tự khỏi không?

Rối loạn nhu động ruột

Rối loạn nhu động ruột khiến quá trình vận chuyển và tiêu hóa thức ăn và đẩy chất thải ra khỏi cơ thể bị rối loạn, cũng là nguyên nhân gây chứng chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính… Người bệnh khi bị rối loạn nhu động ruột cũng sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh trĩ.

Thừa cân béo phì

Tình trạng thừa cân, béo phì cũng có thể là nguyên nhân bị trĩ, do tác động từ trọng lượng cơ thể sẽ tạo áp lực đối với khu vực vùng chậu và hậu môn. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân có hiện tượng sưng tấy ở hậu môn hoặc trực tràng vì ít vận động, kèm theo trọng lượng cơ thể quá lớn gây ra.

Nguyên nhân bệnh trĩ do thừa cân béo phì

Nguyên nhân bệnh trĩ do thừa cân béo phì

Hội chứng ruột kích thích

Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thường có triệu chứng như xuất hiện cơn đau quặn bụng và cảm giác mắc đi đại tiện thường xuyên, đi ra phân lỏng, đau rát hậu môn. Điều này làm tăng nguy cơ giãn nở tĩnh mạch ở hậu là, có thể là nguyên nhân bị trĩ.

Tìm hiểu thêm: Hẹp hậu môn sau mổ trĩ: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa

Tìm hiểu biện pháp phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả

Uống nhiều nước, bổ sung lại lượng chất lỏng cần thiết cho cơ thể, ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày giúp ngăn ngừa táo bón vừa giúp hoạt động trao đổi chất, nhu động ruột được thuận lợi

Thêm các thực phẩm chứa nhiều chất xơ vào thực đơn, vừa giúp phòng ngừa táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ vừa giúp thanh lọc cho cơ thể.

Hạn chế việc đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu dẫn đến gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng

Không rặn quá mạnh hoặc ngồi quá lâu khi đi đại tiện.

Có thêm tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc nhuận tràng giúp làm mềm phân và hỗ trợ việc đại tiện dễ dàng hơn.

Trong trường hợp đã áp dụng những biện pháp trên nhưng tình trạng táo bón và trĩ nặng hơn thì người bệnh nên đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và có cách điều trị phù hợp nhất, tránh biến chứng của trĩ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hy vọng bài viết “Tìm hiểu nguyên nhân bị trĩ và biện pháp phòng tránh hiệu quả” ở trên đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc quan tâm, nếu còn băn khoăn cần được tư vấn hãy gọi ngay số: Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp khung chat: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ.

Tìm hiểu thêm: Bệnh rò hậu môn: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị