Mục Lục
Rong kinh là một trong những triệu chứng rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở nữ giới. Chính vì thế, chị em hãy cùng bài viết sau tìm hiểu nguyên nhân bị rong kinh cũng như cách điều trị hiệu quả để có thể bảo vệ sức khỏe và chức năng sinh sản của bản thân nhé.

Tìm hiểu hiện tượng rong kinh
Rong kinh là thuật ngữ trong y học dùng để chỉ định những trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt với lượng máu kinh ra nhiều hoặc kéo dài bất thường trên một tuần (hơn 7 ngày kể từ khi xuất hiện máu kinh). Máu kinh xuất ra có thể nhiều hoặc ít tùy thuộc vào thể trạng của mỗi phụ nữ. Tình trạng bất thường này có thể đi kèm với những cơn đau bụng kinh dữ dội, liên tục ở phần bụng dưới khiến chị em cảm thấy đau đớn, mệt mỏi và khó chịu.

Rong kinh
Khác với chu kỳ kinh nguyệt bình thường, những người bị rong kinh thường sẽ có kinh nguyệt sẽ không đều, máu kinh ra quá ít hoặc quá nhiều, đôi khi chỉ ra rất ít nhưng kéo dài dai dẳng. Khiến lượng máu bị mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ, ngoài ra còn có một số trường hợp rong kinh kéo dài cả tháng.
Nguyên nhân bị rong kinh
Tình trạng rong kinh rong huyết do nhiều nguyên nhân dẫn đến, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Vì vậy tìm hiểu nguyên nhân bị rong kinh là điều cần thiết, bao gồm như những trường hợp phụ nữ bị:
Mất cân bằng nội tiết tố
Hormone Estrogen và Progesterone có tác động đến chu kỳ kinh nguyệt bình thường của nữ giới. Nhưng nếu hai loại hormone Estrogen và Progesterone này bị suy giảm, mất cân bằng trong kỳ kinh nguyệt sẽ làm lớp niêm mạc tử cung dày lên sau đó bong tróc ra, tổn thương nhiều hơn mức bình thường sẽ dẫn đến tình trạng ra máu kinh nhiều hơn, nguyên nhân bị rong kinh có máu đen sẫm.

Nguyên nhân bị rong kinh
Một số tình trạng và bệnh lý có thể dẫn đến suy giảm, mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể như:
- Béo phì
- Kháng Insulin
- Các vấn đề tuyến giáp
- Hội chứng buồng trứng đa nang
Bên cạnh đó, phụ nữ bước vào tuổi dậy thì hoặc khi sau sinh sẽ làm nội tiết tố thay đổi cũng khiến chị em gặp phải tình trạng rong kinh tuổi dậy thì hoặc rong kinh sau sinh. Tuy vậy không cần quá lo lắng vì đây chỉ là hiện tượng sinh lý thông thường và có thể điều chỉnh lại ổn định theo thời gian.
Suy giảm mạnh chức năng buồng trứng
Khi buồng trứng suy giảm chức năng, không thực hiện chức năng phóng thích trứng (rụng trứng) thông thường để bước vào chu kỳ kinh nguyệt thì đồng thời cơ thể cũng sẽ không sản xuất hormone progesterone. Điều này dẫn đến mất cân bằng nội tiết hormone và dẫn đến tình trạng rong kinh. Tình trạng suy giảm chức năng buồng trứng chủ yếu do nguyên nhân về tuổi tác khi sắp chuyển qua giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh hoặc do các bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến buồng trứng.
Khối u xơ, polyp trong tử cung
Nếu trong tử cung của chị em có các khối u xơ lành tính trong thời gian mang thai – sinh nở, các polyp xuất hiện trên thành niêm mạc tử cung hoặc dị tật ở tử cung cũng gây ra tình trạng chảy máu kinh kéo dài (nguyên nhân bị rong kinh). Ngoài ra, những khối u xơ, polyp, dị tật trong tử cung cũng gây ra các triệu chứng khác như đau bụng kinh, mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể,….

Nguyên nhân bị rong kinh do khối Polyp trong tử cung
Tiềm ẩn nguy cơ tế bào ung thư trong tử cung
Các nguy cơ tiềm ẩn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở cơ quan sinh sản bao gồm: tăng sản nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung,… Khi các bệnh lý này hình thành sẽ tác động trực tiếp đến chức năng sinh sản của phụ nữ, dẫn đến chứng rong kinh, khiến kinh nguyệt kéo dài.
Viêm nhiễm, nhiễm trùng
Các loại viêm nhiễm, nhiễm trùng do các bệnh lây qua đường tình dục (STIs) cũng có thể là nguyên nhân bị rong kinh, gồm các tác nhân gây bệnh như trùng roi Trichomonas, Chlamydia, khuẩn lậu cầu neisseria gonorrhoeae,… lây nhiễm.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc gây nên tác dụng phụ không mong muốn ở người bệnh, có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, là nguyên nhân bị rong kinh rong huyết như:
- Thuốc chống đông máu
- Sử dụng thuốc bổ sung hormone Estrogen và Progestin
- Thuốc điều trị ung thư
- Thuốc tránh thai và thuốc tiêm
- Các loại que cấy hoặc vòng tránh thai cũng là nguyên nhân bị rong kinh do bên trong thành phần thuốc có chứa hormone Progesterone, làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn cản quá trình rụng trứng.

Nguyên nhân bị rong kinh do tác dụng phụ của thuốc
Do bệnh lý khác
Một vài trường hợp bệnh lý sau cũng gây ra rối loạn kinh nguyệt, là nguyên nhân bị rong kinh bao gồm: bệnh Von Willebrand, bệnh gan – thận, bệnh viêm vùng chậu, bệnh bạch cầu hoặc rối loạn tiểu cầu,… Ngoài ra tình trạng các tổn thương và sẹo tử cung do phá thai hoặc mổ lấy thai nhiều lần cũng có thể là một trong những nguyên nhân bị rong kinh, có thể gây chảy máu bất thường.
Cần chú ý các biến chứng trong thai kỳ như sảy thai, thai ngoài tử cung,… cũng gây ra tình trạng chảy máu âm đạo khiến chị em phụ nữ nhầm tưởng chỉ là do nguyên nhân bị rong kinh. Những trường hợp này nếu đang mang thai và xuất hiện các cơn đau quặn dữ dội bất thường thì cần khẩn trương, nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để chữa trị kịp thời, tránh gây biến chứng sức khỏe và tính mạng thai phụ.
Xem thêm bài viết : Viêm âm đạo do nấm – Nữ giới tuyệt đối không được chủ quan
Biến chứng bởi hiện tượng rong kinh
Nếu tình trạng rong kinh kéo dài, chậm trễ điều trị sẽ có thể khiến chị em phụ nữ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như:
Thiếu máu: do lượng máu kinh xuất ra nhiều dẫn tới hồng cầu suy giảm, thiếu oxy đến các mô dẫn đến chứng khó thở, xanh xao, suy nhược cơ thể và thường xuyên mệt mỏi
Các cơn đau bụng: rong kinh kéo dài làm tình trạng đau bụng dữ dội kéo dài theo khiến chị em không tập trung học tập – làm việc được, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
Nguy cơ viêm nhiễm tăng cao: Máu kinh bị ứ đọng trong tử cung và vùng kín, tạo điều kiện thuận lợi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, nấm xâm nhập ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ quan sinh sản.
Cách điều trị hiệu quả hiện tượng rong kinh
Trước hết chị em phụ nữ cần đến bác sĩ thăm khám kiểm tra để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, sau đó tìm ra loại thuốc chữa trị phù hợp. Một số loại thuốc hoặc dụng cụ làm giảm triệu chứng rong kinh như:
Thuốc sắt: cung cấp sắt trong máu để vận chuyển oxy đối với người bệnh có nguy cơ thiếu máu
Ibuprofen: giảm tình trạng đau bụng kinh và lượng máu kinh ở một số phụ nữ rối loạn kinh nguyệt
Thuốc tránh thai: bổ sung nội tiết tố cũng giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn và giảm lượng máu kinh
Bổ sung hormone: cân bằng nồng độ Estrogen và Progesterone đối với trường hợp bị rong kinh liên quan đến chứng tiền mãn kinh
Thuốc đối kháng hormone giải phóng gonadotropin (GnRH): nhằm kiểm soát rong kinh do u xơ tử cung
Thuốc xịt Desmopressin: giúp cầm máu do bệnh Von Willebrand gây ra
Nếu chị em phụ nữ có tình trạng rong kinh xuất hiện và ngày càng trầm trọng hơn thì nên sắp xếp để sớm đi thăm khám kiểm tra tại cơ sở y tế nhiều chuyên môn như Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và có cách điều trị phù hợp nhất, tránh biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Hy vọng bài viết “Nguyên nhân bị rong kinh và cách điều trị hiệu quả” ở trên đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc quan tâm, nếu còn băn khoăn nguyên nhân bị rong kinh cần được tư vấn hãy gọi ngay số: Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp ô chat sau >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ.