Chị em phụ nữ thường sử dụng thuốc tránh thai như một biện pháp để ngăn chặn tình trạng mang thai ngoài ý muốn. Khi nào muốn khôi phục khả năng thụ tinh và mang thai thì chỉ cần ngừng sử dụng thuốc. Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc được nhiều chị em quan tâm “Ngừng thuốc tránh thai bao lâu thì trứng rụng?”.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai là loại thuốc được sử dụng đều đặn hàng ngày để ngăn chặn quá trình thụ tinh và phát triển của phôi thai. Thuốc tránh thai hàng ngày thường chứa hormone nội tiết estrogen và progesterone hoặc chỉ chứa hormone progesterone duy nhất, vì vậy mà thuốc tránh thai này được phân thành hai dạng chính:

Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai

icon Thuốc tránh thai kết hợp: Đây là loại thuốc chứa cả hai hormone estrogen và progesterone. Phụ nữ cần uống thuốc đều đặn hàng ngày vào cùng một thời điểm. Một vỉ thuốc sử dụng trong khoảng chu kỳ 28 ngày. Đối với vỉ 21 viên thì sau khi sử dụng hết vỉ, chị em cần nghỉ 7 ngày không uống thuốc, mục đích là để quá trình hành kinh diễn ra. Đối với vỉ 28 viên thì trong đó có 7 viên giả dược (chỉ chứa đường hoặc chất sắt bổ sung cho cơ thể), chị em chỉ cần sử dụng liên tục mà không cần ghi nhớ khoảng nghỉ 7 ngày trên.

icon Thuốc tránh thai chỉ chứa progesterone: Loại thuốc này chỉ chứa duy nhất hormone nội tiết progesterone mà không có estrogen. Đối với loại thuốc tránh thai chỉ chứa progesterone này, chị em chỉ cần uống thuốc đều đặn hàng ngày vào cùng một thời điểm mà không cần khoảng thời gian nghỉ như thuốc kết hợp. Loại thuốc này thường được khuyến nghị sử dụng cho phụ nữ sau sinh và đang cho con bú.

Có thể bạn quan tâm: Thuốc tránh thai cho nam có thực sự hiệu quả không?

Khi nào nên ngừng sử dụng thuốc tránh thai?

– Nếu chị em phụ nữ và bạn tình quyết định có con thì có thể ngừng sử dụng thuốc tránh thai để khôi phục khả năng thụ tinh và mang thai.

– Nếu chị em muốn chuyển sang sử dụng phương pháp ngăn ngừa thai kỳ khác, chị em có thể ngừng sử dụng thuốc tránh thai và trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng những biện pháp phù hợp khác.

Khi nào nên ngừng sử dụng thuốc tránh thai?

Khi nào nên ngừng sử dụng thuốc tránh thai?

– Nếu chị em gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn từ việc sử dụng thuốc tránh thai như đau tức vùng ngực, chảy máu âm đạo bất thường, tăng cân đột ngột, rụng tóc, mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt hoặc tâm trạng thay đổi thất thường,… thì nên trao đổi với bác sĩ về việc ngừng sử dụng thuốc và thay thế bằng biện pháp ngừa thai khác.

– Nếu chị em có bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào như các vấn đề về gan, thận, tim mạch hoặc tiểu đường,… nên ngừng sử dụng thuốc tránh thai để tránh tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Các chị em khi muốn dừng sử dụng thuốc tránh thai thì nên trao đổi cụ thể với các bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ cần thiết. Không nên tự ý ngưng sử dụng có thể khiến nồng độ hormone nội tiết trong cơ thể đột ngột và làm gia tăng các tác dụng phụ không mong muốn.

Giải đáp: Ngừng thuốc tránh thai bao lâu thì trứng rụng?

Hiện tượng trứng rụng là một quá trình tự nhiên trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, trong đó một trứng từ buồng trứng sẽ được giải phóng và đi vào ống dẫn trứng để chờ được thụ tinh (trứng gặp tinh trùng). Tuy nhiên, khi chị em sử dụng thuốc tránh thai thì hiện tượng trứng rụng hàng tháng sẽ bị ức chế nhằm ngăn cản quá trình thụ tinh và mang thai xảy ra.

Ngừng thuốc tránh thai bao lâu thì trứng rụng?

Ngừng thuốc tránh thai bao lâu thì trứng rụng?

Khi chị em phụ nữ ngừng sử dụng thuốc tránh thai, cơ thể cần một thời gian để hồi phục và điều chỉnh lại chu kỳ tự nhiên của mình. Thời gian này có thể khác nhau đối với từng người và cũng phụ thuộc vào loại thuốc tránh thai đã sử dụng trước đó.

 Nếu chị em sử dụng thuốc tránh thai kết hợp (chứa hai hormone estrogen và progesterone), việc ngừng sử dụng thuốc sẽ làm tăng mức estrogen và progesterone trong cơ thể. Sau khi mức hormone này tăng lên, buồng trứng có thể bắt đầu phát triển và hiện tượng rụng trứng có thể xảy ra trong khoảng thời gian từ 1-3 tháng sau khi ngừng sử dụng thuốc tránh thai.

Nếu chị em sử dụng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin, loại thuốc này không ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng hàng tháng mà nó chỉ tác động đến lớp niêm mạc tử cung, từ đó khiến phôi thai không thể bám vào tử cung để phát triển tiếp. Bên cạnh đó, việc ngừng sử dụng thuốc sẽ dẫn đến mức progesterone giảm trong cơ thể. Điều này có thể gây kích thích cho quá trình trứng rụng diễn ra sớm hơn, thậm chí trong vài tuần sau khi chị em ngừng sử dụng thuốc.

Tuy nhiên, chị em cần lưu ý rằng việc trứng rụng xảy ra không đảm bảo rằng khả năng thụ tinh và mang thai sẽ xảy ra ngay lập tức. Chính vì vậy, nếu muốn tăng khả năng mang thai thì chị em cần tìm hiểu hiểu rõ hơn về chu kỳ kinh nguyệt của bản thân và thời điểm thích hợp quá trình thụ tinh xảy ra khi quan hệ tình dục.

Có thể bạn quan tâm: Ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày bị ra máu có sao không?

Một số phương pháp nhận biết ngày rụng trứng

Nhận biết ngày rụng trứng bằng cách theo dõi chu kỳ kinh

Nhận biết ngày rụng trứng bằng cách theo dõi chu kỳ kinh

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt: Chị em có thể ghi chép và theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bản thân. Chu kỳ trung bình của một phụ nữ là khoảng 28 ngày, nhưng có thể dao động từ 21 đến 35 ngày. Ngày rụng trứng thường xảy ra khoảng giữa chu kỳ, tức là khoảng 14 ngày trước ngày kỳ kinh tiếp theo bắt đầu. Vì vậy, nếu chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày thì ngày rụng trứng có thể xảy ra vào ngày thứ 14.

Theo dõi các biểu hiện bên ngoài: Trong thời gian xung quanh ngày rụng trứng, nhiều chị em có thể cảm thấy một số biểu hiện bên ngoài cơ thể. Một số phụ nữ sẽ cảm nhận cơn đau nhức đột ngột hoặc âm ỉ ở vùng bụng dưới, thay đổi hoặc căng tức vùng ngực, tăng cảm giác ở vùng chậu và tình trạng gia tăng tiết chất nhầy từ cổ tử cung qua đường âm đạo (dịch nhầy cổ tử cung có thể trở nên trắng đục hơn, dẻo dai và bám dính). Đây là những biểu hiện cá nhân và không phải phụ nữ nào cũng có thể xuất hiện để nhận biết.

Sử dụng que thử rụng trứng: Dụng cụ dự đoán rụng trứng như que thử rụng trứng đo nồng độ hormone LH (hormone kích thích hormone luteinizing – luteinizing hormone) trong nước tiểu. Khi nồng độ hormone LH này tăng cao, điều đó cho biết rằng hiện tượng rụng trứng sắp xảy ra. Ngoài ra, theo dõi chất nhầy cổ tử cung cũng có thể giúp chị em nhận biết những thay đổi trong tính chất và lượng nhầy khi chu kỳ rụng trứng sắp xảy ra.

Lưu ý rằng các phương pháp trên chỉ là dự đoán và không đảm bảo 100% chính xác. Nếu phụ nữ muốn xác định chính xác ngày rụng trứng thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc sử dụng các phương pháp chẩn đoán y tế chuyên sâu như siêu âm hoặc theo dõi biểu đồ hormone nội tiết.

Để có nắm được thông tin và cách sử dụng thuốc tránh thai an toàn, hiệu quả thì chị em phụ nữ có thể đến thăm khám, tư vấn ngay tại Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị. Đây là trung tâm sản phụ chuyên khoa uy tín tại khu vực thành phố Đà Nẵng với các bác sĩ nhiều kinh nghiệm sẽ tư vấn cũng như hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách, từ đó mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc ngăn chặn thai kỳ.

Mong rằng bài viết ở trên từ các chuyên gia “Ngừng thuốc tránh thai bao lâu thì trứng rụng? [Giải đáp]” đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc và chị em đang quan tâm. Nếu còn băn khoăn khác hoặc cần hỗ trợ thì hãy liên hệ nhanh đến số đường dây nóng sau đây: Hotline: 039 957 5631, số (Zalo: 039 666 2154) hoặc cũng có thể liên hệ qua khung chat này: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<, chuyên viên y tế tại Đa Khoa sẽ hỗ trợ và sắp xếp lịch tư vấn – thăm khám nhanh nhất cho bạn.

Có thể bạn quan tâm: Ngưng thuốc tránh thai hàng ngày bao lâu có kinh