Phụ nữ khi mang thai thường thắc mắc và quan tâm đến nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề ăn uống để đảm bảo cho sức khỏe bản thân cũng như thai nhi, đặc biệt là các chị em trẻ tuổi hoặc lần đầu thai kỳ. Trên thực tế điều này có xảy ra hay không sẽ được các bác sĩ tại Đa Khoa Hữu Nghị giải đáp cụ thể qua chuyên mục “Mẹ bầu uống cà phê sữa được không?”, bạn đọc cũng như các chị em quan tâm hãy cùng theo dõi bài viết này nhé.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Mẹ bầu uống cà phê sữa được không?

Cà phê bao gồm cà phê đen hay cà phê sữa từ lâu đã trở thành một thức uống quen thuộc đối với nhiều người, nó chứa nhiều thành phần hữu ích gồm carbohydrate, protein, lipid, caffein, axit hữu cơ, chất thơm (tạo ra mùi thơm cà phê) cùng một vài khoáng chất thiết yếu và có hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao như vitamin B2 (riboflavin), vitamin B1 (thiamine), vitamin B3 (niacin), folate, mangan, kali, magiê, phốt pho,…

Các hợp chất cơ bản được tìm thấy trên đây xuất hiện trong mọi giống cà phê bày bán trên thị trường, nhưng sự biến đổi của thành phần hóa học trong cà phê có thể thay đổi tùy theo loại giống cà phê và điều kiện canh tác thổ nhưỡng.

Mẹ bầu uống cà phê sữa được không?

Mẹ bầu uống cà phê sữa được không?

Tuy vậy, thành phần đáng chú ý bên trong cà phê chính là hợp chất caffeine (còn được biết đến với tên gọi trimethylxanthine) là một hợp chất kiềm có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng cường sự tỉnh táo, được đặc trưng bởi vị đắng. Tỷ lệ caffeine trong mỗi hạt cà phê có thể thay đổi từ 0,6% đến 4%, tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều thì cơ thể buộc phải hấp thụ chất caffeine này, từ đó gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực, nhất là những trường hợp phụ nữ đang mang thai.

Chính vì vậy mà đối với câu hỏi “Mẹ bầu uống cà phê sữa được không?”, các chuyên gia giải đáp cụ thể như sau:

– Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ vẫn có thể uống cà phê (bao gồm cà phê đen và cà phê sữa), tuy nhiên cần duy trì ở mức độ hợp lý và tuân thủ theo các khuyến nghị của bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Điều này đã được chứng minh ở các nghiên cứu tại Mỹ, cho thấy việc sử dụng cà phê ở mức khoảng 355ml cà phê (tương đương 1,5 tách với khoảng 200 milligram caffeine/ngày) sẽ không gây tác động xấu đến sức khỏe của cả mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

– Tuy nhiên thai phụ cần chú ý rằng mỗi loại cà phê sẽ chứa lượng caffeine khác nhau. Vì vậy, trước khi sử dụng thì chị em nên kiểm tra toàn bộ thông tin trên bao bì để xác định liều lượng thích hợp. Hơn nữa, caffeine cũng xuất hiện trong một số loại đồ uống khác như trà, nước có gas hoặc chocolate,… Do đó, phụ nữ mang thai cũng cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng các loại sản phẩm này.

– Đối với những trường hợp phụ nữ mang thai có niềm đam mê yêu thích mãnh liệt với cà phê thì cũng không cần thiết phải kiêng kỵ quá mức, chị em có thể điều chỉnh mức độ tiêu thụ cafe phù hợp trong thời kỳ mang thai hoặc cũng có thể tham khảo ý kiến từ các bác sĩ để sử dụng lượng cà phê phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe của bản thân.

Tác động của cà phê đến thai nhi

Gây lo âu và căng thẳng

Thành phần caffeine trong cà phê – một hợp chất có khả năng gây kích thích mạnh lên hệ thần kinh ở người. Mặc dù caffeine cũng đem lại một số lợi ích tích cực như thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường hoạt động sản xuất năng lượng và kích thích hệ thần kinh trung ương hoạt động tốt hơn,… nhưng sự tiêu thụ quá mức có thể gây phản tác dụng, từ đó dẫn đến tình trạng lo lắng, căng thẳng, bồn chồn và bất an khó chịu.

Vì vậy, nếu như phụ nữ đang mang thai tiêu thụ lượng caffeine hơn mức 1.000mg/ngày sẽ dẫn tới các triệu chứng bất thường như gia tăng sự căng thẳng, hơi thở nhanh dần, cảm giác lo lắng và bất an liên tục. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý của phụ nữ, đồng thời tác động tiêu cực cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Tác động của cà phê đến thai nhi

Tác động của cà phê đến thai nhi

Làm mất ngủ, ảnh hưởng xấu đến thai kỳ

Hàm lượng caffeine trong cà phê quá cao có thể dẫn đến tình trạng khó ngủ, dễ bị giật mình khi đang ngủ hoặc thậm chí gây ra tình trạng thức trắng suốt đêm. Nếu hiện trạng này kéo dài, nó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ – thời điểm nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

Nguy cơ sảy thai và sinh non 

Caffeine có khả năng tạo ra tác động tương tự như adrenaline (một loại hormone tác động lên hệ thần kinh), gây tình trạng căng thẳng cho cơ thể. Đặc biệt, với phụ nữ mang thai, nó có thể tác động đến việc cung cấp máu cho thai nhi, gây ra tình trạng thiếu máu và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ bị sảy thai hoặc sinh non. Nếu phụ nữ mang thai tiêu thụ hơn 200mg caffeine từ cà phê mỗi ngày, nguy cơ sảy thai và sinh non sẽ tăng gấp đôi so với phụ nữ không tiêu thụ caffeine.

Làm chán ăn, suy nhược cơ thể

Chất caffeine có thể kích thích hoạt động của ruột, hỗ trợ quá trình nhuận trạng, đặc biệt làm giảm tình trạng táo bón ở giai đoạn thai kỳ, nhưng nếu chị em tiêu thụ một lượng lớn caffeine trong thời gian ngắn có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, khiến người tiêu thụ gặp vấn đề tiêu chảy và cảm giác khó chịu tại hậu môn.

Thêm vào đó, caffeine cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất sắt và kẽm trong cơ thể. Dẫn đến tình trạng thiếu sắt hoặc kẽm, điều này có thể gây ra tình trạng chán ăn hoặc suy nhược cơ thể ở thai phụ. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất mà làm giảm nguồn cung dưỡng chất cần thiết cho thai nhi.

Huyết áp tăng gây nguy hiểm cho thai kỳ

Caffeine trong các loại cà phê cũng có thể gây làm cho huyết áp tăng lên, ảnh hưởng đến nhịp tim và làm người sử dụng dễ bị căng thẳng, lo lắng và hồi hộp. Do đó, trong giai đoạn mang thai, phụ nữ phải đối mặt với nhiều áp lực và sự thay đổi gia tăng của hormone nội tiết trong cơ thể. Việc tiêu thụ nhiều cà phê trong thời gian này có thể dẫn đến các tình huống nguy hiểm hơn, ảnh hưởng đến cả sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi bên trong.

Gây mất nước dẫn đến biến chứng thai kỳ

Tiêu thụ quá nhiều cà phê có thể khiến cơ thể dễ bị mất nước hơn bình thường do caffeine tác động lên vùng bàng quang khiến chị em thường mắc và đi tiểu liên tục, đặc biệt là vào ban đêm. 

Nếu không kịp thời bổ sung thêm lượng nước đã mất, cơ thể bị mất nước nghiêm trọng và gây cảm giác mệt mỏi, tiểu rát cũng như tăng nguy cơ viêm nhiễm ở đường tiết niệu. Thậm chí nó còn kéo thêm một số biến chứng thai kỳ nguy hiểm như thai nhi bị dị tật, thiếu nước ối hoặc khó khăn trong quá trình chuyển dạ sinh nở.

Thai nhi bị dị tật

Các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thai nhi mắc bệnh bạch cầu bẩm sinh khi người mẹ tiêu thụ nhiều caffeine. Hơn nữa, lượng caffeine vượt quá mức quy định còn dẫn đến tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như sắt và protein, gây ảnh hưởng nguồn cung thiết yếu cho thai nhi. Điều này có thể dẫn đến tình trạng phát triển chậm và các vấn đề dị tật ở trẻ sơ sinh như trí tuệ phát triển chậm, tay chân ngắn, chậm nói, nguy cơ béo phì hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Cách uống cà phê không ảnh hưởng đến thai nhi

Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và tránh ảnh hưởng đến thai nhi, chị em nên quản lý liều lượng khi tiêu thụ cà phê. Các nghiên cứu ở nhiều nước đã chỉ ra rằng ngưỡng an toàn về lượng caffeine mà phụ nữ mang thai có thể tiêu thụ mỗi ngày là từ 200mg caffeine/ngày trở xuống. Điều này có nghĩa rằng chị em có thể uống cà phê khi mang thai với khoảng 1-2 ly/ngày.

Tuy nhiên cần lựa chọn cà phê nguyên chất từ các thương hiệu đáng tin cậy và theo dõi thông số trên bao bì để đảm bảo không vượt quá ngưỡng cho phép.

Đồng thời chị em cũng có thể giảm dần lượng cafe nạp vào cơ thể bằng cách hạn chế uống cà phê đen đậm đặc mà hãy pha thêm với sữa, không chỉ để giảm độ đậm, ảnh hưởng tiêu cực mà còn bổ sung thêm năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Cách hạn chế thói quen uống cà phê của bà bầu?

Cách hạn chế thói quen uống cà phê của bà bầu?

Cách hạn chế thói quen uống cà phê của bà bầu?

– Nếu trong thời kỳ mang thai, chị em cảm thấy thèm hương vị của một tách cà phê sữa nóng vào buổi sáng thì có thể thay thế bằng một ly nước ấm hoặc sữa nóng. Điều này sẽ mang lại cảm giác dễ chịu và giúp chị em đạt được nguồn năng lượng tích cực vào buổi sáng.

– Nếu chị em sử dụng cà phê vì có mong muốn hưng phấn và làm tỉnh táo thì có thể thay thế bằng việc thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập yoga để cải thiện tuần hoàn máu. Điều này là một thói quen tốt cho cả sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi.

– Thay vì sử dụng cà phê, chị em cũng có thể thay thế bằng những loại nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn, chẳng hạn như ly nước ép từ rau củ và trái cây sẽ mang lại các giá trị dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai.

– Ngoài ra, chị em cũng có thể có thể thực hiện những sở thích khác lành mạnh hơn để quên đi thói quen uống cà phê khi mang thai, chẳng hạn như thưởng thức âm nhạc, xem phim, đọc sách, dạo chơi, trò chuyện với người thân và bạn bè,…

Để được chăm sóc và đảm bảo cho giai đoạn thai kỳ phát triển tốt hơn thì chị em có thể đến ngay địa chỉ uy tín như Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị Đà Nẵng để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn cụ thể, quá đó hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé.

Mong rằng bài viết “Mẹ bầu uống cà phê sữa được không?” đã tháo gỡ được phần nào các thắc mắc và lo lắng của chị em trong giai đoạn thai kỳ. Nếu cần thêm tư vấn hoặc hỗ trợ y tế khẩn cấp thì hãy gọi đến số đường dây nóng Hotline: 039 957 5631 ngay lập tức hoặc có thể nhắn ngay vào khung chat bên: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được nhân viên y khoa hỗ trợ miễn phí và lên lịch thăm khám điều trị sớm nhất.