Khi có tình trạng mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít ở nữ, nó không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu mà đây còn có thể là biểu hiện của những bệnh lý viêm nhiễm đường tiết niệu gây ra. Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này và biện pháp khắc phục hiệu quả nhất nhé.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tình trạng: Bị mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít ở nữ là gì?

Tình trạng mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít ở nữ (hay còn gọi là chứng tiểu rắt) là biểu hiện của sự rối loạn bất thường đường tiểu của người bệnh khi phải thường xuyên và liên tục đi tiểu, nhưng mỗi lần đi tiểu chỉ ra được một ít nước tiểu. 

Thậm chí nhiều người bệnh còn không thể kiểm soát được việc đi tiểu khiến cho bản thân thường hay bị tiểu són, tiểu ra quần. Tình trạng này không chỉ khiến cơ thể bị bứt rứt, khó chịu không yên mà còn ảnh hưởng lớn tới hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít ở nữ

Mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít ở nữ

Nguyên nhân gây ra tình trạng mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít ở nữ thường là do:

  • Tập thể dục hoặc vận động quá sức gây ảnh hưởng để các cơ quan của hệ bài tiết.
  • Quan hệ tình dục thô bạo, ảnh hưởng đến niệu đạo
  • Do đang mang thai, thai nhi phát triển trong tử cung nên khi tử cung lớn lên sẽ chèn ép bàng quang.
  • Do sử dụng thực phẩm, đồ uống hay các sản phẩm có tác dụng lợi tiểu.
  • Tác dụng phụ của một vài loại thuốc đặc trị như thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc giãn cơ,…
  • Có tâm lý như căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi liên tục, kéo dài có thể dẫn tới tình trạng dù uống ít nước làm mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít ở nữ.
  • Bệnh lý ở hệ tiết niệu, cơ quan sinh dục gây ra

Bị mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít ở nữ là biểu hiện của bệnh lý gì?

Một vài bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít ở nữ này bao gồm:

Viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo:

Khi vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây hại gây viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm bàng quang và viêm niệu đạo. Tình trạng viêm nhiễm này đa phần là do phụ nữ có thói quen vệ sinh cá nhân kém (vệ sinh không sạch sẽ, vệ sinh từ sau ra trước, không vệ sinh sau khi quan hệ,…), nhịn tiểu quá lâu hoặc có quan hệ tình dục không lành mạnh. Đặc biệt, những đối tượng phụ nữ đang mang thai hoặc bị đái tháo đường sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh rất cao

Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo là người bệnh sẽ tiểu buốt, đau gắt, nước tiểu có màu đục, mùi hôi nồng, thậm chí có lẫn máu hoặc dịch mủ và mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít ở nữ. Nếu tình trạng viêm nhiễm trở nặng, người bệnh có thể sẽ sốt cao, rét run, môi khô, đau rát khi tiểu tiện, đau quặn bụng dưới và vùng thắt lưng, buồn nôn và nôn mửa.

Suy giảm chức năng thận:

Thận là cơ quan nằm về phía lưng dưới của mỗi người, nó đóng vai trò quan trọng trong việc lọc máu và bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể. Các triệu chứng của bệnh suy giảm chức năng thận khi mới hình thành thường không rõ ràng, vì vậy mà rất nhiều trường hợp người bệnh không phát hiện sớm và điều trị bệnh đã dẫn đến việc điều trị ở giai đoạn muộn, xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Vì các triệu chứng sớm của bệnh rất khó để xác định, nên nếu có tình trạng sưng phù tay chân, khó thở, mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít ở nữ,… thì người bệnh cần nên thăm khám ngay, tránh để bệnh biến chứng thành bệnh suy thận mãn tính, thận ứ nước (với các triệu chứng như sụt cân, thiếu máu, co giật, phù nề chân, hôn mê,…) đe dọa đến tính mạng.

Sỏi đường tiết niệu:

Sỏi đường tiết niệu (hay sỏi niệu) là những viên sỏi được hình thành do sự kết tinh, lắng đọng tự nhiên của các tinh thể vô cơ trong nước tiểu, gây chỉ gây ra đau đớn mỗi khi sỏi cọ xát, rát, buốt khi tiểu tiện mà nó còn làm mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít ở nữ. Sỏi đường tiết niệu là bệnh có thể kéo dài trong suốt cuộc đời của người bệnh, vì vậy người bệnh phải được quan sát, theo dõi kỹ và có chế độ sinh hoạt hợp lý hơn để hạn chế việc tái phát hình thành sỏi.

Sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu

Nếu không phát hiện kịp thời và điều trị, sỏi có thể gây viêm ngược dòng lên thận dẫn đến chứng tiểu buốt, tiểu rắt, thậm chí là tiểu ra máu (nước tiểu có màu hồng). Kéo dài sẽ gây viêm thận, ứ mủ ở thận dẫn đến bệnh suy thận nguy hiểm.

Ung thư trực tràng, ung thư cổ tử cung

Ngoài ra nó cũng là biểu hiện của bệnh lý ung thư trực tràng, ung thư cổ tử cung. Khi những khối u, ung thư phát triển sẽ chèn ép lên bàng quang làm mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít ở nữ, thậm chí là người bệnh còn bị tiểu ra dịch mủ hoặc máu, đau vùng bụng dưới, sốt, mệt mỏi, chán ăn,…

Cách chẩn đoán bệnh mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít ở nữ

Để chẩn đoán các bác sĩ có thể sử dụng các biện pháp chẩn đoán để kiểm tra bàng quan có hoạt động ở trạng thái bình thường hay không, cụ thể như: xem xét tiền sử bệnh lý của người bệnh, sau đó yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và các xét nghiệm khác. Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân chụp X-quang để xem có tình trạng sỏi ở hệ tiết niệu hay không.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể cần làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu về niệu động học như: tiến hành đo áp lực bên trong bàng quang, lưu lượng nước tiểu và lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi tiểu tiện qua các kiểm tra tổng phân tích nước tiểu, ghi nhật ký số lần đi tiểu, đo lượng nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu, xét nghiệm niệu động học, tiến hành soi bàng quang, chụp bàng quang và siêu âm vùng chậu của bệnh nhân.

Xem thêm : Chi phí chữa viêm âm đạo hiệu quả tại Đà Nẵng

Biện pháp khắc phục tình trạng mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít ở nữ

Để khắc phục tình trạng mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít ở nữ này, chị em có thể áp dụng một số biện pháp như:

Hạn chế sử dụng các thực phẩm có cồn, có ga hoặc thực phẩm lợi tiểu gây kích thích bàng quang như trà, cà phê,…

Luyện tập bóng đái có thể trữ nước tiểu lâu hơn và tạo thói quen đi tiểu vào các khung giờ cố định trong ngày để giảm thiểu hiện tượng mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít ở nữ.

Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, không nên uống quá ít hay quá nhiều, không nên nhịn tiểu quá lâu.

Thay đổi thói quen vệ sinh vùng kín, quan hệ tình dục nhẹ nhàng hơn, không quan hệ quá lâu dẫn đến đau rát vùng kín.

Tiêm Botox vào vùng cơ bàng quang để giúp bàng quang được thư giãn và tăng khả năng giữ nước cũng như hạn chế được sự rò rỉ, giảm thiểu hiện tượng mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít ở nữ .

Nếu tình trạng tiểu đau rát, mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít ở nữ kéo dài trên 3 ngày thì chị em nên đi thăm khám, kiểm tra tại cơ sở y tế chuyên khoa Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị. Vì đây có thể là do bệnh lý gây ra, cần được bác sĩ chẩn đoán bệnh và có cách điều trị phù hợp để tránh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy cơ đe dọa đến tính mạng.

Hy vọng bài viết “Mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít ở nữ là biểu hiện của bệnh gì?” phía trên đã cung cấp nhiều thông tin cho bạn đọc và chị em phụ nữ quan tâm, nếu còn băn khoăn cần được tư vấn về chứng mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít ở nữ hãy gọi ngay số điện thoại: Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấp khung chat: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ ngay.