Trĩ là một bệnh lý thường gặp xảy ra ở khu vực hậu môn trực tràng, không những gây đau nhức, ngứa ngáy khó chịu hậu môn mà bệnh còn ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Việc điều trị bệnh trĩ có nhiều cách khác nhau, trong đó sử dụng lá bàng là một trong các bài thuốc hiệu quả được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Để giúp bạn đọc hiểu thêm cách chữa trị này, bài viết sẽ cung cấp những thông tin liên quan trong chuyên mục “Lá bàng chữa bệnh trĩ có hiệu quả không? 3 cách thực hiện”.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không?

Trĩ (bệnh lòi dom) là bệnh lý gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt, bệnh xảy ra khi các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn – trực tràng chịu áp lực lớn kéo dài dẫn tới biến dạng bất thường như sưng to, phồng rộp, tắc mạch,… từ đó hình thành một hoặc nhiều búi trĩ.

Khi những búi trĩ này xuất hiện, nó khiến người bệnh bị sưng đau, ngứa rát, nóng buốt hoặc chảy máu hậu môn khi đại tiện. Nếu để bệnh trĩ nghiêm trọng hơn, nó sẽ có thể dẫn đến chứng sa búi trĩ (búi trĩ sa tụt ra bên ngoài hậu môn) làm viêm nhiễm, sưng tấy, đau nhức và chảy nhiều máu ở khu vực hậu môn ngay cả khi người bệnh không đi đại tiện. Điều này gây cản trở lớn đến các hoạt động sinh hoạt học tập và làm việc của người bệnh.

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không?

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không?

Các yếu tố tác động dẫn đến bệnh trĩ là do tình trạng thừa cân béo phì, thói quen sinh hoạt không lành mạnh hoặc ít hoạt động, táo bón lâu năm, không ăn đủ chất xơ, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, cay nóng hoặc chế biến sẵn, ít uống nước, người lớn tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc mãn kinh, đứng hoặc ngồi liên tục, tâm trạng thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng hoặc stress,…

Cây bàng (Terminalia catappa) là loại cây thân gỗ được trồng phổ biến trong các khu vườn, công viên và khu dân cư ở Việt Nam. Những lá của cây bàng có hình thuôn dài với phần đầu lá hơi tròn, lá non thường có màu xanh, đôi khi màu đỏ đậm và có thể chuyển dần thành màu vàng khi già. Lá bàng có đặc tính là rụng nhiều vào mùa khô, chính vì vậy ta có thể bắt gặp hình ảnh cây bàng trơ trụi không có lá vào mùa thu.

Trong nền y học hiện đại, các nghiên cứu đã xác định bên trong lá bàng chứa nhiều thành phần hữu ích đối với việc điều trị bệnh trĩ, bao gồm:

Lá bàng trong y khoa

Lá bàng trong y khoa

Tanin: Lá cây bàng chứa nhiều tanin – một loại chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. Tanin giúp làm giảm viêm nhiễm, tái tạo và đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương ở da và niêm mạc mô mềm, chúng còn có thể giúp giảm ngứa, sưng đau và chảy máu trong nhiều trường hợp bệnh trĩ.

Flavonoid: Lá cây bàng cũng chứa các flavonoid như quercetin, kaempferol và catechin. Các hoạt chất flavonoid này có khả năng ngăn cản quá trình lão hóa và kháng khuẩn, qua đó giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác động từ vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

Saponin: Có tác động đến hệ thống thần kinh trung ương, giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng đau, viêm nhiễm khó chịu liên quan đến bệnh trĩ.

Acid ellagic: Lá cây bàng cũng chứa các acid ellagic – một hợp chất có tính kháng khuẩn và chống viêm. Nó có thể giúp làm giảm các triệu chứng viêm, sưng đau, ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình lành các tổn thương do búi trĩ gây ra.

Vitamin và khoáng chất: Lá cây bàng chứa một số lượng nhỏ vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin E, kali, canxi, magie và kẽm. Những chất này có vai trò quan trọng trong hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp làm dịu triệu chứng khó chịu ở hậu môn và nâng cao sức khỏe tổng quát.

Trong y học dân gian, lá bàng được sử dụng để điều trị vấn đề về dạ dày và tiêu chảy bởi khả năng chống viêm và ổn định đường tiêu hóa. Ngoài ra, lá cây bàng cũng được sử dụng để chữa trị các vết thương nhẹ và hỗ trợ quá trình lành các vết thương đồng thời giảm nguy cơ nhiễm trùng xảy ra. Chính vì vậy, lá bàng cũng được sử dụng như một nguyên liệu tự nhiên trong việc điều trị và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh trĩ gây ra.

Có thể bạn quan tâm: Làm sao để búi trĩ thụt vào hiệu quả và đơn giản nhất?

3 Cách sử dụng lá bàng chữa bệnh trĩ

Xông hơi hậu môn

Cách sử dụng lá bàng chữa bệnh trĩ - Xông hơi hậu môn

Cách sử dụng lá bàng chữa bệnh trĩ – Xông hơi hậu môn

Lá cây bàng có thể được sử dụng để làm xông hơi khu vực hậu môn nhằm giúp giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ. Đây là cách điều trị đơn giản, người bệnh có thể tự áp dụng thực hiện tại nhà giúp giảm tình trạng sưng đau và ngứa rát, đồng thời còn cải thiện khả năng lưu thông máu và thu nhỏ búi trĩ.

  • Chuẩn bị: Người bệnh thu thập một số lá cây bàng tươi và không bị hư hại (ít bị các loại sâu bọ ăn lá) đem đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất dính trên lá.
  • Đun sôi: Đem lá bàng đã được rửa sạch cho vào nồi và đun sôi với khoảng 2-3l nước, đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa đun thêm từ 5-8 phút rồi tắt bếp.
  • Sử dụng: Đổ nước lá bàng ra chậu lớn và thực hiện xông hơi khu vực viêm nhiễm, sưng đau ở hậu môn cho đến khi nước nguội. Dùng nước xông đã nguội này để ngâm rửa khu vực hậu môn và lau khô bằng khăn mềm. Kiên trì thực hiện mỗi ngày trước khi đi ngủ sẽ đạt được hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh trĩ.

Ngâm rửa hậu môn

Cách sử dụng lá bàng chữa bệnh trĩ - Ngâm rửa hậu môn

Cách sử dụng lá bàng chữa bệnh trĩ – Ngâm rửa hậu môn

Người bệnh cũng có thể sử dụng lá và vỏ cây bàng để ngâm rửa khu vực sưng đau và viêm nhiễm ở hậu môn, nhằm giúp làm sạch và làm dịu các triệu chứng khó chịu như đau nhức, ngứa rát,… đồng thời hạn chế nguy cơ viêm nhiễm lan rộng khi chảy máu do búi trĩ sưng to.

  • Chuẩn bị: Thu thập một số lá và vỏ cây bàng, sau đó đem cả hai nguyên liệu ngâm nước muối và rửa sạch lại với nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất bám vào.
  • Nấu nước: Vò nát lá bàng cùng với vỏ bàng đã rửa sạch cho vào trong một nồi nước (2-3l) và đun sôi, đến khi sôi vặn nhỏ lửa thêm 10 phút rồi tắt bếp. Điều này giúp chất hoạt chất trong lá và vỏ bàng thẩm thấu vào trong nước.
  • Sử dụng: Cho thêm ít muối tinh vào nồi nước, đợi đến khi nước nguội bớt thì đổ nước ra một xô lớn và tiến hành ngâm hậu môn trong 10-15 phút, sau đó vệ sinh sạch sẽ hậu môn và lau khô nhẹ nhàng bằng khăn sạch. Nên thực hiện cách dùng này 2-3 lần/ tuần để giảm triệu chứng sưng đau và thu nhỏ búi trĩ.

Uống nước trà từ lá bàng non

Người bệnh cũng có thể sử dụng nước trà từ lá bàng để uống trong việc điều trị bệnh trĩ nội, điều này có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa, làm mềm phân, hạn chế tình trạng táo bón xảy ra và thu nhỏ dần búi trĩ.

Cách sử dụng lá bàng chữa bệnh trĩ - Uống trà từ lá bàng non

Cách sử dụng lá bàng chữa bệnh trĩ – Uống trà từ lá bàng non

  • Chuẩn bị: Lấy 50-100gr lá bàng non ngâm nước muối và rửa sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn cùng tạp chất, sau đó đun với khoảng 500ml nước lọc.
  • Sử dụng: Uống nước trà nóng thu được từ lá bàng để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, người bệnh nên uống mỗi ngày để cải thiện triệu chứng khó chịu ở hậu môn, giảm táo bón và ngăn chặn búi trĩ phát triển nghiêm trọng hơn.

Tuy lá bàng mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe với tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn hiệu quả, nó cũng giúp làm triệu chứng đau nhức, sưng đỏ, đồng thời hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ,… nhưng người bệnh cần lưu ý rằng việc sử dụng lá bàng chữa bệnh trĩ chỉ có thể hỗ trợ quá trình điều trị chứ không thể chữa trị hoàn toàn nếu búi trĩ bị sa tụt ra ngoài hậu môn.

Đối với những trường hợp trĩ nghiêm trọng, người bệnh nên đến ngay các trung tâm y tế chuyên khoa bệnh lý hậu môn – trực tràng uy tín như: Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để thực hiện điều trị phù hợp và chuyên sâu hơn, qua đó hạn chế được nguy cơ biến chứng trở nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

Mong rằng bài viết “Lá bàng chữa bệnh trĩ có hiệu quả không? 3 cách thực hiện hiệu quả” này đã mang lại nhiều thông tin có ích liên quan đến việc điều trị bệnh trĩ cho bạn đọc tham khảo. 

Nếu còn vấn đề nào chưa hiểu hoặc cần sự trợ giúp y tế thì xin hãy liên hệ nhanh chóng đến số đường dây nóng sau: Hotline: 039 957 5631 hoặc chỉ cần nhắn tin vào khung chat: >>Tư Vấn Trực Tuyến<<; đội ngũ chuyên viên y tế trực ban tại đa khoa sẽ giải đáp và hỗ trợ lên lịch thăm khám điều trị cho bạn nếu cần thiết.

Có thể bạn quan tâm: Có nên đi cắt trĩ không? Khi nào cần cắt trĩ?